Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá sự hiệu quả của phân dơi đối với năng suất cây củ cải và cây cải xanh trên đất giồng cát của xã an quảng hữu, huyện trà cú, tỉnh trà vinh trong điều kiện nhà lưới (Trang 34)

Vị trí địa lý

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, 2013)

Hình 1.2 Bản đồ thể hiện vị trí xã An Quảng Hữu bên trong huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (tỷ lệ 1:10.000)

Xã An Quảng Hữu nằm về phía Tây Bắc của thị trấn Trà Cú cách thị trấn Trà cú khoảng 12km đường bộ và có vị trí như sau:

- Phía Đông giáp xã Tân Sơn huyện Trà Cú. - Phía Tây giáp sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng.

- Phía Nam giáp xã Lưu Nghiệp Anh huyện Trà Cú.

Toàn xã có 11 ấp: Chợ, Vàm, Leng, Ngã Ba, Sóc Tro Trên, Sóc Tro Dưới, Sóc Tro Giữa, Dầu Đôi, Búng Đôi, Phố và ấp Rẩy.

Địa hình

Với đặc thù của vùng ven biển địa hình xã có nhiều giồng cát, cao trình bình quân phổ biến là 0,4 m – 0,8 m, cao trình thấp ở kênh Vàm Buôn và kênh Bắc Trang.

Khí hậu

Xã An Quảng Hữu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt trong năm.

Nhiệt độ trung bình biến thiên từ 27 – 320C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4 – 5 dương lịch và thấp nhất là tháng 12 – 01 dương lịch.

Tổng lượng mưa trong năm đạt 1500 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa mưa thường đến muộn vào khoảng cuối tháng 5 dương lịch và kết thúc vào cuối tháng 11 dương lịch (Dự án xây dựng nông thôn mới xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, 2012).

Tài nguyên đất

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh (1994), xã An Quảng Hữu có 4 nhóm đất chính: đất giồng cát, đất triền giồng, đất phù sa và đất phèn nhẹ.

- Đất giồng cát: có 350 ha, chiếm 13,99% diện tích đất tự nhiên, có địa hình cao đặc trưng.

- Đất triền giồng: có 135 ha, chiếm 5,39% diện tích đất tự nhiên, đây là đất phù sa phát triển trên chân các giồng cát, phân bố dọc theo những giồng cát, tầng canh tác mõng (10 – 20 cm), hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình thấp, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém.

- Đất phù sa: có 1753,37 ha chiếm 70,08% diện tích đất tự nhiên, phần lớn đất này thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất phèn nhẹ: có 245,68 ha, chiếm 9,82% diện tích đất tự nhiên, phần lớn nhóm đất này nằm sâu trong nội đồng gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên nước

Nước mặt

Chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều biển Đông, trong ngày nước lên xuống 02 lần, mỗi tháng có 2 ngày triều cường sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch và 2 lần triều kém sau ngày 7 và 23 âm lịch. Hệ thống kênh rạch tự nhiên và kênh đào khá chằng chịt tạo

Nước ngầm

Nước ngầm trên địa bàn xã có trữ lượng dồi dào nhưng ở độ sâu khác nhau, chất lượng nước khác nhau. Nước ngầm khai thác từ giếng khơi sâu 3,00 m – 4,00 m thường có vị ngọt và có màu, các giếng khoan sâu 60,00 m – 80,00 m chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra nước ngọt còn được tích tụ một lượng đáng kể hàng năm do mưa trên những giồng cát và chân giồng chảy xuống và thấm dần. Đây là nguồn nước được sử dụng để canh tác hoa màu vào cuối mùa mưa (Dự án xây dựng nông thôn mới xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, 2012).

Một phần của tài liệu đánh giá sự hiệu quả của phân dơi đối với năng suất cây củ cải và cây cải xanh trên đất giồng cát của xã an quảng hữu, huyện trà cú, tỉnh trà vinh trong điều kiện nhà lưới (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)