Các kết quả được tính toán với các tham số thống kê cơ bản và phân tích một số chỉ tiêu có ý nghĩa bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA của phần mềm SPSS 20, so sánh giá trị trung bình bằng phương pháp Ducan.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sinh trưởng và phát triển ở cây củ cải trắng
3.1.1 Chiều cao cây
Hình 3.1: Ảnh chụp lúc cây được 14 ngày Hình 3.2: Ảnh chụp lúc cây được 35 ngày
Hình 3.3: Ảnh chụp lúc thu hoạch cây
Củ cải trắng được trồng trong điều kiện nhà lưới nên phát triển khá thuận lợi và ít sâu bệnh. Như trình bày ở bảng 3.1 chiều cao của cây củ cải trắng có sự gia tăng theo thời gian và đạt đến chiều cao trung bình lớn nhất là 31,03 cm khi cây được 35 ngày sau khi gieo hạt. Ngược lại, ở cùng thời điểm đó nghiệm thức không bón phân có trung bình chiều cao cây thấp nhất và bằng 14,57 cm.
Bảng 3.1: Chiều cao (cm) cây củ cải trắng ở các các nghiệm thức tại các thời điểm
Nghiệm thức Chiều cao cây lúc 14 ngày tuổi (cm)
Chiều cao cây lúc 35 ngày tuổi (cm)
Chiều cao cây lúc 60 ngày tuổi (cm)
Không bón phân 12,97b 14,57b 11,93c
Bón NPK 15,03a 28,37a 26,17b
Bón phân dơi 14,80a 31,03a 30,73a
Bón kết hợp 14,63a 27,80a 27,47ab
LSD 1,02 3,86 3,86
CV(%) 3,77 8,05 8,53
Ghi chú: -Trong cùng một cột các ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
-Trong cùng một cột các ký tự theo sau khác nhau thì có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Thời điểm cây được 14 ngày tuổi, chiều cao cây dao động từ 12,97 cm – 15,03 cm. Nghiệm thức bón phân dơi có chiều cao cây trung bình là 14,80cm cao hơn nghiệm thức bón phân kết hợp (14,63 cm) và thấp hơn nghiệm thức bón phân NPK (15,03 cm), nghiệm thức không bón phân có trung bình chiều cao cây thấp nhất (12,97 cm). Chiều cao cây có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân. Giữa các cặp nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5 %.
Phân NPK có thời gian phân hủy ngắn và tác dụng nhanh đối với cây trồng nên giúp cây tăng trưởng nhanh về chiều cao trong giai đoạn đầu. Khi cây được 5 tuần tuổi trở đi phân hữu cơ đã phân hủy tốt hơn và cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cây kể cả đa lượng lẫn vi lượng. Từ thời điểm này trở đi nghiệm thức bón phân dơi có giá trị trung bình cao hơn so với nghiệm thức bón NPK. Theo đó, trung bình chiều cao cây đạt giá trị lớn nhất ở nghiệm thức bón phân dơi (31,03 cm) kế đến là nghiệm thức bón NPK (28,37 cm), bón kết hợp phân dơi và NPK (27,80 cm) và thấp nhất là nghiệm thức không bón phân (14,57 cm). Thời điểm này, chỉ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân.
Sang thời điểm thu hoạch, chiều cao cây thấp lại và thay vào đó là gia tăng số lượng lá nhằm tăng khả năng hấp thu ánh sáng mặt trời để nuôi củ phát triển. Thời điểm này, chiều cao cây có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân; giữa nghiệm thức bón phân dơi với nghiệm thức bón NPK. Giữa các cặp nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trung bình chiều cao cây lớn nhất ở nghiệm thức bón phân dơi (30,73 cm) và thấp nhất là nghiệm thức không bón phân (11,93 cm). Nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và NPK (27,47 cm) có trung bình chiều cao cây lớn hơn so với trung bình chiều cao cây nghiệm thức bón NPK (26,17 cm).
0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 14 35 60 Ngày C h iề u c a o c â y ( cm ) Không bón phân Bón NPK Bón phân dơi Bón kết hợp
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện chiều cao (cm) cây củ cải trắng ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Nhìn chung, ở cả bốn nghiệm thức chiều cao cây tăng nhanh từ thời điểm cây 2 tuần tuổi đến thời điểm cây 5 tuần tuổi, sau đó giảm dần đến thời điểm thu hoạch. Giai đoạn từ lúc cây 2 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi là giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng mạnh nên tăng nhanh chiều cao đến mức gần như cực đại nhằm hấp thu tối đa năng lượng mặt trời để chuẩn bị cho việc hình thành củ sau này. Bước sang giai đoạn từ lúc cây được 5 tuần tuổi đến lúc thu hoạch, chiều cao cây có xu hướng tăng đến cực đại rồi giảm dần lại vì ở giai đoạn này cây bắt đầu tập trung dinh dưỡng cho việc gia tăng kích thước và khối lượng của củ.
Ở giai đoạn cây từ 2 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi, chiều cao cây tăng trưởng nhanh, các nghiệm thức có bón phân dơi tốc độ tăng chiều cao cây nhanh hơn so với tốc độ tăng của các nghiệm thức không bón phân và bón NPK. Bước sang giai đoạn cây từ 5 tuần tuổi đến lúc thu hoạch chiều cao cây bắt đầu có xu hướng giảm lại. Giữa hai thời điểm này, các nghiệm thức không bón phân và bón NPK có độ chênh lệch chiều cao lớn. Ngược lại, các nghiệm thức có bón phân dơi sự chênh lệch chiều cao cây giữa hai thời điểm không lớn. Qua đó cho thấy rằng phân dơi giúp cây tăng trưởng nhanh về chiều cao ở giai đoạn cây sinh trưởng và hạn chế được sự giảm đi của chiều cao cây khi cây bước vào giai đoạn phát triển và cho năng suất củ.
Phân dơi có hàm lượng các chất dinh dưỡng dạng hữu cơ cao 20 – 30% (Nguyễn Bảo Toàn và ctv, 2011), đặc biệt là hàm lượng lân hữu cơ rất cao, đây là nguyên tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm ở cây trồng. Ngoài ra, phân dơi còn có đặc điểm của các loại phân hữu cơ thông thường là rất đa dạng về thành phần dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân chính giúp cây duy trì được năng suất cao và ổn định hơn trong thời gian dài so với việc chỉ bón NPK.
3.1.2 Chiều dài lá
Cùng với sự gia tăng chiều cao cây theo thời gian thì chiều lá cũng có sự tăng lên. Ở thời điểm thu hoạch, các nghiệm thức có bón phân dơi có chiều dài lá lớn hơn so với các nghiệm thức không bón phân và chỉ bón NPK.
Bảng 3.2: Chiều dài (cm) lá cây củ cải trắng ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Nghiệm thức Chiều dài lá lúc 14 ngày tuổi (cm)
Chiều dài lá lúc 35 ngày tuổi (cm)
Chiều dài lá lúc 60 ngày tuổi (cm)
Không bón phân 4,90b 6,63b 4,77c
Bón NPK 6,07a 18,10a 13,83b
Bón phân dơi 5,87a 18,13a 15,97a
Bón kết hợp 5,80a 17,87a 15,87a
LSD 0,78 1,47 1,88
CV(%) 5,13 7,32 7,92
Ghi chú: -Trong cùng một cột các ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
-Trong cùng một cột các ký tự theo sau khác nhau thì có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Thời điểm lúc cây được 2 tuần tuổi, chiều dài lá cây tăng khá nhanh và giá trị trung bình lớn nhất ở nghiệm thức bón NPK (6,07 cm), kế đến là nghiệm thức bón phân dơi (5,87 cm) và nghiệm thức bón phân kết hợp (5,80 cm) sau cùng là nghiệm thức không bón phân (4,90 cm). Ở thời điểm này, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân. Giữa các cặp nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Phân NPK có hiệu quả khá nhanh đối với cây trồng nên khi bón vào đất sẽ cho tác dụng ngay, ngược lại phân dơi mặc dù được ủ trước đó nhưng tốc độ phân hủy của loại phân này khá chậm nên so với bón NPK thì vẫn mang lại hiệu quả thấp hơn.
Khi cây được 35 ngày trở đi chiều dài lá tiếp tục phát triển và tăng nhanh tuy nhiên giá trị trung bình lớn nhất là ở nghiệm thức bón phân dơi (18,13 cm) kế đến là nghiệm thức bón NPK (18,10 cm), bón phân kết hợp (17,87 cm), nghiệm thức không bón phân có giá trị trung bình thấp nhất (6,63 cm). Có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân. Giữa các cặp nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Thời điểm này, phân dơi bắt đầu phân hủy nhanh hơn và cho hiệu quả cao hơn so với bón NPK. Nghiệm thức bón kết hợp không cao hơn hai nghiệm thức bón phân còn lại nguyên nhân có thể do bón kết hợp hai loại phân này gây thừa các nguyên tố dinh dưỡng trong đất nên ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Ngoài ra nếu thừa phân kali trong đất sẽ gây ra đối kháng ion cây không thể hấp thu Na+ từ trong đất.
Thời điểm lúc thu hoạch, chiều dài lá cây có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân, giữa nghiệm thức bón phân dơi với nghiệm thức bón NPK, giữa nghiệm thức bón phân kết hợp với nghiệm thức bón NPK. Theo đó, chiều cao cây lớn nhất ở nghiệm thức bón phân dơi (15,97 cm) kế đến là nghiệm thức bón phân kết hợp (15,87 cm), nghiệm thức bón NPK (13,83 cm) và thấp nhất là nghiệm thức không bón phân (4,77 cm).
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 14 35 60 Ngày C h iề u d à i lá ( cm ) Không bón phân Bón NPK Bón phân dơi Bón k ết hợp
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện chiều dài (cm) lá cây củ cải trắng ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Cũng như chiều cao cây, chiều dài lá cây ở cả bốn nghiệm thức tăng nhanh trong giai đoạn cây được 2 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi sau đó giảm dần đến thời điểm thu hoạch. Giai đoạn từ lúc cây được 2 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi, là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh để đạt đến kích thướt trưởng thành. Việc gia tăng chiều dài lá giúp cây hấp thu được nhiều năng lượng mặt trời hơn chuẩn bị cho việc hình thành củ sau này. Sang giai đoạn từ lúc cây 5 tuần tuổi đến lúc thu hoạch chiều dài lá có xu hướng giảm xuống thay vào đó là sự gia tăng kích thước và khối lượng củ.
Giai đoạn cây từ 2 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi tốc độ gia tăng chiều dài lá ở các nghiệm thức có bón phân dơi nhanh hơn so với các nghiệm thức không bón phân dơi. Ngược lại, giai đoạn từ lúc cây 5 tuần tuổi đến lúc thu hoạch chiều dài lá có xu hướng giảm lại thì các nghiệm thức bón phân dơi lại giảm ít hơn so với các nghiệm thức không bón phân dơi. Như vậy, phân dơi cũng đã góp phần giúp cho cây duy trì ổn định chiều dài lá.
3.1.3 Chiều rộng lá
Chiều rộng lá cây có sự thay đổi theo thời gian và đạt giá trị trung bình lớn nhất là 6,67 cm khi cây được 5 tuần tuổi. Tại các thời điểm ghi nhận số liệu, chiều cao trung
Bảng 3.3: Chiều rộng (cm) của lá cây củ cải trắng ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Nghiệm thức Chiều rộng lá lúc 14 ngày tuổi (cm) Chiều rộng lá lúc 35 ngày tuổi (cm) Chiều rộng lá lúc 60 ngày tuổi (cm) Không bón 2,37b 3,30b 2,43c
Bón vô cơ 2,57a 6,67a 4,87b
Bón phân dơi 2,57a 6,67a 6,53a
Bón kết hợp 2,53a 6,57a 5,60ab
LSD 0,38 0,31 1,12
CV(%) 8,06 8,86 12,26
Ghi chú: -Trong cùng một cột các ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
-Trong cùng một cột các ký tự theo sau khác nhau thì có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Thời điểm cây được 2 tuần tuổi, chiều rộng lá cây không chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức và dao động trong khoảng 2,37 – 2,57 cm. Chiều rộng lá lớn nhất ở nghiệm thức bón phân dơi (2,57 cm) và nghiệm thức bón NPK (2,57 cm), kế đến là nghiệm thức bón phân kết hợp (2,53 cm) và thấp nhất là nghiệm thức không bón phân (2,37 cm). Chỉ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân. Giữa các cặp nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Khi cây được 5 tuần tuổi, chỉ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân. Giữa các nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Thời điểm này, chiều rộng lá lớn hơn so với hai thời điểm còn lại và giá trị trung bình lớn nhất ở hai nghiệm thức bón phân dơi và bón NPK (6,67 cm), thấp nhất ở nghiệm thức không bón phân (3,30 cm). Khi thu hoạch, chiều rộng lá cây thấp nhất ở nghiệm thức không bón phân (2,43 cm) và cao nhất ở nghiệm thức bón phân dơi (6,53 cm). Nghiệm thức bón phân kết hợp (5,60 cm) có chiều rộng lá lớn hơn so với nghệm thức bón NPK (4,87 cm). Thời điểm này, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân với nghiệm thức không bón phân, giữa nghiệm thức bón phân dơi với nghiệm thức bón NPK. Giữa nghiệm thức bón phân dơi với nghiệm thức bón kết hợp phân dơi với NPK không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Phân vô cơ có tác dụng khá nhanh đối với cây trồng nên khi bón vào đất sẽ có tác dụng ngay. Tuy nhiên, khả năng duy trì sự ổn định lại không cao. Kể từ lần bón phân cuối cùng khi cây được 37 ngày tuổi không bón thêm một lượng phân nào nữa nên ở thời điểm thu hoạch chiều rộng lá đã giảm đi rõ rệt và thấp hơn so với các nghiệm thức có bón phân dơi.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 14 35 60 Ngày C h iề u r ộ n g l á ( c m ) Không bón phân Bón NPK Bón phân dơi Bón kết hợp
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện chiều rộng (cm) lá củ cải trắng ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Ở giai đoạn từ khi cây được 2 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi chiều rộng lá tăng khá nhanh và sau đó giảm dần đến khi thu hoạch cây. Ở giai đoạn cây từ 2 đến 5 tuần tuổi, cùng với chiều dài lá thì chiều rộng lá cũng tăng nhanh để đạt được sự cân đối cho lá trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này, sự gia tăng chiều rộng lá ở các nghiệm thức có bón phân khá đồng đều nhau. Riêng nghiệm thức không bón phân thì tốc độ gia tăng chiều rộng lá cây rất chậm. Bước sang giai đoạn từ lúc cây 5 tuần tuổi đến lúc thu hoạch chiều rộng lá cũng giảm theo các chỉ tiêu chiều cao cây và chiều dài lá để cây có thể tập trung đầy đủ dinh dưỡng để gia tăng kích thước cũng như khối lượng củ. Nhưng từ hình 3.6 có thể thấy rõ mức giảm của các nghiệm thức không bón phân dơi lớn hơn so với các nghiệm thức có bón phân dơi.
3.1.4 Số lá thật
Số lá thật của cây tăng cùng với sự lớn lên của cây theo thời gian và đạt giá trị cao nhất ở thời điểm thu hoạch.
Bảng 3.4: Số lá thật (lá trung bình/cây) trung bình của cây củ cải trắng ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Nghiệm thức Số lá thật lúc 14 ngày tuổi (lá/cây)
Số lá thật lúc 35 ngày tuổi (lá/cây)
Số lá thật lúc 60 ngày tuổi (lá/cây)
Không bón phân 2,00a 5.33b 7,67b
Bón NPK 2,00a 12,33a 26,33a
Bón phân dơi 2,00a 12,33a 27,33a
Bón kết hợp 2,00a 12,00a 25,67a
LSD - 1,33 2,17
CV(%) - 6,73 5,31
Ở thời điểm cây được 2 và 5 tuần sau khi gieo hạt chỉ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức bón phân và nghiệm thức không bón phân. Giữa các nghiệm thức có bón phân không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Số lá thật trung bình nhiều nhất ở hai nghiệm thức bón phân dơi và bón NPK, trung bình 12,33