Sinh trưởng và phát triển ở cây cải bẹ xanh

Một phần của tài liệu đánh giá sự hiệu quả của phân dơi đối với năng suất cây củ cải và cây cải xanh trên đất giồng cát của xã an quảng hữu, huyện trà cú, tỉnh trà vinh trong điều kiện nhà lưới (Trang 56)

Sinh trưởng ở cây cải bẹ xanh được theo dõi và ghi nhận ở các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều dài lá, chiều rộng lá, số lá thật và sinh khối cây.

3.2.1 Chiều cao cây

Kết quả trình bày ở bảng 3.8 cho thấy chiều cao cây cải bẹ xanh có sự thay đổi theo thời gian và đạt giá trị trung bình cao nhất ở thời điểm thu hoạch.

Bảng 3.8: Chiều cao (cm) cây cải bẹ xanh ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Nghiệm thức Chiều cao cây lúc 21 ngày tuổi (cm)

Chiều cao cây lúc 28 ngày tuổi (cm)

Chiều cao cây lúc 35 ngày tuổi (cm)

Không bón phân 7,07a 8,07b 10,00b

Bón phân RL2 7,20a 8,67ab 10,40b

Bón phân dơi 7,17a 9,27a 12,40a

Bón kết hợp 7,13a 8,47ab 10,07b

LSD 0,67 0,97 1,34

CV(%) 5,00 5,96 6,62

Ghi chú: -Trong cùng một cột các ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

-Trong cùng một cột các ký tự theo sau khác nhau thì có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Khi cây 3 tuần tuổi, trung bình chiều cao cây ở cả bốn nghiệm thức khá đồng đều và dao động trong khoảng 7,07 – 7,20 cm. Trung bình chiều cao cây lớn nhất ở nghiệm thức bón phân RL2 và nhỏ nhất ở nghiệm thức không bón phân.Trung bình chiều cao cây ở nghiệm thức bón phân dơi lớn hơn so với nghiệm thức bón phân kết hợp. Thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở thời điểm này. Khi cây được 4 tuần tuổi, chiều cao cây tăng khá nhanh đạt giá trị trung bình lớn nhất ở nghiệm thức bón phân dơi (9,27 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức không bón phân (8,07 cm). Nghiệm thức bón NPK (8,67 cm) có trung bình chiều cao cây lớn hơn so với nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và phân RL2 (8,47 cm). Có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức bón phân dơi với nghiệm thức không bón phân. Giữa các cặp nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Thời điểm thu hoạch, chiều cao cây đạt giá trị lớn nhất. Nghiệm thức bón phân dơi có trung bình chiều cao cây (12,40 cm) lớn nhất và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức không bón phân (10,00 cm) có trung bình chiều cao cây thấp nhất. Nghiệm thức bón phân NPK (10,40 cm) có chiều cao cây lớn hơn so với nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và phân RL2 (10,07 cm). Không có sự khác biệt thống kê giữa các cặp nghiệm thức còn lại.

Việc nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và NPK có chiều cao cây thấp so với các nghiệm thức bón phân đơn có thể lý giải như sau: cây cải bẹ xanh có thời gian sinh trưởng ngắn việc bón kết hợp hai loại phân làm tăng dư lượng phân bón trong đất dẫn đến nồng độ muối trong đất tăng cao gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

0 2 4 6 8 10 12 14 21 28 35 (Ngày) C h iề u c a o c â y ( cm ) Không bón phân Bón phân RL2 Bón phân dơi Bón kết hợp

Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện chiều cao (cm) cây cải bẹ xanh ở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Nhìn chung, chiều cao cây cải bẹ xanh tăng dần theo thời gian và đạt giá trị cao nhất vào lúc thu hoạch. Tốc độ tăng chiều cao ở giai đoạn cây từ 3 – 4 tuần tuổi chậm hơn so với giai đoạn lúc cây 4 tuần tuổi đến khi thu hoạch. Nhìn vào hình 3.11 ta thấy giá trị trung bình chiều cao cây ở nghiệm thức bón phân dơi cao hơn hẳn so với các nghiệm thức còn lại và tốc độ gia tăng chiều cao ở các giai đoạn cũng lớn hơn so với các nghiệm thức còn lại.

3.2.2 Chiều dài lá

Cũng giống như chiều cao cây chiều dài lá có sự thay đổi theo thời gian và đạt giá trị lớn nhất vào lúc thu hoạch.

Bảng 3.9: Chiều dài (cm) lá cây cải bẹ xanh ở các nghiệm thức qua các đoạn sinh trưởng và phát triển

Nghiệm thức Chiều dài lá lúc 21 ngày tuổi (cm)

Chiều dài lá lúc 28 ngày tuổi (cm)

Chiều dài lá lúc 35 ngày tuổi (cm)

Không bón phân 3,93a 6,90b 8,90b

Bón phân RL2 4,13a 7,20b 9,20b

Bón phân dơi 4,10a 8,27a 10,5a

Bón kết hợp 4,13a 6,63b 6,67c

LSD 0,50 0,82 1,10

CV(%) 6,49 6,00 6,62

Khi cây 3 tuần tuổi, chiều dài lá dao động từ 3,93 – 4,13 cm. Giá trị trung bình lớn nhất ở nghiệm thức bón phân dơi và nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và phân RL2. Chiều dài trung bình lá thấp nhất ở nghiệm thức không bón phân. Không có sự khác biệt thống kê nào giữa các nghiệm thức ở thời điểm này.

Khi cây 4 tuần tuổi, chiều dài lá tiếp tục tăng và dao động ở mức 6,63 – 8,27 cm. Nghiệm thức bón phân dơi có chiều cao lớn nhất và có sự khác biệt thống kê với các nghiệm thức còn lại. Không có thêm sự khác biệt thống kê nào giữa các cặp nghiệm thức còn lại.

Khi thu hoạch chiều dài lá đạt giá trị lớn nhất so với các thời điểm trước đó. Trung bình chiều dài lá dao động ở mức 6,67 – 10,5 cm. Chiều dài lá trung bình lớn nhất ở nghiệm thức bón phân dơi và thấp nhất ở nghiệm thức bón phân kết hợp. Nghiệm thức bón phân NPK (9,20 cm) có trung bình chiều dài lá lớn hơn so với trung bình chiều dài lá nghiệm thức không bón phân (8,90 cm) và không có sự khác biệt thống kê giữa hai nghiệm thức này. Có sự khác biệt thống kê về chiều dài lá giữa nghiệm thức bón phân dơi với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bón phân RL2 và nghiệm thức không bón phân có sự khác biết thống kê so với nghiệm thức bón phân kết hợp.

0 2 4 6 8 10 12 21 28 35 (Ngày) C h iề u d à i ( cm ) Không bón phân Bón phân RL2 Bón phân dơi Bón kết hợp

Hình 3.14: Chiều dài (cm) lá của cây cải bẹ xanhở các nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Giai đoạn cây 3 – 4 tuần tuổi, chiều dài lá ở các nghiệm thức tăng khá nhanh và nhanh hơn tốc độ tăng chiều dài lá ở giai đoạn từ lúc cây 4 tuần tuổi đến lúc thu hoạch. Riêng nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và phân RL2 chiều dài lá tăng ở giai đoạn lúc cây được 3 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi sau đó dường như không tăng thêm.

3.2.3 Chiều rộng lá

Cũng giống như các chỉ tiêu đã phân tích ở trước đó, chiều rộng lá tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và đạt giá trị lớn nhất lúc thu hoạch cây.

Bảng 3.10: Chiều rộng (cm) lá cây cải bẹ xanh ở các nghiệm thức tại các thời điểm Nghiệm thức Chiều rộng lá lúc

21 ngày tuổi (cm)

Chiều rộng lá lúc 28 ngày tuổi (cm)

Chiều rộng lá lúc 35 ngày tuổi (cm)

Không bón phân 2,53a 3,83b 4,80b

Bón RL2 2,60a 4,07b 5,17b

Bón phân dơi 2,77a 5,07a 6,00a

Bón kết hợp 2,63a 3,50b 3,63c

LSD 0,31 0,67 0,83

CV(%) 6,30 8,59 9,00

Ghi chú: -Trong cùng một cột các ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

-Trong cùng một cột các ký tự theo sau khác nhau thì có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Thời điểm cây 3 tuần tuổi, chiều rộng lá dao động trong khoảng từ 2,53 – 2,77 cm. Nghiệm thức bón phân dơi có trung bình chiều rộng lá lớn nhất. Nghiệm thức không bón phân có trung bình chiều rộng lá thấp nhất. Nghiệm thức bón phân RL2 có chiều rộng lá lớn hơn so với nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và phân RL2. Không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở thời điểm này.

Khi cây 4 tuần tuổi, chiều rộng lá có tăng thêm và dao động ở mức 3,50 – 5,07 cm. Qua phân tích ở thời điểm này có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức bón phân dơi với các nghiệm thức còn lại. Ngoài ra, không có sự khác biệt thống kê nào khác. Khi cây 5 tuần tuổi, trung bình chiều rộng lá tăng nhanh và đạt giá trị mức lớn nhất so với các thời điểm còn lại. Lúc này, chiều rộng lá dao động ở mức 4,6 – 4,8 cm và có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức bón phân dơi với các nghiệm thức còn lại. Có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức bón phân RL2, nghiệm thức không bón phân với nghiệm thức bón kết hợp phân dơi và phân RL2. Không có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức bón phân RL2 và nghiệm thức không bón phân.

0 1 2 3 4 5 6 7 21 28 35 (Ngày) C h iề u r n g l á ( cm ) Không bón phân Bón phân RL2 Bón phân dơi Bón kết hợp

Một phần của tài liệu đánh giá sự hiệu quả của phân dơi đối với năng suất cây củ cải và cây cải xanh trên đất giồng cát của xã an quảng hữu, huyện trà cú, tỉnh trà vinh trong điều kiện nhà lưới (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)