Hiệu quả môi trường của cây sầu riêng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của cây sầu riêng huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 50)

- XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

3.3.3 Hiệu quả môi trường của cây sầu riêng

Môi trường là một tiêu chuẩn rất khó đánh giá chính xác vì các tác động của kiểu sử dụng đất đai ảnh hưởng đến môi trường rất khó nhận thấy ngay mà phải thông qua quá trình theo dõi, phân tích đánh giá của các nhà khoa học, nhận xét của chính quyền địa phương về sự tác động của kiểu sử dụng đất đai lên môi trường sinh thái là tốt hay là xấu.

Do cây sầu riêng cũng mới trồng những năm gần đây nên để đánh giá chính xác hiệu quả ảnh hưởng đến môi trường cũng khó khăn. Tuy nhiên, với mô hình cây ăn trái là ít ảnh hưởng đến môi trường nhất, sử dụng nông dược và phân bón hóa học rất hạn chế do người dân chỉ sử dụng thuốc khi cây ra hoa, hoặc phòng ngừa khi có dấu hiệu sâu, bệnh. Hiện nay vùng trồng cây sầu riêng cho thấy có nhiều tác dụng như: tạo sinh cảnh và bảo vệ môi trường: sầu riêng Ri6 có tán rộng đẹp, tuổi thọ trung bình cao 25 - 30

năm nên là cây trồng tạo cảnh quan đẹp và bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành. Vì vậy mức độ ô nhiễm môi trường từ canh tác sầu riêng của huyện là không đáng kể. Tuy nhiên hiện nay khu du lịch sinh thái vườn trái cây sầu riêng có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường nặng do phương thức hoạt động du lịch gây ra. Nguồn ô nhiễm chủ yếu là sinh hoạt của con người và khí thải do các phương tiện vận chuyển như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn…

3.4 Giải pháp phát triển cây sầu riêng tại huyện Cai Lậy - Tiền Giang

3.4.1 Giải pháp về khoa học công nghệ

+ Sản xuất theo qui trình VietGAP

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sầu riêng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, các trung tâm khuyến nông cần kết hợp với địa phương thực hiện mô hình sản xuất sầu riêng an toàn theo qui trình VietGAP.

+ Bảo quản chế biến

Nên đầu tư khoa lạnh đây là biện pháp hiệu quả nhất để kéo dài thời gian tồn trữ sầu riêng sau thu hoạch với nguyên lý chung là những quả chín thì có thể tồn trữ ở nhiệt độ thấp hơn so với những quả xanh già.

Các lớp tập huấn cho thương lái nên dành thời gian để giới thiệu và luyện tập các phương pháp (ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật) trong việc thu hái trái, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản.

Đối với thương lái có nhu cầu xuất khẩu, hỗ trợ thông tin cần thiết như biện pháp đạt chứng chỉ xuất khẩu.

+ Xây dựng mô hình

Xây dựng và phát triển mô hình gắn kết nghiên cứu - ứng dụng - chuyển giao - sản xuất và mở rộng các mô hình với quy mô lớn.

Xây dựng các mô hình thí điểm khác nhau để người dân cùng tham gia thảo luận góp ý và học tập để nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng sầu riêng.

Củng cố và phát triển nhanh mô hình kinh tế hợp tác theo thứ tự từ thấp đến cao, vận động nông dân tham gia các tổ chức sản xuất bao gồm: tổ đoàn kết sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, trong đó mô hình hợp tác xã là nòng cốt.

+ Nguồn nhân lực

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế năng lực của huyện là do lao động có chất lượng thấp. Vì vậy, phát triển và nâng cao nguồn nhân lực là một giải

pháp quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất trong trồng trọt. Cần tạo thêm nhiều lớp dạy nghề và mô hình thử nghiệm tại từng vùng ở địa phương.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên tư vấn về công nghệ kỹ thuật tại vùng, từng bước nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ quản lý tại nơi trực tiếp sản xuất.

3.4.2 Giải pháp về thương mại

+ Thị trường

Xuất khẩu nước ngoài còn rất ít chỉ chiếm khoảng 20% và chủ yếu là xuất khẩu qua Trung Quốc. Sầu riêng tiêu thụ trong nước là chính khoảng 80%, trong đó thị trường TP. Hồ Chí Minh là nhiều nhất. Với kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng rất nhanh vì vậy đời sống của dân cư cũng tăng được nâng cao cho thị trường trong nước đầy tiềm năng để tiêu thụ sầu riêng.

Mở rộng thị trường trong và ngoài nước: ngoài thị trường trong nước như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu… các tỉnh miền Trung và miền bắc nước ta cũng có xu hướng tiêu thụ sầu riêng, thì còn phải mở rộng thị trường châu Á như Xingapore, Đài Loan, Hồng Kông và các nước châu Âu.

+ Xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu

Cải tiến các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường và hệ thống cung cấp thông tin thị trường. Đối với thị trường tiêu thụ tại địa bàn nghiên cứu, cần hỗ trợ xây dựng các cơ sở vật chất thuận lợi cho việc phát triển trồng sầu riêng đạt được lợi nhuận và chất lượng cao nhằm từng bước đưa thương hiệu Việt vào thị trường thế giới. Xây dựng thương hiệu và tạo uy tín cho sầu riêng, cần tổ chức sản xuất theo quy trình kép kín đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường. Thực hiện chương trình sản xuất an toàn trên cây sầu riêng theo chuẩn EUREPGAP, GLOBALGAP áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ, giảm bớt sử dụng phân thuốc hóa học để tăng cường sử dụng phân hửu cơ, phân vi sinh cho cây trồng (vừa giúp tăng năng suất, vừa bảo vệ tốt môi trường sinh thái), tạo ra nông sản bảo đảm chất lượng và an toàn…

3.4.3 Giải pháp về sản xuất và tiêu thụ

+ Sản xuất

Đầu tư thâm canh diện tích vườn chuyên canh trồng sầu riêng hiện có, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học cho nhà vườn áp dụng để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản.

Chính quyền đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng và nâng dần diện tích vườn chuyên canh sầu riêng có giá trị kinh tế cao.

Mở rộng diện tích vùng chuyên sản xuất sầu riêng và sẽ phát triển thêm diện tích trồng mới, trẻ hóa vườn già cỗi, chuyển đổi các giống trồng sầu riêng kém chất lượng sang các giống chất lượng cao.

+ Tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sầu riêng chủ yếu là nội địa như các tỉnh phía nam và một phần ở miền trung và phía bắc trong đó thị trường TP Hồ Chí Minh là lớn nhất. Xuất khẩu sầu riêng đối với Việt Nam thì gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất sầu riêng cao nên không cạnh tranh được với sầu riêng Thái Lan. Như vậy, cần khai thác tốt thị trường nội địa, hạn chế sầu riêng nhập khẩu. Hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện cần thiết để giải quyết đầu ra cho một khối lượng lớn sầu riêng sản xuất trong nước.

+ Kết hợp du lịch

Ngành du lịch tỉnh từng bước đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sẽ tập trung đầu tư và phát triển khu du lịch vườn trái cây sầu riêng Tiền Giang trở thành trung tâm du lịch vườn của ĐBSCL.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng đặc biệt xây dựng khu vui chơi, giải trí.

3.4.4 Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng chiến lược phát triển nghề trồng sầu riêng để đầu tư khoa học công nghệ trồng, sản xuất giống chất lượng, cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình thực nghiệm phù hợp. Hiện tại nghề trồng sầu riêng chủ yếu là theo truyền thống nên cần cải tiến đầu tư nâng cấp công nghệ trồng thâm canh sầu riêng.

Hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật: Để sản xuất đạt kết quả thì công tác nâng cao kỹ thuật thâm canh sầu riêng cho các nông dân trong huyện là yếu tố rất quan trọng, nó có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển sầu riêng tại huyện trong thời gian tới.

3.4.5 Giải pháp về chính sách

Cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sản xuất như: tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, có chính sách giá cả hợp lý tránh tình trạng giá sầu riêng xuống thất thường mà cả Nhà nước và người dân đều không thể lường trước được.

Quan tâm ổn định vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất mở rộng diện tích theo quy hoạch, phù hợp tính thích nghi của cây sầu riêng, tăng cường mở rộng quy mô diện tích sản xuất đạt chuẩn VietGAP.

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp gắn kết với các HTX thu mua nông sản cho nông dân tránh trường hợp thương lái ép giá vào chính vụ. Cần tăng cường, củng cố và phát triển mối liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khao học để tổ chức lại sản xuất.

Hỗ trợ về vốn đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Có sự điều tiết và hợp tác giữa các khu vực để tiêu thu mặt hàng nông sản.

Cần có chính sách thu hút cán bộ có trình độ về địa phương công tác, chính sách về lao động, tiền lương đối với đội ngũ cán bộ phụ trách nông nghiệp.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Nghề trồng cây sầu riêng là nghề tương đối mới của người dân địa phương, đa số nông hộ canh tác trên toàn vùng nghiên cứu đều trồng sầu riêng chủ yếu là sau năm 2000. Đa số nông dân có trình độ học vấn thấp, phần lớn là lao động trình độ phổ thông. Diện tích canh tác còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, diện tích canh tác trung bình của mỗi nông hộ là 3.000m2. Các nông hộ chủ yếu là sử dụng giống sầu riêng hạt lép.

Hiệu quả kinh tế của nông hộ ở các xã phần lớn là khá cao. Chi phí đầu tư trung bình ở mức khá cao, tuy nhiên năng suất trung bình của nông hộ đạt ở mức khá cộng với sầu riêng bán được giá thì lợi nhuận ở mức khá cao, nông hộ sản xuất sầu riêng đạt lợi nhuận trung bình cao nhất là 50.967.000 đồng/1.000m2.

Hiệu quả xã hội: nghề trồng sầu riêng đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Thương hiệu “Sầu riêng Ngũ Hiệp” đã vang dội nhiều người biết đến. Sự ra đời của dự án “khu du lịch vườn Sầu riêng Ngũ Hiệp” đã góp phần tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm.

Hiệu quả môi trường: vùng canh tác cây sầu riêng đáp ứng môi trường khá tốt hiệu quả cho môi trường. Tuy nhiên các hoạt động khác của vùng cũng làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không đáng kể.

4.2 Kiến nghị

Cần hỗ trợ giống và kỹ thuật canh tác hiệu quả cho người dân.

Khuyến khích người dân địa phương tham gia các lớp tập huấn, hội thảo địa phương không ngừng trao dồi, học hỏi kinh nghiệm giữa nông dân với nhau.

Khi bán sản phẩm, nông dân thường bị ép giá, vì vậy cần nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, tăng cường tính liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa nông dân - nông dân, nông dân - HTX, nông dân - doanh nghiệp, tổ chức tổ hợp tác, HTX, đảm bảo quyền lợi cho xã viên, ký kết hợp đồng sản xuất - tiêu thụ, giảm bớt khâu trung gian. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, phổ biến rộng rãi các kỹ thuật trồng nhằm tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho nông dân.

Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm phổ biến hơn.

Cần có những chính sách bồ dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến nông để phục vụ tốt công tác hướng dẫn sản xuất cho bà con nông dân.

Mở lớp đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ HTX để khâu quản lý được tốt hơn tạo uy tín với người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Quang Trí, 2010. Giáo trình đất giá đất đai. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Thế Tục, Chu Doãn Thành, 2004. Cây sầu riêng ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Hội.

Nguyễn Minh Châu, 2009. Giới thiệu các giống cây ăn quả phổ biến ở Miền Nam. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001. Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây ăn trái và Môi trường. NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thanh Phong, Võ Thanh Hoàng, Dương Minh, 1994. Cây sầu riêng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Đình Khang, 1992. Xuất xứ vài loại trái cây tại Việt Nam.

Lâm Thị Bích Lệ, 1995. Điều tra thu thập. Bảo tồn và đánh giá một số giống cây ăn quả đặc sản ở 3 tỉnh Gia Lai, Công Tum, Đắc Lắc.

Lê Tấn Lợi, 2009. Giáo trình Quy hoạch và phát triển nông thôn, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu (2005), Giáo trình hệ thống canh tác, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Văn Hiệp, 2013. Đánh giá hiện trạng và phân vùng thích nghi đất đai phục vụ định hướng phát triển sầu riêng huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Luận văn cao học, Đại học Cần Thơ.

Vưu Diểm Phúc, 2010. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội mô hình canh tác khóm trên vùng đất phèn huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ. Quách Cẩm Đang, 2009. Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế - xã hội cho vùng quy hoạch trồng rau an toàn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ. Các trang Wed: http://voer.edu.vn/m/nhom-chi-tieu-xet-ve-mat-hieu-qua-kinh-te-xa-hoi/c046f971. http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A7u_ri%C3%AAng. http://www.tiengiang-etrade.com.vn/entpIntroduction/memberId/lang/6699/1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Cai_L%E1%BA%ADy_(huy%E1%BB%87n). http://www.academia.edu.

http://www.quantri.vn.

http://danviet.vn/ngon-sach-la/sau-rieng-ngu-hiep-dat-chung-nhan-vietgap- 196382.html.

http://www.vietnamplus.vn/sau-rieng-cay-lam-giau-cho-nong-dan-tien- giang/165279.vnp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của cây sầu riêng huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)