Phân tích tài chính ở từng xã

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của cây sầu riêng huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 44)

- XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

3.3.1Phân tích tài chính ở từng xã

Phân tích tài chính ở xã Ngũ Hiệp

Theo kết quả điều tra từ bảng 3.4 chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2 là 10.223.000 đồng.

Năng suất trung bình của nông hộ đạt khá cao, trung bình cả xã là 2.175 kg/1.000m2, một số nông hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 3.718 kg/1.000m2, thấp nhất 1.320 kg/1.000 m2.

Đối với giá bán, thì có sự chênh lệch cao có hộ bán giá cao nhất 27.000 đồng/kg, nhưng có hộ chỉ bán với giá 10.000 đồng/kg, vì giá bán phụ thuộc vào giống sầu riêng và mùa vụ. Với giá bán trung bình 21.800 đồng/kg thì người dân có thu nhập là 47.415.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Ngũ Hiệp 37.192.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 3,6 (bảng 3.4).

Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Ngũ Hiệp

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 10.620 9.250 10.223

Năng suất (kg/1.000m2) 3.718 1.320 2.175

Giá bán (1.000/kg) 27 10 21,8

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 89.232 19.200 47.415

Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 78.612 8.610 37.192

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 3,6

(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013)

Phân tích tài chính ở xã Hội Xuân

Theo kết quả điều tra cho thấy chi phí tăng lên tương ứng với tuổi cây, vì vậy chi phí có sự chênh lệch, cao nhất 10.950.000 đồng/1.000m2, thấp nhất 3.310.000 đồng/1.000m2. Chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2 là 8.179.000 đồng.

Năng suất trung bình của nông hộ đạt là trung bình, trung bình cả xã là đạt khoảng 1.341kg/1.000m2, một số hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 2.880kg/1.000 m2, thấp nhất 522kg/1.000 m2.

Đối với giá bán thì không có sự chênh lệch khá cao, hộ bán giá cao nhất 30.000 đồng/kg, nông hộ bán với giá thấp nhất 22.000 đồng/kg. Với giá bán trung bình 25.200 đồng/kg thì người dân có thu nhập là 33.739.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Hội Xuân 25.614.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 3,1 (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Hội Xuân

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 10.950 3.310 8.179

Năng suất (kg/1.000m2) 2.880 522 1.341

Giá bán (1.000/kg) 30 22 25,2

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 66.240 14.256 33.793

Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 55.290 2.210 25.614

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 3,1

(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013)

Phân tích tài chính ở xã Tam Bình

Theo kết quả điều tra cho thấy chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2là 10.118.000 đồng.

Năng suất trung bình của nông hộ đạt khá cao, trung bình cả xã là 2.388 kg/1.000m2, một số hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 4.320 kg/1.000 m2, thấp nhất 600 kg/1.000 m2.

Đối với giá bán, thì có sự chênh lệch cao có hộ bán giá cao nhất 30.000 đồng/kg, nhưng có hộ chỉ bán với giá 10.000 đồng/kg (giống khổ qua xanh). Với giá bán trung bình 22.900 đồng/kg thì người dân có thu nhập là 54.685.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Tam Bình 44.567.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 4,4 (bảng 3.6).

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Tam Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 13.840 3.410 10.118

Năng suất (kg/1.000m2) 4.320 600 2.388

Giá bán (1.000/kg) 30 10 22,9

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 103.680 14.400 54.685

Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 92.450 3.140 44.567

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 4,4

(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013)

Phân tích tài chính ở xã Cẩm Sơn

Theo kết quả điều tra từ bảng 3.7, chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2 là 7.518.000 đồng, cao nhất là 12.350.000 đồng, thấp nhất 3.370.000 đồng. Năng suất trung bình của nông hộ đạt là trung bình, trung bình cả xã là 1.643 kg/1.000m2, một số hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 2.990 kg/1.000 m2, thấp nhất 468 kg/1.000 m2.

Đối với giá bán, thì có sự chênh lệch khá cao có hộ bán giá cao nhất 28.000 đồng/kg, giá thấp nhất là 20.000 đồng/kg, giá bán biến động theo mùa vụ. Với giá bán trung bình 24.000 đồng/kg thì người dân có thu nhập là 39.432.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Cẩm Sơn là 31.914.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 4,2 (bảng 3.7).

Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Cẩm Sơn

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 12.350 3.370 7.518

Năng suất (kg/1.000m2) 2.990 468 1.643

Giá bán (1.000/kg) 28 20 24

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 74.750 9.360 39.432

Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 62.950 3.360 31.914

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 4,2

Phân tích tài chính ở xã Long Tiên

Theo kết quả điều cho thấy chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2 là 10.729.000 đồng.

Năng suất trung bình của nông hộ đạt cao, trung bình cả xã là 2.340 kg/1.000m2, một số hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 3.600 kg/1.000 m2, thấp nhất 1.100kg/1.000m2. Đối với giá bán, giá cao nhất 28.000 đồng/kg, giá thấp nhất 22.000 đồng/kg.Với giá bán trung bình 25.600đồng/kg thì người dân có thu nhập là 59.904.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Long Tiên là 49.175.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 4,6 (bảng 3.8)

Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Long Tiên

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 12.905 9.940 10.729

Năng suất (kg/1.000m2) 3.600 1.100 2.340

Giá bán (1.000/kg) 28 22 25,6

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 100.800 26.400 59.904 Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 89.840 15.530 49.175

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 4,6

(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích tài chính ở xã Long Khánh

Theo kết quả điều tra từ bảng 3.9, chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2 là 9.819.000 đồng.

Năng suất trung bình của nông hộ đạt trung bình, trung bình là 1.824kg/1.000m2, một số hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 3.384 kg/1.000m2, thấp nhất 506 kg/1.000m2. Đối với giá bán, thì có sự chênh lệch khá cao có hộ bán giá cao nhất 30.000 đồng/kg, nhưng có hộ chỉ bán với giá 21.000 đồng/kg, vì giá bán phụ thuộc vào giống sầu riêng và mùa vụ. Với giá bán trung bình 25.300 đồng/kg thì người dân có thu nhập là 46.147.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Long Khánh 36.328.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 3,7 (bảng 3.9).

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Long Khánh

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 14.310 3.440 9.819

Năng suất (kg/1.000m2) 3.384 506 1.824

Giá bán (1.000/kg) 30 21 25,3

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 81.120 12.144 46.147

Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 66.810 2.466 36.328

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 3,7

(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013)

Phân tích tài chính ở xã Long Trung

Theo kết quả điều tra cho thấy chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2là 10.582.000 đồng.

Năng suất trung bình của nông hộ đạt cao, trung bình cả xã là 2.502 kg/1.000m2, một số hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 3.600 kg/1.000 m2, thấp nhất 572 kg/1.000 m2. Đối với giá bán, thì có sự chênh lệch khá cao có hộ bán giá cao nhất 30.000 đồng/kg, nhưng có hộ chỉ bán với giá 21.000 đồng/kg, vì giá bán phụ thuộc vào giống sầu riêng và mùa vụ. Với giá bán trung bình 24.600 đồng/kg thì người dân có thu nhập là

61.549.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Long Trung 50.967.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 4,8 (bảng 3.10).

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Long Trung

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 15.290 3.070 10.582

Năng suất (kg/1.000m2) 3.600 572 2.502

Giá bán (1.000/kg) 30 21 24,6

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 93.600 13.156 61.549

Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 79.660 5.016 50.967

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 4,8

(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013)

Phân tích tài chính ở xã Hiệp Đức

Theo kết điều tra ở bảng 3.11, chi phí trung bình mà nông hộ bỏ ra cho một 1.000m2 là 7.685.000 đồng.

Năng suất trung bình của nông hộ đạt thấp, trung bình cả xã là 798 kg/1.000m2, một số hộ trúng mùa năng suất cao nhất là 1.056 kg/1.000 m2, thấp nhất 540 kg/1.000 m2. Đối với giá bán thì không có chênh lệch 22.000 đồng/kg, do nơi này hiện nay thu hoạch sầu riêng chỉ vào chính vụ, người dân có thu nhập là 17.556.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở xã Hiệp Đức là 9.871.000 đồng/1.000m2. Hiệu quả đồng vốn là 1,3 (bảng 3.11).

Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng sầu riêng xã Hiệp Đức

Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí đầu tư (1.000đồng/1.000m2) 10.220 4.850 7.685

Năng suất (kg/1.000m2) 1.056 540 798

Giá bán (1.000/kg) 22 22 22

Thu nhập (1.000đồng/1.000m2) 23.232 11.880 17.556

Lợi nhuận (1.000đồng/1.000m2) 13.012 1.660 9.871

Hiệu quả đồng vốn (B/C) 1,3

(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013)

Nhìn chung trong các xã điều tra hiệu quả kinh tế trồng sầu riêng của các nông hộ là khá cao, đặc biệt là không có nông hộ nào bị lỗ. Thu nhập cũng như lợi nhuận của nông hộ trồng sầu riêng phụ thuộc vào năng suất và giá bán sầu riêng. Năng suất của cây sầu riêng tăng dần theo độ tuổi của cây. Do đó, thu nhập của nông hộ cũng tăng theo độ tuổi của cây. Trung bình thu nhập của nông hộ ở các xã có chênh lệch khá cao. Vì vậy hiệu quả trồng sầu riêng giữa các nông hộ cũng khác nhau. Nông hộ trồng sầu riêng có hiệu quả cao nhất là Long Trung có thu nhập: 61.549.000 đồng/1.000m2, lợi nhuận là 50.967.000 đồng/1.000m2, tỉ số (B/C) là 4,8. Nông hộ trồng sầu riêng có hiệu quả cao nhất là Hiệp Đức có thu nhập: 17.556.000 đồng/1.000m2, lợi nhuận là 9.871.000 đồng/1.000m2, tỉ số (B/C) là 1,3.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của cây sầu riêng huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 44)