- XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
3.4.3 Giải pháp về sản xuất và tiêu thụ
+ Sản xuất
Đầu tư thâm canh diện tích vườn chuyên canh trồng sầu riêng hiện có, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học cho nhà vườn áp dụng để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản.
Chính quyền đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng và nâng dần diện tích vườn chuyên canh sầu riêng có giá trị kinh tế cao.
Mở rộng diện tích vùng chuyên sản xuất sầu riêng và sẽ phát triển thêm diện tích trồng mới, trẻ hóa vườn già cỗi, chuyển đổi các giống trồng sầu riêng kém chất lượng sang các giống chất lượng cao.
+ Tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sầu riêng chủ yếu là nội địa như các tỉnh phía nam và một phần ở miền trung và phía bắc trong đó thị trường TP Hồ Chí Minh là lớn nhất. Xuất khẩu sầu riêng đối với Việt Nam thì gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất sầu riêng cao nên không cạnh tranh được với sầu riêng Thái Lan. Như vậy, cần khai thác tốt thị trường nội địa, hạn chế sầu riêng nhập khẩu. Hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện cần thiết để giải quyết đầu ra cho một khối lượng lớn sầu riêng sản xuất trong nước.
+ Kết hợp du lịch
Ngành du lịch tỉnh từng bước đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sẽ tập trung đầu tư và phát triển khu du lịch vườn trái cây sầu riêng Tiền Giang trở thành trung tâm du lịch vườn của ĐBSCL.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng đặc biệt xây dựng khu vui chơi, giải trí.