- XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
3.4.1 Giải pháp về khoa học công nghệ
+ Sản xuất theo qui trình VietGAP
Nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sầu riêng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, các trung tâm khuyến nông cần kết hợp với địa phương thực hiện mô hình sản xuất sầu riêng an toàn theo qui trình VietGAP.
+ Bảo quản chế biến
Nên đầu tư khoa lạnh đây là biện pháp hiệu quả nhất để kéo dài thời gian tồn trữ sầu riêng sau thu hoạch với nguyên lý chung là những quả chín thì có thể tồn trữ ở nhiệt độ thấp hơn so với những quả xanh già.
Các lớp tập huấn cho thương lái nên dành thời gian để giới thiệu và luyện tập các phương pháp (ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật) trong việc thu hái trái, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản.
Đối với thương lái có nhu cầu xuất khẩu, hỗ trợ thông tin cần thiết như biện pháp đạt chứng chỉ xuất khẩu.
+ Xây dựng mô hình
Xây dựng và phát triển mô hình gắn kết nghiên cứu - ứng dụng - chuyển giao - sản xuất và mở rộng các mô hình với quy mô lớn.
Xây dựng các mô hình thí điểm khác nhau để người dân cùng tham gia thảo luận góp ý và học tập để nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng sầu riêng.
Củng cố và phát triển nhanh mô hình kinh tế hợp tác theo thứ tự từ thấp đến cao, vận động nông dân tham gia các tổ chức sản xuất bao gồm: tổ đoàn kết sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, trong đó mô hình hợp tác xã là nòng cốt.
+ Nguồn nhân lực
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế năng lực của huyện là do lao động có chất lượng thấp. Vì vậy, phát triển và nâng cao nguồn nhân lực là một giải
pháp quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất trong trồng trọt. Cần tạo thêm nhiều lớp dạy nghề và mô hình thử nghiệm tại từng vùng ở địa phương.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên tư vấn về công nghệ kỹ thuật tại vùng, từng bước nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ quản lý tại nơi trực tiếp sản xuất.