- XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
3.2.1 Diện tích canh tác sầu riêng
Diện tích trồng sầu riêng trung bình các xã theo kết quả trình bày ở hình 3.2 từ 2.700 m2/hộ đến 4.600m2/hộ. Với diện tích cao nhất là ở xã Hội Xuân 4.600m2/hộ. Diện tích thấp nhất là ở xã Cẩm Sơn 2.700m2/hộ. Xã có diện tích trồng sầu riêng thấp nhất là do nông hộ chỉ mới bắt đầu trồng sầu riêng khoảng 7 năm trở lại.
Nông hộ có diện tích trồng sầu riêng cao nhất là 10.000m2 và thấp nhất 1.000m2, diện tích canh tác chủ yếu của mỗi nông hộ là khoảng từ 3.000m2. Điều này cho thấy quy mô canh tác ở mỗi hộ ở các xã không lớn, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, mỗi người một ý, dẫn đến đầu tư, chất lượng sản phẩm không đồng đều, ảnh hưởng lớn đến đời sống thu nhập của nông hộ.
4 10 6 4 7 5 6 6 2 2 1.5 1 1.5 1 1 2.5 3.5 4.6 3 2.7 3.1 2.9 2.9 4.1 0 2 4 6 8 10 12
Ngũ Hiệp Hội Xuân Tam Bình Cẩm Sơn Long Tiên Long Khánh
Long Trung Hiệp Đức Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Hình 3.2: Diện tích canh tác sầu riêng của nông hộ tại vùng nghiên cứu
(Nguồn: Trần Văn Hiệp, 2013)
3.2.2 Giống sầu riêng
Qua kết quả được trình bày ở hình 3.3 cho thấy nông hộ chọn giống sầu riêng tại vùng nghiên cứu chủ yếu là giống sầu riêng hạt lép bởi vì giống này có nhiều ưu điểm như : phẩm chất ngon, năng suất cao. Hầu như nông hộ chọn giống Ri6 (chiếm tỷ lệ 82,5%), thấp hơn là giống Mon thong (chiếm tỷ lệ 14%). Ngoài ra, giống khổ qua xanh được trồng lâu năm nhất khoảng 16 năm (chiếm tỷ lệ 3,5%) ở 2 xã Ngũ Hiệp và Tam Bình. Giống sầu riêng giữ vai trò rất quan trọng trong ngành trồng sầu riêng. Nó quyết định đến năng suất cùng chất lượng và giá của sản phẩm. Do vậy, việc chọn giống sầu riêng thích hợp trồng là vấn đề rất quan trọng giúp người nông dân tăng thêm thu nhập.
82.5%
14% 3.5%
Ri6
Mon Thong Khổ qua xanh
Hình 3.3: Giống sầu riêng được trồng tại vùng nghiên cứu