Chiều dài và hình dạng hạt gạo

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 58)

Qua kết quả phân tích chiều dài và hình dạng hạt gạo theo thang đáng giá của IRRI (1988) được trình bày ở Bảng 3.9 và Hình 3.4 cho thấy 6 giống/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về chiều dài và hình dạng hạt gạo. Chiều dài hạt gạo của 6 giống/dòng lúa biến thiên từ trung bình đến dài, với hai dạng hạt trung bình và thon dài. Các giống/dòng lúa OM5629xTP6, BN2, giống đối chứng địa phương OM4900 và đối chứng chuẩn nhiễm IR28 điều có chiều dài hạt gạo lớn hơn 7 mm với dạng hạt thon dài phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2000, Khusk et al., 1979).

Chiều dài và hình dạng hạt gạo của các giống/dòng này cũng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu gạo của Thái Lan, một nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới (gạo cực dài > 7 mm) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Hình dạng hạt gạo cũng là một tiêu chí quyết định đến thị trường tiêu thụ đầu ra của sản phẩm, một số nước thì thích loại hạt thon dài chủ yếu là khu vực Đông Nam Á, cũng có một số nơi lại thích hạt gạo bầu và tròn điển hình là Nhật Bản. Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hưởng của môi trường (Ramiah et al., 1931).

Bảng 3.9 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2013

Chiều dài hạt gạo Dạng hạt

TT Tên giống/dòng

Dài hạt

(mm)

Phân loại Tỷ lệ dài/rộng

(mm)

Phân dạng

1 CTUS4 6,9c Dài 3,3a Thon dài

2 CTUS5 6,3d Trung bình 3b Trung bình

3 OM4900 (ĐCĐP) 7,2ab Dài 3,4a Thon dài

4 BN2 7,4a Dài 3,5a Thon dài

5 OM5629x TP6 7,4a Dài 3,5a Thon dài

6 IR28 (ĐCCN) 7,1bc Dài 3,6a Thon dài

F * *

CV (%) 1,90 4,10

Ghi chú: *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, trong cùng một cột, các chữ theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa theo phép thử Duncan. ĐCĐP: giống đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm.

Dòng CTUS4 Dòng CTUS5

Giống OM4900 Giống BN2

OM5629 x TP6 Giống IR28

Hình 3.4 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm.

3.4.2 Hàm lượng amylose, protein, độ bền gel và nhiệt trở hồ

Qua kết quả phân tích hàm lượng amylose của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bài ở bảng 3.10 cho thấy hàm lượng amylose giữa các giống/dòng lúa có sự khác biệt ý nghĩa về thống kê 5%. Có 3 giống/dòng CTUS4, OM5629xTP6 và giống đối chứng OM4900 có hàm lượng amylose thấp thuộc nhóm gạo dẻo (10-19%), 2 giống/dòng CTUS5, BN2 có hàm lượng amylose trung bình nằm trong phân nhóm mềm cơm (20-25%) và giống IR28 có hàm lượng amylose cao nhất thuộc phân nhóm cứng cơm (>25%) (IRRI,1988). Amylose là thành phần hóa học quan trọng nhất quyết định đến độ dẻo, tính mềm hay cứng của cơm (Chang and Somrith, 1979; Juliano, 1970). Các giống lúa có hàm lượng amylose thấp, cơm mềm bóng và vẫn giữ được đặc tính này sau khi để nguội. Các giống có hàm lượng amylose trung bình khi nấu cơm và khi để nguội vẫn xốp. Các giống có hàm lượng amylose cao khi nấu cơm sẽ cứng sau khi nguội và ăn mất ngon.

Tương ứng với hàm lượng amylose thì độ bền thể gel của các giống/dòng lúa thí nghiệm có độ dài (mm) biến thiên trong khoảng 34-95 mm. Độ bền thể gel của các giống/dòng lúa thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.10 và Hình 3.5 cho thấy hai dòng lúa CTUS5 (34mm) và IR28 (30mm) có độ bền thể gel thuộc loai rất cứng (<35 mm), giống BN2 (35 mm) nằm trong phân nhóm cứng (35-40 mm), trong khi dòng CTUS4 (65 mm) và OM5629xTP6 (65 mm) có độ bền thể gel tương đương nhau thuộc nhóm mềm (61-80 mm), còn giống đối chứng OM4900 (95mm) thuộc nhóm có độ bền thể gel rất mềm (80-100 mm) (Tang et al., 1991). Dòng CTUS4 và OM5629xTP6 là hai dòng có độ bền thể gel thuộc nhóm trung bình sẽ cho cơm mềm, dẻo khi nấu chín và sẽ được ưa chuộng hơn. Đối với giống có hàm lượng amylose quá thấp, độ bền thể gel cao khi nấu chín cơm dẻo (dẻo như nếp) đối với một số người không quen ăn sẽ gây hiện tượng ngán cơm. Độ bền thể gel cứng liên hệ chặt với tính cứng cơm và thường thấy rõ ở những giống có hàm lượng amylose cao, nói chung gạo cứng cơm thì không dẻo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Trong công tác chọn giống thường ưu tiên đối với các giống có hàm lượng amylose thấp (10-19%).

Hàm lượng protein của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%, biến thiên trong khoảng từ 5,29-7,31%, 2 giống có hàm lượng protein cao nhất là giống BN2 (7,31%) và giống IR28 (7,14%), kế đó là giống đối chứng OM4900 (6,26%), OM5629xTP6 (5,87%) khác biệt không ý nghĩa với OM4900, 2 dòng CTUS4 (5,29%), CTUS5 (5,32%) có hàm lượng protein thấp nhất. Ngày nay người tiêu dùng ngoài việc chọn giống gạo ngon cơm thì hàm lượng dinh dưỡng trong gạo cũng đặc biệt chú trọng. Do đó, trong công tác chọn giống cần chú ý đến hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo điển hình là hàm lượng protein.

Hình 3.5 Độ bền thể gel của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm.

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.10 các giống/dòng lúa thí nghiệm có nhiệt trở hồ từ cấp 2 đến cấp 7. Các giống/dòng CTUS5, OM4900, BN2, OM5629xTP6 có độ trở hồ cấp cao (cấp 2) hạt gạo phòng lên, dòng CTUS4 có độ trở hồ cấp trung bình (cấp 5) và IR28 là giống có độ trở hồ thấp, hạt gạo tan ra hoàn toàn và quyện vào nhau (cấp 7). Nhiệt trở hồ quyết định độ nở của cơm, gạo có độ trở hồ cao thường là gạo không nở. Tùy vào mục đích sử dụng mà chọn những loại gạo cho phù hợp, ví dụ trong sản xuất bún, bột,. thường chọn những loại gạo cứng cơm có độ trở hồ thấp như giống IR28, còn dùng để ăn thường chọn những loại gạo “ gạo dẻo mà không nở” gạo mềm cơm độ nở nồi vừa phải điển hình là các giống/dòng OM4900 và OM5629xTP6 (cấp 2).

Dòng CTUS4 Dòng CTUS5 Giống OM4900

Hình 3.6 Nhiệt trở hồ của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm.

Bảng 3.10 Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2013

Độ bền gel T T Giống/dòng A (%) P (%) Nhiệt trở hồ (cấp)

Chiều dài (mm) Phân nhóm Cấp 1 CTUS4 16,34d 5,29c 5 65 Mềm 3 2 CTUS5 20,81b 5,32c 2 34 Rất cứng 9 3 OM4900 (ĐCĐP) 14,26e 6,26b 2 95 Rất mềm 1 4 BN2 21,06b 7,31a 2 40 Cứng 7 5 OM5629xTP6 17,64c 5,87bc 2 65 Mềm 3 6 IR28 (ĐCCN) 26,14a 7,14a 7 30 Rất cứng 9 F * * CV(%) 2,24 5,42

Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm, A: hàm lượng amylase, P:

hàm lượng protein, *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, trong cùng một cột, các chữ theo sau số có cùng

mẫu tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa theo phép thử Duncan.

CTUS4 CTUS5

OM4900 BN2

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận

Qua kết quả khảo nghiệm chọn được 1 dòng lúa CTUS4 có khả năng chịu mặn tốt ở vụ Thu Đông 2013 tại ấp Tây, xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, với EC nước: 2,67-6,25 dSm-1 và ECe trong đất: 4,80- 5,92 dSm-1, cho năng suất 3,78 (tấn/ha), hàm lượng amylose 16,34%, hàm lượng protein 5,29%, chiều dài hạt gạo 6,9 mm thuộc dạng hạt thon dài, ít bị sâu bệnh.

4.2 Đề nghị

Đưa dòng CTUS4 ra khảo nghiệm sản xuất, đánh giá lại khả năng chống mặn, khả năng kháng với các loại sâu bệnh, tiềm năng cho năng suất và năng suất trong điều kiện sản xuất thực tế tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Bộ Nông Nghiệp & PTNT. 2011. Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa. Tiêu chuẩn ngành 558-2002.

2. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), Điều tra hiện trạng các giống lúa đang sử dụng trong vùng quy hoạch lúa phẩm chất cao tỉnh Long An, Sở KHCN và MT tỉnh Long An, Trang 53.

3. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Duy Bảy, Phùng Bá Tạo, Đỗ Xuân Trường, và Nguyễn Thị Lang (2000), Rice breeding for saline areas in the Mekong Delta of Vietnam, Omonrice 8, tr. 16-26.

4. Đỗ Khắc Thịnh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Dương Ký, Nguyễn Văn Huấn (1997), “Kết quả chọn tạo giống lúa mùa FRG67 cho vùng đất phèn, nhiễm mặn, ảnh hưởng thủy triều ven thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (11/1997). tr. 475-476.

5. Lê Huy Bá (2003), Những vấn đề về đất phèn nam Bộ, Nxb Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.

6. Lê Xuân Thái và Nguyễn Ngọc Đệ (2004), “Kết quả chọn giống lúa MTL149 ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2004, tr. 140-147.

7. Ngô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình phì nhiêu đất, tủ sách Đại học Cần Thơ.

8. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tê và Hà Công Vương (1997), Giáo trình cây lúa, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Mỹ Hoa ,Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh (2012), Giáo trình hóa lý đất, tủ sách Đại Học Cần Thơ.

10.Nguyễn Ngọc Đệ, Lê Xuân Thái, Phạm Thị Phấn (2003), “Tuyển chọn giống lúa thích nghi cho hệ thống chuyên canh lúa và lúa – tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống canh tác lúa – tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Những vấn đề sinh l. và kinh tế xã hội, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Ôxtrâylia, Canberra, 2003, tr. 53-70.

11.Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Cần Thơ.

12.Nguyễn Thị Mỹ Phương (2006), So sánh năng suất và phẩm chất gạo của 10- 42giống/dòng lúa thơm vụ Đông Xuân năm 2004 tại Huyện Chợ

Mới tỉnh An Giang, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ, Trang 4-12.

13.Phan Minh Quang (2009), "Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm sản xuất lúa - tôm tỉnh Bạc Liêu", Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ, lần thứ 7-2009, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, tr. 173-179.

14.Phạm Văn Dư (2009), "Một số nhận định về hệ thống canh tác lúa - tôm (nước lợ) tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL", Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ, lần thứ 7 2009, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, tr. 9- 12.

15.Trung tân khuyến nông quốc gia, 2010.

16.http://www.khuyennongvn.gov.gov.vn/tabid/77/newsid/29451/language/vi. 17.Vũ Văn Liết, Đồng Huy Giới, Vũ Bích Hà và Vũ Bích Hạnh (2004), Thu

thập và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn tạo giống cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng Tây Bắc Việt Nam, Hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếng anh

1. Akbar M., and T. Yabuno (1974), “Breeding for saline resistant varieties of rice. II. Comparative performamce of some rice varieties to salinity during early development stages”, Jpn. J. Breed, 25(4): pp. 176-181. 2. Akbar M., T. Yabuno and S. Nakao (1972), “Breeding for Saline-resistant

Varieties of Rice: I. Variability for Salt Tolerance among Some Rice Varieties”, Jpn. J. Breed. Vol. 22, No. 5, pp. 277-284.

3. Ashraf M. and M. R. Foolad (2007), Role of glycine betaine and proline in improving plant abiotic stress resistance, Environ. Exp. Bot., p. 59. 4. Bohnert H., and R. G. Jensen (1996), “Metabolic engineering for increased

salt tolerance-The next step”, J. Plant Physiol. 23, pp. 661-667.

5. Cagampang G. B. and F. M. Rodriguez (1980), “Methods analysis for screening crops of appropriate qualities”, Institute of plant breeding, University of the Philippinea at Los Banos.

6. Donald A. Horneck, Hopkins, Bryan. G., Robert G. Stevents, Jason W. Ellsworth, and Dan M. Sullivan (2007), Managing irrigation Water Quality for Crop Production in the Pacific Northwest, Oregon State

University, University of Idaho, and Washington State University: Pacific Northwest Extension Bulletin, PNW 597-E.

7. FAO (1985), Guidelines: Land evaluation for irrigated agriculture, FAO soils bulletin 55.

8. Hasamuzzaman M., M. Fujita, M. N. Islam, K. U. Ahamed and K. Nahar (2009), “Performance of four irrigated rice varieties under different levels of salinity stress”, Int. J. Integ. Bio. 6, No. 2, pp. 85-90.

9. International Rice Research Institute (1997), Screening rice for salinity tolerance, International rice Research Institute, P.O. Box 933, Manila 1099, Philippines.

10.Jan Kotuby-Amacher (2000), Salinity and plant tolerance, Utah State university extension.

11.Jennings P. R., W. R Coffman and H. E Kauffman (1979), Rice improvement, IRRI, Philippines.

12.Juliano B. O. and P. Villareal (1993), Grain Quality Evaluation of World Rices, International Rice Research Institute, Manila, Philippines.

13.Kaddah M. T., and S. I. Fakhry (1962), Tolerance of Egyptian rice to salt. II.

14.Salinity effects as related to cationic composition, temporary application and irrigation and drainage frequency, Soil Sci.

15.Lowry O. H., N. J. Rosebroug., A. L. Farr and R. J. Raldall (1951), “Protein measurement with the Folin phenol reagent”, Bio. Chem. 193: 265-275.

16.Makihira D., T. Makoto, M. Miho, H. Yoshihiko, K. Tóhiro (1999), “Effect of salinity on the growth and development of rice (Oryza sativa. L) varieties”, Japn. J. Trop Agric. 43, pp. 285-294.

17.Mass E. V. (1986), “Salt tolerance of plants”, Appl Agric Res, 1:12-26 18.Mass E.V and G. J. Hoffman (1977), Crop salt tolerance-current

assessment, J. Irrig, Drainage Div. ASCE, 103 Proc.Pap. 12993.

19.Mutsher, H. (1995), Measurement and assessment of soil potassium, International Potash Institute. Bern. Switzerland.

20.Nguyen My Hoa (2003), Soil potassium dynamic underintnsive rice cropping, A Case study in the Mekong Delta, Vietnam. Ph. D thesis. Soil Quality Department. Wageningen University.

21.Ota K., T. Yasue and M. Iwatsuka (1956), Studies on the salt injury to crops. X. Relation between salt injury and the pollen germination in rice , Res. Bull. Fac. Agric.Gifu Univ. 7, pp. 15-20.

22.Ota K., T. Yasue and M. Nakagawa (1955), Studies on the salt injury to crops. XIII. The varietal difference of the salt resistance in germination and seedling growth of rice plant, Res. Bull. Fac. Agric. Gifu Univ. 23.Pearson G. A., A. D. Ayers and D. L. Eberhard (1966), “Relative salt

tolerance of rice during germination and early seedling development”, Soil Sci, 102. pp. 151 -156.

24.Pearson G. A. (1961), The salt tolerance of rice, Int. Rice Comm. Newsl. 10(1), pp. 1-4.

25.Peng, S., K.G. Cassman, S.S. Virmani, J. Sheehy and G.S. Khush. 2005. Yield potential of Tropical rice since the release of IR28 and the challenge of increasing rice yield potential. Crop Sci., 39: 1552-1559. 26.Ponnamperuma F.N. (1984), Role of cultivar tolerance in increasing rice

production on saline lands, Strategies for crop improvement, John Wiley and son, New York. 443p.

27.Pushpam R. and S. R. S. Rangasamy (2002), “In vivo response of rice cultivars to salt stress”, J. Ecobiol. 14, pp. 177-182.

28.Ramiah K., S. Jobirthraz and S. D. Mudarliar (1931), “Inheritance or characters in rice”, Part IV, Mem, Dept, Agr, India Botani Sci 18, P 229-259.

29.Richards L.A (1954), Diagnosis and Improvement of Saline and Alkali Soils. USDA Agriculture Handbook 60, Washington D. C.

30.Rubio F., W. Gassmann, and J. I. Schroeder (1995), Sodium driven potassium uptake by the plant potassium transporter HKT1 and mutation coferring salt tplerance, Science 270, pp. 1660-1633.

31.Sathish P., O. L. Gamborg and M. W. Nabors (1997), “Establishment of stable NaCl-resistant rice plant lines from anther culture: distribution pattern of K+/Na+ in callus and plant cells”, Theor Appl Genet 95: 1203-1209.

32.Setter T. L., M. J. Kroff., K.G. Casman and G. S. Khush (1994), Yield potential of rice; past, present and future perspective, IRRI, Los Banos, Philippines, 1994. P 21.

33.Shalhevet J. (1995), Root and shoot growth responses to salinity in maize and soybean, Agron. J. 87, pp 512-516.

34.Shannon M. C., J. D. Rhoades, J. H. Draper, J. H. Scardacl, S. C.Spyres (1998), “Assessment of salt tolerance in rice cultivars in response to salinity problems in California”, Crop Sci, 38: 394-398.

35.Singh, R. K. (2006), Breeding for Salt Tolerance in Rice, Plant breeding course, IRRI.

36.SSSA. Soil Society of American. 1979. Glossary of Soil Science Terms, Rev. Ed., SSSA, Madison, WI. 285p.

37.Tagawa T. and N. Ishizaka (1965), Physiological studies on the tolerance of rice plants to salinity.7. Osmotic adaptability of rice plants to hypertonic saline media, In Japanese, English summary, Proc. Crop Sci. Soc. Jpn. 33, pp. 214-220.

38.Tang S. X., G. S. Khush and B.O Juliano (1991), “Genetics of gel consistency in rice”, India. J. Genet., 70: 69-78.

39.Valle D. C. G. and E. Babe (1947), Sodium chloride tolerance of irrigating rice, Estac. Exp. Agron. Habana Bol. 66, 16 p.

40.Wen, Z. 1990. Techniques of Seed Production and Cultivation of Hybrid Rice. Beijing China. Agricultural Pess. 15-25p.

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)