Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 31)

Bảng 2.1 Nguồn gốc các giống/dòng lúa thí nghiệm STT Giống/dòng Nguồn gốc

1 CTUS4 Lúa sỏi đột biến

2 CTUS5 Lúa sỏi đột biến

3 OM4900 (ĐCĐP) Thu lập tại địa phương

4 BN2 Dòng thuần thanh lọc từ giống IR50404 có khả năng

chống chịu mặn

5 OM5629xTP6 Phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công

Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền Giống

6 IR28 (ĐCCN) Chuẩn nhiễm

Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm

Nguồn: phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bô môn Di Truyền Giống,

khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

2.2.2 Thiết bị hóa chất

Thiết bị: Máy đo độ mặn, cân điện tử, cân phân tích, máy đo độ ẩm, máy vortex, máy ly tâm, máy đo quang phổ THEMO SPECTRONIC GESSYSTM, ống tube, pipette, khay nhựa, tấm xốp thử mặn, đĩa petri và một số dụng cụ khác.

Hóa chất: NaCl, NaOH 0.1N, NaOH 1N, dung dịch Iod, HCl 30%, Ethanol 95%, dung dịch A, dung dịch B1, dung dịch B2, KOH, Thymolblue, Na2CO3, CuSO4 và một số dung dịch khác.

2.3 Phương pháp thí nghiệm

2.3.1 Đánh giá khả năng chống chịu mặn trong dung dịch Yoshida (IRRI,1997)

Giống chuẩn nhiễm: IR28 Giống chuẩn kháng: Đốc Phụng

Bước 1: Hạt giống thử nghiệm phải được xử lý ở nhiệt độ 500C để phá miên trạng của hạt giống. Sau khi phá miên trang, khử trùng hạt giống với thuốc diệt nấm và rữa sạch với nước cất. Đặt hạt diệt trùng trong đĩa petri với giấy lọc ẩm và ủ ở 300C trong 48 giờ để lúa nảy mầm.

Bước 2: Gieo 2 hạt nảy mầm trên mỗi lỗ trên các tấm xốp (10 lỗ tương ứng với 20 hạt/giống/dòng). Trong 3 ngày đầu chỉ để cây con trên khai xốp chứa đầy nước cất.

Lưu ý: giữ cây con nguyên vẹn, hạn chế tác động đến cây con. Bất kỳ thiệt hại nào cho các rễ nhỏ, chồi sẽ phá hủy các cơ chế chịu mặn chính của lúa.

Bước 3: Sau 3 ngày, khi cây con phát triển tốt, thay thế nước cất với dung dịch dinh dưỡng mặn.

Lưu ý: hằng ngày kiểm tra mực nước, thêm nước cất đúng 3 lít vào các khai thử mặn.

Bước 4: Đổi mới mỗi 8 ngày các dung dịch dinh dưỡng và duy trì độ pH 5.0 hàng ngày.

Đánh giá khả năng chịu mặn: Thường xuyên theo dõi thí nghiệm, đến khi giống chuẩn nhiễm (IR29, IR28) gần như chết hoàn toàn (cấp 9).

Đánh giá cấp chống chịu mặn: sử dụng tiêu chuẩn đánh giá (xem Bảng 2.2) trong đánh giá các triệu chứng nhiễm mặn.

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá (SES) ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển IRRI (1997)

Cấp Mô tả triệu chứng Đánh giá

1 Tăng trưởng bình thường không có vết lá cháy Chống chịu tốt

3 Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có vết trắng, lá hơi cuốn lại

Chống chịu

5 Tăng trưởng chậm, hết lá bị khô, một vài chồi bị

chết

Chống chịu trung bình

7 Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá

khô, một vài cây bị chết

Nhiễm

2.3.2 Phương pháp đánh giá khả năng kháng rầy nâu

Theo phương pháp: thanh lọc theo tiêu chuẩn hộp mạ (phát triển tại IRRI bởi Heinrichs et al., 1985)

Giống TN1 và PTB33 đã được sử dụng như là giống chuẩn nhiễm và chuẩn kháng. Các giống khác nhau cho thấy phản ứng rầy nâu. Thí nghiệm tiến hành tại nhà lưới phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền Giống, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

Những hạt giống đã được ngâm trước và gieo thành hàng trong khay 60 x 45 x 10 cm cùng với giống chuẩn kháng và chuẩn nhiễm. 10-15 cây mỗi hàng, mỗi hàng là một giống. Mười ngày sau khi gieo, cho rầy vào với tỷ lệ từ 8-10 con/cây giống. Một tuần sau khi ”cháy rầy” triệu chứng đã quan sát được. Khi có nhiều hơn 90% số cây của giống chuẩn nhiễm bị chết, các cây được đánh giá riêng biệt dựa trên hệ thống tính điểm của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI, 1996) và mỗi giống được đánh giá riêng biệt theo bảng 2.3. Bảng 2.3 Đánh giá khả năng kháng rầy theo tiêu chuẩn quốc tế (1980)

Cấp Đánh giá Biểu hiện

0 Rất kháng Không thiệt hại

1 Kháng Thiệt hại nhẹ

3 Hơi kháng Lá thứ 1 và lá thứ 2 của hầu hết các cây bị vàng một phần

5 Hơi nhiễm Cây vàng, phân nữa số cây héo hoặc chết

7 Nhiễm Hơn phân nữa số cây chết, còn lại còi cọc nặng

9 Rất nhiễm Tất cả các cây đều chết

2.3.3 Khảo nghiệm cơ bản (dựa theo quy phạm khảo nghiệm giống VCU của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011) VCU của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011)

Bố trí thí nghiệm

Theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm là 22m2 (4 x 5,5 m). Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại là 10 cm và giữa các lần lặp lại là 20cm. Xung quanh khu thí nghiệm có 3 hàng lúa bảo vệ.

REP I 1 2 3 4 5 6

REP II 6 5 4 3 2 1

REP III 2 3 5 6 1 4

Ghi chú: 1, 2, 3, 4, 5 và 6 lần lượt tương ứng với các giống/dòng lúa CTUS4, CTUS5, OM4900, BN2, OM5629xTP6 và IR28

Giống khảo nghiệm

Lượng giống khảo nghiệm là 200 g/1giống/vụ. Giống khảo nghiệm có thời gian sinh trưởng (TGST) thuộc nhóm ngắn ngày (A1), trung ngày (A2) theo Bảng 2.4.

Bảng 2.4 Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng (ngày)

Các tỉnh phía Nam

Giống/dòng TGST

(ngày)

Nhóm giống

Tên gọi TGST

CTUS4 114 Trung ngày A2 106-120

CTUS5 103 Ngắn ngày A1 90-105

OM4900 (ĐCĐP) 110 Trung ngày A2 106-120

BN2 96 Ngắn ngày A1 90-105

OM5629 x TP6 110 Trung ngày A2 106-120

IR28 (ĐCCN) 96 Ngắn ngày A1 90-105

Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm, TGST: thời gian sinh trưởng

Giống đối chứng

Giống OM4900 được chọn làm giống đối chứng địa phương, có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày (A2), giống IR28 làm đối chứng chuẩn nhiểm mặn có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (A1).

Thời vụ

Vụ Thu Đông tháng 7 đến tháng 11 năm 2013

Quy trình làm mạ sân

Chuẩn bị nền gieo mạ

Sân (sân đất, sân gạch), nhưng phải thoát nước tốt, 18 m2 gieo 1,2 kg lúa giống cho 1000 m2.

Ngâm ủ lúa giống

Sử dụng 200 g mỗi giống ngâm, trước khi ngâm xử lý giống với nước muối 15‰ để loại lép lửng và ngừa bệnh lúa von, sau đó ngâm giống 24 giờ (với nước nóng theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong thời gian ngâm cần thay nước, vớt lên, rửa sạch để ráo nước và tiến hành ủ giống đến khi lúa vừa nảy mầm (nứt nanh).

Chuẩn bị gieo mạ

Vật liệu chuẩn bị cho 1,2 kg lúa giống: 5 bao xơ dừa, 7 bao tro trấu loại lớn, 500gr DAP, lân, bùn đáy ao vừa đủ kết dính, nước.

Nền dùng để gieo mạ được trải bằng một lớp nilon nhưng phải xôm lổ để đảm bảo thoát nước được.

Dùng 5 bao xơ dừa + 5 bao tro + DAP + lân + bùn non vừa đủ kết dính (không bị nhiễm phèn) + nước trộn đều trải thành luống dày khoảng 3-5 cm. Nếu gieo nhiều giống cần chia đều và ngăn cách các giống bằng bẹ chuối để

tránh lẫn giống. giống nứt nanh tiến hành gieo giống và dùng 2 bao tro còn lại rải lên lấp kín hạt giống.

Chăm sóc mạ

Tưới nước 2 lần/ngày (tùy vào thời tiết).

Tưới 200 gr DAP pha loãng với nước lúc mạ được 5-6 ngày tuổi, có thể xịt thêm thuốc phòng ngừa đạo ôn.

Tuổi mạ: khi mạ được 4-4,5 lá (khoảng 18 NSKG) nhổ đem cấy.

Đất đai

Thí nghiệm được bố trí tại ấp Tây, xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, đất canh tác thuộc nhóm đất nhiễm mặn, mô hình canh tác lúa- tôm. Không chủ động được nguồn nước.

Mật độ cấy

Cấy 1 tép với khoảng cách 15 x 20 cm

Bón phân

Công thức phân: 100 N-60 P2O5-50 K2O Phân được chia làm 3 đợt bón:

2.5 Bảng liều lượng phân bón

Liều lượng cần bón (%) Giai đoạn bón

N P2O5 K2O

Ghi chú

Bón lót 50 100 30 Bón trước khi cấy một ngày

Thúc đợt 1 30 0 35 Lúc lúa bén rễ hồi xanh

Thúc đợt 2 20 0 35 Lúc lúa tượng khối sơ khởi

Chăm sóc

Chế độ nước: khi cấy giữ nước xâm xấp 3-5 cm bằng cách đặt máy bơm, khi lúa đã bén rễ tiến hành cấy dặm lại.

Phòng trừ sâu bệnh

Vì canh tác theo mô hình lúa-tôm nên không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Thu hoạch

Gặt khi thấy lúa có khoảng 85% số hạt/bông đã chín. Trước khi thu hoạch lấy chỉ tiêu theo quy phạm khảo nghiệm VCU của (Bô Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011), thu 1m2 đếm tổng số bông, thu riêng 5 bụi của mỗi giống ở mỗi ô thí nghiệm để làm mẫu và đánh giá các chỉ tiêu thành phần năng suất và phẩm chất của mỗi giống ở từng rep.

2.3.4 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011) Triển Nông Thôn, 2011)

Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Riêng các chỉ tiêu về phẩm chất được phân tích tại phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di Truyền Giống-Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc các bộ phận của cây và cho điểm. Cây mẫu được lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các chỉ tiêu được theo dõi vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa.

Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa được biểu thị bằng số như sau:

Mã số Giai đoạn 1 Nảy mầm 2 Mạ 3 Đẻ nhánh 4 Vươn lóng 5 Làm đòng 6 Trổ bông 7 Chín sữa 8 Vào chắc 9 Chín

Bảng 2.6 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi Giai

đoạn đánh

giá

Thang điểm

Sức sống của mạ

Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy

2 1

5 9

Mạnh: Cây sinh trưởng tốt, lá

xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh

Trung bình: Cây sinh trưởng

trung bình, hầu hết có 1 dảnh

Yếu: Cây mảnh yếu hoặc còi cọc,

lá vàng

2. Độ dài giai đoạn trổ

Số ngày từ bắt đầu trổ (10% số cây có

bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm) đến kết thúc trổ (80% số cây trổ)

6 1

5 9

Tập trung: Không quá 3 ngày Trung bình: 4-7 ngày

Dài: Hơn 7 ngày 3. Độ thuần đồng ruộng

Tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô

6-9 1 5 9

Cao: Cây khác dạng <0,25% (lúa lai <2%)

Trung bình: Cây khác dạng 0,25- 1% (lúa lai 2- 4%)

Thấp: Cây khác dạng >1% (lúa lai

>4%)

4. Độ thoát cổ bông

Quan sát khả năng trổ thoát cổ bông của

quần thể 7-9 1 3 5 7 9 Thoát tốt Thoát trung bình Vừa đúng cổ bông Thoát một phần Không thoát được 5. Độ cứng cây

Quan sát tư thế của cây trước khi thu

hoạch 8-9 1 3 5 7 9 Cứng: Cây không bị đổ

Cứng vừa: Hầu hết cây nghiêng nhẹ

Trung bình: Hầu hết cây bị

nghiêng

Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp

Rất yếu: Tất cả cây bị đổ rạp 6. Độ tàn lá

Quan sát sự chuyển màu của lá

9 1

5 9

Muộn và chậm: Lá giữ màu xanh tự nhiên

Trung bình: Các lá trên biến vàng Sớm và nhanh: Tất cả lá biến

vàng hoặc chết

7.Thời gian sinh trưởng

Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85%

số hạt trên bông chín

9

8. Chiều cao cây (cm)

Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất

(không kể râu hạt).

Số cây mẫu: 10

9. Độ rụng hạt

Một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. Số bông mẫu: 5 9 1 5 9 Khó rụng: <10% số hạt rụng Trung bình: 10-50% số hạt rụng Dễ rụng: >50% số hạt rụng

10. Số bông hữu hiệu

Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của

một cây.

Số cây mẫu: 5

9

11. Số hạt trên bông

Đếm tổng số hạt có trên bông. Số cây

mẫu: 5

9

12. Tỷ lệ lép

Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông. Số cây

mẫu: 5

9

13. Khối lượng 1000 hạt

Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 13%, đơn vị

tính g, lấy một chữ số sau dấu phẩy

9

14. Năng suất hạt

Cân khối lượng hạt trên mỗi ô ở độ ẩm

hạt 14%, đơn vị tính kg/ô, lấy hai chữ

số sau dấu phẩy

9

15. Bệnh đạo ôn hại lá

(Pyricularia oryzae)

Đánh giá trong thí nghiệm “nương mạ đạo ôn” 2-3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Không có vết bệnh

Vết bệnh màu nâu hình kim châm

ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản

sinh bào tử.

Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu

rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh.

Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở

các lá trên.

Vết bệnh điển hình cho các giống

nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài,

diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá. Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá. Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá. Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá. Vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá.

Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá.

16. Bệnh đạo ôn cổ bông

(Pyricularia oryzae)

Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh

8 0

1

Không có vết bệnh hoặc chỉ có

vết bệnh trên vài cuống bông.

cổ bông 3 5 7 9 hoặc trên gié cấp 2.

Vết bệnh có trên vài gié cấp 1

hoặc phần giữa của trục bông.

Vết bệnh bao quanh một phần gốc

bông hoặc phần thân rạ phía dưới

trục bông.

Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông

hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ

bông hoặc phần thân rạ cao nhất,

hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%. 17. Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae pv. oryzal) Quan sát diện tích vết bệnh trên lá 5-8 1 3 5 7 9 1-5% diện tích vết bệnh trên lá. 6-12% 13-25 26-50% 51-100% 18. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)

Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh

trên lá hoặc bẹ lá ( biểu thị bằng % so

với chiều cao cây)

7-8 0 1 3 5 7 9

Không có triệu chứng

Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao

cây. 20-30% 31-45% 46-65% > 65% 19. Bệnh đốm nâu

(Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae) Quan sát diện tích vết bệnh trên lá 2 và 5-9 0 1 3 5 7 9 Không có vết bệnh. <4% diện tích vết bệnh trên lá. 4-10% 11-25% 26-75% >76% 20. Sâu đục thân

Có nhiều đối tượng gây hại, tính tỷ lệ

dảnh bị chết và bông bạc do sâu hại

3-5 và 8-9 0 1 3 5 7 9 Không bị hại. 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc. 11-20% 21-30% 31-50% >51% 21. Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis )

Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của

lá hoặc lá bị cuốn thành ống 3-9 0 1 3 5 7 9 Không bị hại. 1-10% cây bị hại. 11-20% 21-35% 36-51% >51%

22. Rầy nâu

(Ninaparvata lugens)

Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết

3-9 0 1 3 5 7 9 Không bị hại.

Hơi biến vàng trên một số cây.

Lá biến vàng bộ phận chưa bị

“cháy rầy”.

Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít

hơn một nửa số cây bị cháy rầy,

cây còn lại lùn nặng.

Hơn một nửa số cây bị héo hoặc

cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.

Tất cả cây bị chết.

23. Khả năng chịu kiềm, mặn

Quan sát sự sinh trưởng và đẻ nhánh

của cây khi gieo cấy trong điều kiện

kiềm hoặc mặn

3-4 1 3

5

7

Sinh trưởng, đẻ nhánh gần như

bình thường.

Sinh trưởng gần như bình thường, song đẻ nhánh bị hạn chế, một số

lá bị biến màu hoặc cuộn lại. Sinh trưởng giảm, hầu hết lá bị

biến màu hoặc cuộn lại, chỉ rất ít lá vươn dài.

Sinh trưởng hoàn toàn bị kiềm

chế, hầu hết lá bị khô, một số cây

bị khô.

24. Chất lượng thóc gạo

Phân tích các chỉ tiêu: Tỷ lệ xay xát, tỷ

lệ gạo nguyên, kích thước hạt gạo, tỷ lệ

trắng trong, hàm lượng amylose, nhiệt

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)