Thành phần năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 54)

Qua kết quả Bảng 3.7 cho thấy số bông/m2, hạt chắc/bông, % hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt của các giống/dòng lúa thí nghiệm điều có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Số bông/m2 của các giống/dòng lúa biến thiên từ 176-297 bông. Ba giống/dòng CTUS4 (286 bông/m2), CTUS5 (296 bông/m2) và BN2 (290 bông/m2) có số bông/m2 cao nhất tương đương nhau khác biệt không ý nghĩa. Số bông/m2 được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng). Số bông/m2 nhiều hay ít tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của giống lúa. Số bông/m2 có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với năng suất của cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Số bông trên một đơn vị diện tích là thành phần năng suất quan trọng nhất và đóng góp 89% sự biến động về số lượng (Kenneth et al, 1996). Năng suất hạt phụ thuộc nhiều vào số chồi

mang bông trên bụi. Số bông trên bụi lúa giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn. Số lượng bông thấp hơn ở độ mặn cao có thể do sự tích lũy của các chất đồng hóa thấp hơn đối với các cơ quan sinh sản (Hasamuzzaman và ctv.,

2009). Tuy nhiên, đối với các giống có số bông/m2 thấp chưa hẳn là cho năng suất thấp, đối với các giống có số bông/m2 thấp chứng tỏ các giống đó khả năng nở bụi kém từ đó ta có thể gieo sạ hoặc cấy dày lại để nhằm giảm thiểu tối đa khoảng cách giữa các bụi lúa nâng cao năng suất lúa.

Các giống/dòng có số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc biến thiên trong khoảng 51-116 hạt/bông, 58,2-81,5%. Dòng OM5629xTP6 có số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc cao nhất (116 hạt/bông, 81,5%), giống IR28 có số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc thấp nhất (51 hạt/bông, 58,2%), các giống/dòng CTUS4, CTUS5, OM4900 có số hạt chắc/bông tương đương nhau khác biệt không ý nghĩa. Tỷ lệ hạt chắc của các giống/dòng CTUS4, CTUS5, OM4900, BN2, IR28 tương đương nhau không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc là hai chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng thuận tới năng suất của cây lúa. số hạt chắc/bông cũng như tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi từng loại giống lúa, kỹ thuật canh tác và thời vụ nếu trong quá trình trổ bông gặp mưa hoặc bị mặn thì khả năng những bông lúa bị bất thụ cũng như quá trình vào chắc bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Do đó, muốn tăng số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc cần chú trọng kỹ thuật canh tác và thời vụ xuống giống cho phù hợp. Vì vậy, số hạt chắc trên bông cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình chọn tạo giống cần quan tâm.

Trọng lượng 1000 hạt cũng là một chỉ tiêu ảnh hưởng tới năng suất lúa. Các giống/dòng lúa thí nghiệm có trọng lượng hạt biến thiên trong khoảng 21,9-25,6 g. Dòng OM5629xTP6 (25,2g) và OM4900 (25,6g) có trọng lượng 1000 hạt cao nhất khác biệt không ý nghĩa, giống có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất là BN2 (21,9g). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997), trọng lượng hạt cũng là đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất, trọng lượng 1000 hạt ít chịu ảnh hưởng của môi trường do có hệ số di truyền cao nên việc chọn ra các giống có trọng lượng 1000 hạt cao là rất cần thiết để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, trọng lượng 1000 hạt sẽ giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn (Khatun và Flowers., 1995).

Bảng 3.7 Thành phần năng suất và năng suất của 6 giống/dòng lúa thì nghiệm vụ Thu Đông năm 2013

T T Giống/dòng Bông /m2 Hạt chắc/bông % hạt chắc TL.1000 hạt (g) NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha) 1 CTUS4 286a 81b 64,1b 22,8bc 3,78a 5,28a 2 CTUS5 297a 87b 65,8b 22,2bc 4,36a 5,73a 3 OM4900 (ĐCĐP) 205b 90b 66,8b 25,6a 2,86b 4,72b 4 BN2 290a 79c 64,5b 21,9c 3,37ab 5,02ab 5 OM5629x TP6 176b 116a 81,5a 25,2a 3,66ab 5,14ab 6 IR28 (ĐCCN) 201b 51d 58,2b 23,3b 0,79b 2,40c F * * * * * * CV (%) 8.45 6,39 8.83 3,00 14,72 9,54 Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương; ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm; TL.1000 hạt: trọng lượng

1000 hạt; NSTT: năng suất thực tế; NSLT: năng suất lý thuyết; *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, trong

cùng một cột các chữ theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa theo phép

thử Duncan.

Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy năng suất thực tế của các giống/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hai dòng CTUS4 (3,78 tấn/ha), CTUS5 (4,36 tấn/ha) có năng suất thực tế cao nhất khác biệt không ý nghĩa. Hai giống đối chứng OM4900 (2,86 tấn/ha) và IR28 (0,79 tấn/ha) có năng suất thực tế thấp nhất. Năng suất thực tế của các giống/dòng lúa thí nghiệm chưa cao, điều này có thể do bị ảnh hưởng bởi đất nhiễm mặn. Nồng độ muối ức chế lên độ hữu thụ do sự cạnh tranh khác nhau trong nguồn cung cấp carbohydrate giữa sự sinh trưởng dinh dưỡng và nguồn cung cấp ép buộc của những chất này đến bông đang phát triển (Murty,1982). Ngoài ra, sức sống hạt phấn bị giảm dưới điều kiện mặn có thể dẫn đến sự thất bại của việc tạo hạt (Abdullah và ctv., 2001). Sự giảm năng suất của các giống lúa stress mặn cũng đã được báo cáo bởi Gain và ctv., (2004) và Zeng và ctv.,

(2000). Tuy nhiên, ngoài mặt dựa vào năng suất trong chọn một giống lúa để đưa vào canh tác thì còn có các chỉ tiêu khác đi kèm như phẩm chất tốt: mềm cơm, tính thơm, trong mô hình canh tác lúa tôm đặc tính nông học cũng là chỉ tiêu quan trọng quyết định trong chọn giống.

Qua kết quả thí nghiệm trình bài ở bảng 3.7 cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm có năng suất lý thuyết khác biệt ý nghĩa thống kê. Các giống/dòng lúa có năng suất lý thuyết biến thiên từ 2,40-5,71 tấn/ha. Hai dòng CTUS4 (5,28 tấn/ha) và CTUS5 (5,73 tấn/ha) có năng suất lý thuyết cao nhất khác biệt so với giống OM4900 đối chứng địa phương (4,72 tấn/ha), đối với giống đối chứng chuẩn nhiễm IR28 có năng suất lý thuyết thấp nhất (2,40 tấn/ha). Năng suất lý thuyết của một giống nào đó nói lên tiềm năng năng suất của giống đó

có thể đạt được trong quá trình canh tác. Năng suất lý thuyết dựa vào điều kiện chuẩn của lô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 54)