Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng cây lúa

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 27)

Mặn gây ra những triệu chứng chính cho cây lúa như: đầu lá trắng theo sau bởi sự cháy chóp lá (đất mặn), màu nâu của lá và chết lá (đất mặn kiềm), sinh trưởng của cây bị ức chế, số chồi sinh trưởng thấp, giảm trọng lượng 1000 hạt, thay đổi khoảng thời gian trổ, chỉ số thu hoạch thấp, năng suất hạt thấp (IRRI, 2000).

Mặn ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng của cây lúa dưới mức độ thiệt hại khác nhau ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau (Mass và Hoffman, 1977). Nhiều nghiên cứu ghi nhận tính chống chịu mặn xảy ra ở giai đoạn hạt nảy nầm, sau đó trở nên mẫn cảm trong giai đoạn mạ (tuổi lá 2-3), rồi trở nên chống chịu trong giai đoạn tăng trưởng, kế đến nhiễm trong thời kỳ thụ phấn và thụ tinh, cuối cùng phản ứng chống chịu trong thời kỳ hạt chín (Pearson và ctv., 1966).

Ảnh hưởng giai đoạn nảy mầm và đầu giai đoạn mạ

Makihira và ctv., (1999), Valle và Babe (1947), nghiên cứu mặn ảnh hưởng mặn bắt đầu lúc 30, 60, 90 ngày sau khi cấy nhận thấy rằng mặn gây hại nhiều nhất ở thời kỳ non nhất. Khi cấy lúa già hơn sự chống chịu của chúng gia tăng. Ở 90 ngày tuổi, cây lúa hầu như không bị ảnh hưởng mặn, ngay cả khi độ mặn trong đất cao bằng 1%. Pearson (1961), cây lúa rất kháng mặn trong giai đoạn nảy mầm nhưng lại nhiễm trong thời kỳ có 2 lá đầu tiên ,tính kháng mặn của nó tăng lên trong giai đoạn đẻ nhánh và vươn lóng và giảm xuống giai đoạn trổ bông, trong giai đoạn chính nó ít bị ảnh hưởng .

Sự nảy mầm khoảng 80-100% xảy ra EC=25-30 mScm-1 ở 250C của dung dịch mặn sau 14 ngày (Pearson và ctv., 1966). Cây lúa mẫn cảm nhiều trong giai đoạn cây mạ non (2-3 lá) hơn trong giai đoạn nảy mầm, thời gian nảy mầm kéo dài với việc gia tăng nồng độ muối vì nó liên quan trực tiếp đến lượng nước được hấp thu. Cây lúa mẫn cảm với mặn trong thời gian cây mạ 14 ngày tuổi, cho thấy triệu chứng stress như lá xoắn lại, hơi vàng chóp lá xuất hiện nhiều hơn ở các giống nhiễm (Akbar và Yabuno, 1974; Pearson và ctv.,

1966). Giai đoạn sinh sản là giai đoạn phát triển mẫn cảm với mặn nhất trong điều kiện mặn (Makhihara và ctv., 1999; Singh, 2006).

Ở giai đoạn mạ non, mặn gây ra sự khô và cuộn tròn lá, màu nâu của chóp lá và cuối cùng làm cho cây mạ chết (Tagawa Ishizaka, 1965). Nói chung, triệu chứng gây hại của mặn xuất hiện trước hết lá già, sau đó đến lá thứ hai và cuối cùng đến lá trưởng thành.

Ảnh hưởng của mặn lên số chồi (bông)

Shalhevet (1995), báo cáo rằng mặn làm giảm sự sinh trưởng của chồi hơn sự sinh trưởng của rễ dựa trên trọng lượng khô hơn việc đo chiều dài. Sự ức chế cây lúa trong điều kiện mặn dẫn đến chiều cao cây thấp hơn, số chồi hữu hiệu giảm, trọng lượng hạt trên bông thấp và gia tăng mạnh mẽ số hạt bất thụ (Pushpam và Rangasamy, 2002, Zelensky, 1999).

Năng suất hạt phụ thuộc nhiều vào số chồi mang bông trên bụi. Stress mặn đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và sức sống của chồi. Số lượng chồi giảm dần với việc gia tăng mức độ mặn. Số chồi giảm mạnh ở 150 mM NaCl. Số bông trên bụi lúa giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn. Số bông giảm đáng kể được quan sát ở mức độ mặn 150 mM NaCl. Số lượng bông thấp hơn ở độ mặn cao có thể do sự tích lũy của các chất đồng hóa thấp hơn đối với các cơ quan sinh sản (Hasamuzzaman và ctv., 2009).

Ảnh hưởng của mặn lên chiều dài bông lúa

Ở độ mặn thấp (chẳng hạn 2‰), chiều dài bông giảm đáng kể ở các giống nhiễm mặn. Giống chống chịu mặn bị ảnh hưởng ở 3‰ (Akbar và ctv.,

1972). Hasamuzzaman và ctv., (2009), đã nghi nhận chiều dài bông bị ảnh hưởng bởi mức độ mặn khác nhau. Chiều dài bông lúa giảm đáng kể được quan sát sau mức độ 30 mM NaCl trở đi.

Ảnh hưởng của mặn lên số hạt chắc trên bông và phần trăm hạt chắc

Mặn gây giảm số hạt trên bông. Sự giảm đáng kể xảy ra ở nồng độ 5‰ (Akbar và ctv., 1972). Theo Hasamuzzman và ctv. (2009), số hạt trên bông giảm đáng kể ở độ mặn tăng. Số hạt trên bông cao nhất được ghi nhận ở điệu kiện đối chứng và số hạt trên bông thấp được ghi nhận ở 150 mM NaCl của mức độ mặn. Zaibunnisa và ctv. (2002) và Zaman và ctv.(1997) cũng đã báo cáo rằng hạt chắc trên bông bị giảm bởi mặn. Phần trăm hạt chắc giảm với việc gia tăng nồng độ muối. Việc giảm 50% hạt chắc xảy ra ở 4‰, ngoại trừ giống kháng Jhona 349 (Akbar và ctv., 1972).

Ảnh hưởng mặn lên năng suất lúa

Sự giảm năng suất hạt có thể tương quan với nồng độ mặn và thời gian xử lý mặn (Kaddah và Fakhry, 1962; Ota và ctv., 1955). Theo Singh (2006), khi cây được đặt vào môi trường liên tục thì mặn ảnh hưởng sự tượng bông, hình thành gié, sự thụ tinh của hoa và sự nảy mầm của hạt phấn.

Ảnh hưởng của tổn thương mặn lớn nhất là trên bông. Mặn làm giảm một cách mạnh mẽ chiều dài bông, số nhánh gié sơ cấp trên bông, số hạt trên bông, phần trăm hạt hình thành, trọng lượng bông do đó giảm năng suất hạt (Akbar và ctv., 1972; Pearson, 1961). Trọng lượng 1000 hạt cũng giảm (Ota và ctv., 1956). Sự tổn thương do mặn dẫn đến hạt nhỏ bởi sự giảm chiều dài hạt, chiều rộng hạt và trạng thái đặc của hạt (Ota và ctv., 1955).

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)