Đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất và sâu bệnh

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 51)

3.3.1 Đặc tính nông học

Qua kết quả đánh giá sức sống của mạ ở Bảng 3.5 cho thấy hầu hết các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có sức sống mạ thuộc cấp 1, cây sinh trưởng tốt, nhiều cây có hơn một tép. Cây mạ khoẻ giúp cho lúa khi cấy nhanh chóng bén rễ hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển sau này (Yan,1988; Wen,1990).

Độ dài giai đoạn trổ của các giống/dòng lúa ở Bảng 3.5 đều thuộc cấp 9, có độ dài giai đoạn trổ dài hơn 7 ngày. Điều này là không tốt vì khi thu hoạch những bông trổ trước sẽ chín sớm hơn những bông trổ sau, đồng thời những bông trổ trước có thể bị chim chuột cắn phá. Khi thu hoạch cùng một thời điểm thì sẽ chín không đều những bông trổ sau chưa vào chắc hết, bông trổ trước chín quá sẻ rụng hạt làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nguyên nhân là do độ dài giai đoạn trổ của các giống/dòng lúa dài hơn 7 ngày. Yếu tố ảnh hưởng tới độ dài giai đoạn trổ có thể do trong quá trình cấy một vài cây bị chết nên cần phải dặm lại thì những cây được dặm lại sẽ cần có thời gian để phục hồi nên nó sẽ trổ muộn hơn những cây không phải dặm lại, hoặc có thể là do

trong quá trình chăm sóc không đồng đều như là bón phân, quản lý nước,. Theo Yano và Sasaki (1997), Thời gian trổ dài hay ngắn do đặc tính giống, điều kiện môi trường và độ thuần của giống lúa, thông thường thời gian trổ bông từ lúc bắt đầu trổ đến khi trổ đều từ 4-5 ngày.

Độ thuần đồng ruộng của các giống/dòng lúa có sự khác biệt, các giống/dòng CTUS5, BN2, OM5629xTP6 và IR28 có độ thuần đồng ruộng cao (cấp 1), cây khác dạng <0,25% (lúa lai <2%), còn độ thuần đồng ruộng của dòng CTUS4 và OM4900 thuộc loại trung bình (cấp 5), cây khác dạng 0,25- 1% (lúa lai 2-4%) (Bảng 3.5).

Độ thoát cổ bông của các giống/dòng lúa được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy đa số các giống/dòng lúa đều có độ thoát cổ bông thuộc cấp 3, thoát trung bình, riêng giống IR28 có độ thoát cổ bông thuộc cấp 1, thoát nhiều. Các giống lúa có độ thoát cổ bông trung bình thường tốt hơn những giống lúa có độ thoát cổ bông nhiều và không thoát. Bởi vì các giống lúa có độ thoát cổ bông nhiều sẽ dễ bị gãy khi có gió mạnh còn đối với các giống lúa không thoát cổ bông được khi gặp mưa nhiều nước đọng lại trên cổ bông làm cho cổ bông bị thối tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và những hạt không trổ được dễ bị lem lép làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Đánh giá theo khảo nghiệm VCU trước khi thu hoạch các giống/dòng lúa thí nghiệm không có cây nào bị đổ ngã mặc dù đất canh tác giữa các ô thí nghiệm sâu và lúng là điều kiện làm cây lúa dễ đổ ngã. Do đó, đánh giá độ cứng cây của các giống/dòng lúa đều thuộc cấp 1, cây không bị đổ ngã (Bảng 3.5). Đây là một đặc tính tốt giúp cho việc thu hoạch được thuận lợi và hạn chế được sự hao hụt về năng suất. Các giống/dòng lúa này có độ cứng cây tốt, không bị đổ ngã có thể do các giống/dòng lúa này có chiều cao cây biến thiên từ thấp đến trung bình và có thân rạ cứng hoặc do trong quá trình canh tác đã áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự đổ ngã. Yoshida (1981) công bố sự đổ ngã làm giảm mạnh năng suất, đặc biệt là sau khi trổ gié và bông chạm mặt nước, trong và sau khi trổ gié, sự đổ ngã càng sớm, năng suất lúa càng giảm nhiều. Thiệt hại do đổ ngã còn phụ thuộc vào mức độ đổ ngã và thời điểm đổ ngã (Setter, 1994).

Độ tàn lá của các giống lúa được đánh giá và trình bày trong Bảng 3.5 cho thấy các giống/dòng thí nghiệm có độ tàn lá cấp 1 trừ dòng CTUS5 là có độ tàn lá cấp 5. Độ tàn lá của giống/dòng lúa cao sẽ làm giảm quá trình quang hợp của cây lúa ở giai đoạn cuối. Các lá trên cùng khi chín vẫn giữ màu xanh tự nhiên là một trong những chỉ tiêu nông học quan trọng, góp phần làm gia tăng năng suất lúa (Peng et al., 2005).

Bảng 3.5 Một số đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm

Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm

Kết quả thí nghiệm được ghi nhận ở bảng 3.6 cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến thiên từ 96-114 ngày. Có 3 giống/dòng có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày A2 (106-120 ngày) là CTUS4, OM4900, OM5629xTP6, riêng giống/dòng CTUS5, BN2, IR28 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày A1 (90-105 ngày) (Khảo nghiệm VCU, 2011). Các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau chủ yếu là do sự dài, ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Các giống/dòng lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn ngày điều này rất thích hợp cho việc canh tác ở các khu vực nhiễm mặn. Thời gian sinh sinh trưởng ngắn giúp cho việc tránh thiệt hại do xâm nhập mặn cũng như hạn hán vào đầu mùa khô. Với thời gian sinh trưởng ngắn, nông dân cũng sẽ có nhiều cơ hội để điều chỉnh lịch thời vụ nhằm mang lại năng suất cao nhất. Tuy nhiên, nông dân ở vùng này chỉ quen canh tác các giống lúa dài ngày vì họ cho rằng các giống lúa ngắn ngày khi gặp điều kiện bất lợi như hạn hán, mặn xâm nhập đột ngột thì các giống lúa này không có đủ thời gian phục hồi. Dựa theo tập quán canh tác của địa phương có thể chọn ra các dòng CTUS4, CTUS5 và OM5629xTP6 để phục vụ trong công tác chọn giống.

Từ kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.6 cho thấy chiều cao cây ở các giống/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%, các giống/dòng lúa biến thiên từ (102-126 cm), dòng OM5629xTP6 (126 cm) và giống đối chứng địa phương OM4900 (122 cm) có chiều cao cây cao nhất thuộc dạng cao cây, giống IR28 có chiều cao thấp nhất 102 cm, 3 giống/dòng còn lại có chiều cao tương đương nhau. Đây là kiểu hình phù hợp cho vùng canh tác ở các vùng lúa tôm, đối với các vùng canh tác lúa tôm đa số mực nước cũng như độ sâu của đất canh tác thường cao và sâu nên cần các giống lúa phải cao và cứng cây tránh ngập nước. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lang và ctv (2010) giống lúa Một Bụi Đỏ là giống lúa mùa được chọn là giống

Giống/dòng Sức sống của mạ (cấp) Độ dài giai đoạn trổ (cấp) Độ thuần đồng ruộng (cấp) Độ thoát cổ bông (cấp) Độ cứng cây (cấp) Độ tàn lá (cấp) CTUS4 1 9 5 3 1 1 CTUS5 1 9 1 3 1 5 OM4900 (ĐCĐP) 1 9 5 3 1 1 BN2 1 9 1 3 3 1 OM5629x TP6 1 9 1 3 1 1 IR28 (ĐCCN) 1 9 1 1 1 1

canh tác chính trong mô hình canh tác lúa tôm ở một số tỉnh ở ĐBCL như Bạc Liêu, Cà Mau.. có chiều cao cây từ 100-120 cm, có thể xem đây là chiều cao cây hợp lý cho việc canh tác trong mô hình lúa tôm.

Đối với 6 giống/dòng lúa thí nghiệm có chiều dài bông biến thiên từ 23- 25,2 cm được trình bày ở bảng 3.6 có sự khác biệt ý nghĩa ở mức thống kê 5%. Dòng OM5629xTP6 có chiều dài bông cao nhất (25,2 cm), các giống/dòng còn lại có chiều dài bông tương đương nhau. Trong công tác chọn tạo giống việc chọn cây lúa có chiều dài bông bằng nửa chiều dài của thân lúa là tốt nhất. Những giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004). Điều kiện ngoại cảnh cũng là yếu tố góp phần trong việc ảnh hưởng chiều dài bông. Chiều dài bông lúa thay đổi tùy theo giống và là yếu tố góp phần gia tăng năng suất (Syakudo, 1985)

Bảng 3.6 Đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2013 tại xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, Long An

STT Giống/dòng TGST (ngày) Cao cây (cm) Dài bông (cm) 1 CTUS4 114 108bc 23b 2 CTUS5 103 105bc 23,7ab 3 OM4900 (ĐCĐP) 110 122a 23,9ab 4 BN2 96 109b 23b 5 OM5629xTP6 110 126a 25,2a 6 IR28 (ĐCCN) 96 102c 23b F * * CV (%) 2,86 3,54

Ghi chú: ĐCĐP: giống đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm, *: khác biệt ý nghĩa

mức 5% trong cùng một cột, các chữ theo sau có cùng mẫu tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa

theo phép thử Ducan.

3.3.2 Thành phần năng suất và năng suất

Qua kết quả Bảng 3.7 cho thấy số bông/m2, hạt chắc/bông, % hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt của các giống/dòng lúa thí nghiệm điều có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Số bông/m2 của các giống/dòng lúa biến thiên từ 176-297 bông. Ba giống/dòng CTUS4 (286 bông/m2), CTUS5 (296 bông/m2) và BN2 (290 bông/m2) có số bông/m2 cao nhất tương đương nhau khác biệt không ý nghĩa. Số bông/m2 được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng). Số bông/m2 nhiều hay ít tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của giống lúa. Số bông/m2 có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với năng suất của cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Số bông trên một đơn vị diện tích là thành phần năng suất quan trọng nhất và đóng góp 89% sự biến động về số lượng (Kenneth et al, 1996). Năng suất hạt phụ thuộc nhiều vào số chồi

mang bông trên bụi. Số bông trên bụi lúa giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn. Số lượng bông thấp hơn ở độ mặn cao có thể do sự tích lũy của các chất đồng hóa thấp hơn đối với các cơ quan sinh sản (Hasamuzzaman và ctv.,

2009). Tuy nhiên, đối với các giống có số bông/m2 thấp chưa hẳn là cho năng suất thấp, đối với các giống có số bông/m2 thấp chứng tỏ các giống đó khả năng nở bụi kém từ đó ta có thể gieo sạ hoặc cấy dày lại để nhằm giảm thiểu tối đa khoảng cách giữa các bụi lúa nâng cao năng suất lúa.

Các giống/dòng có số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc biến thiên trong khoảng 51-116 hạt/bông, 58,2-81,5%. Dòng OM5629xTP6 có số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc cao nhất (116 hạt/bông, 81,5%), giống IR28 có số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc thấp nhất (51 hạt/bông, 58,2%), các giống/dòng CTUS4, CTUS5, OM4900 có số hạt chắc/bông tương đương nhau khác biệt không ý nghĩa. Tỷ lệ hạt chắc của các giống/dòng CTUS4, CTUS5, OM4900, BN2, IR28 tương đương nhau không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc là hai chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng thuận tới năng suất của cây lúa. số hạt chắc/bông cũng như tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi từng loại giống lúa, kỹ thuật canh tác và thời vụ nếu trong quá trình trổ bông gặp mưa hoặc bị mặn thì khả năng những bông lúa bị bất thụ cũng như quá trình vào chắc bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Do đó, muốn tăng số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc cần chú trọng kỹ thuật canh tác và thời vụ xuống giống cho phù hợp. Vì vậy, số hạt chắc trên bông cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình chọn tạo giống cần quan tâm.

Trọng lượng 1000 hạt cũng là một chỉ tiêu ảnh hưởng tới năng suất lúa. Các giống/dòng lúa thí nghiệm có trọng lượng hạt biến thiên trong khoảng 21,9-25,6 g. Dòng OM5629xTP6 (25,2g) và OM4900 (25,6g) có trọng lượng 1000 hạt cao nhất khác biệt không ý nghĩa, giống có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất là BN2 (21,9g). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997), trọng lượng hạt cũng là đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất, trọng lượng 1000 hạt ít chịu ảnh hưởng của môi trường do có hệ số di truyền cao nên việc chọn ra các giống có trọng lượng 1000 hạt cao là rất cần thiết để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, trọng lượng 1000 hạt sẽ giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn (Khatun và Flowers., 1995).

Bảng 3.7 Thành phần năng suất và năng suất của 6 giống/dòng lúa thì nghiệm vụ Thu Đông năm 2013

T T Giống/dòng Bông /m2 Hạt chắc/bông % hạt chắc TL.1000 hạt (g) NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha) 1 CTUS4 286a 81b 64,1b 22,8bc 3,78a 5,28a 2 CTUS5 297a 87b 65,8b 22,2bc 4,36a 5,73a 3 OM4900 (ĐCĐP) 205b 90b 66,8b 25,6a 2,86b 4,72b 4 BN2 290a 79c 64,5b 21,9c 3,37ab 5,02ab 5 OM5629x TP6 176b 116a 81,5a 25,2a 3,66ab 5,14ab 6 IR28 (ĐCCN) 201b 51d 58,2b 23,3b 0,79b 2,40c F * * * * * * CV (%) 8.45 6,39 8.83 3,00 14,72 9,54 Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương; ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm; TL.1000 hạt: trọng lượng

1000 hạt; NSTT: năng suất thực tế; NSLT: năng suất lý thuyết; *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, trong

cùng một cột các chữ theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa theo phép

thử Duncan.

Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy năng suất thực tế của các giống/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hai dòng CTUS4 (3,78 tấn/ha), CTUS5 (4,36 tấn/ha) có năng suất thực tế cao nhất khác biệt không ý nghĩa. Hai giống đối chứng OM4900 (2,86 tấn/ha) và IR28 (0,79 tấn/ha) có năng suất thực tế thấp nhất. Năng suất thực tế của các giống/dòng lúa thí nghiệm chưa cao, điều này có thể do bị ảnh hưởng bởi đất nhiễm mặn. Nồng độ muối ức chế lên độ hữu thụ do sự cạnh tranh khác nhau trong nguồn cung cấp carbohydrate giữa sự sinh trưởng dinh dưỡng và nguồn cung cấp ép buộc của những chất này đến bông đang phát triển (Murty,1982). Ngoài ra, sức sống hạt phấn bị giảm dưới điều kiện mặn có thể dẫn đến sự thất bại của việc tạo hạt (Abdullah và ctv., 2001). Sự giảm năng suất của các giống lúa stress mặn cũng đã được báo cáo bởi Gain và ctv., (2004) và Zeng và ctv.,

(2000). Tuy nhiên, ngoài mặt dựa vào năng suất trong chọn một giống lúa để đưa vào canh tác thì còn có các chỉ tiêu khác đi kèm như phẩm chất tốt: mềm cơm, tính thơm, trong mô hình canh tác lúa tôm đặc tính nông học cũng là chỉ tiêu quan trọng quyết định trong chọn giống.

Qua kết quả thí nghiệm trình bài ở bảng 3.7 cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm có năng suất lý thuyết khác biệt ý nghĩa thống kê. Các giống/dòng lúa có năng suất lý thuyết biến thiên từ 2,40-5,71 tấn/ha. Hai dòng CTUS4 (5,28 tấn/ha) và CTUS5 (5,73 tấn/ha) có năng suất lý thuyết cao nhất khác biệt so với giống OM4900 đối chứng địa phương (4,72 tấn/ha), đối với giống đối chứng chuẩn nhiễm IR28 có năng suất lý thuyết thấp nhất (2,40 tấn/ha). Năng suất lý thuyết của một giống nào đó nói lên tiềm năng năng suất của giống đó

có thể đạt được trong quá trình canh tác. Năng suất lý thuyết dựa vào điều kiện chuẩn của lô thí nghiệm.

3.3.3 Tình hình sâu và bệnh hại trên ruộng lúa thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm ngoài đồng, các giống/dòng lúa được theo dõi và đánh giá hàng tuần về tình hình sâu, bệnh cũng như các quá trình phát triển của cây lúa được trình bày trong bảng 3.8. Đa số các giống/dòng lúa thí nghiệm ngoài đồng không bị ảnh hưởng bởi sâu, bệnh. Hầu như các giống/dòng lúa đều không bị rầy nâu và bệnh đạo ôn cổ bông gây hại được đánh giá (cấp 0), riêng giống IR28 (giống đối chứng chuẩn nhiễm) có một vài cây hơi biến vàng do rầy nâu gây hại (cấp 1). Tuy nhiên, các giống/dòng lúa còn có sự biểu hiện và gây hại của một số loại sâu, bệnh như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá và bệnh cháy bìa lá. Đối với sâu cuốn lá các giống/dòng lúa thí nghiệm có từ 11-20% cây bị hại, chủ yếu xuất hiện vào giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Sâu đục thân các giống/dòng lúa thí nghiệm có từ 1-20% cây bị gây hại, có 3 dòng CTUS4, CTUS5 và OM5629xTP6 gây hại (cấp 1), 3 giống còn lại được đánh giá ở mức gây hại (cấp 3), tất cả các giống/dòng lúa này bị gây hại từ lúc làm đòng cho đến vào chắc. Bệnh đạo ôn lá chỉ có 2 giống/dòng lúa CTUS5 và OM4900 bị hại được đánh giá (cấp 1) vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013 (Trang 51)