Xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD (Trang 57)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5. Xây dựng mô hình

Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các cấp trong công tác giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết đúng đắn của phụ nữ và cộng đồng về phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, tăng cường hướng dẫn thực hành và thúc đẩy việc sử dụng bao cao su ở nhóm tuổi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là nhóm có hành vi nguy cơ cao; vận động gia đình, cộng đồng đồng cảm, không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm và hướng dẫn kiến thức chăm sóc tư vấn cho thân nhân của người nhiễm HIV/AIDS; tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng mô hình phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả, tăng cường lồng ghép hoạt động phòng chống AIDS với các hoạt động khác của Hội.

Hầu như tất cả các tỉnh/thành Hội đều đã xây dựng được các mô hình phòng, chống HIV/AIDS trong đó CLB Đồng cảm là một trong những mô hình mạnh và tương đối hiệu quả tại cơ sở do chính phụ nữ thành lập ở nhiều địa phương như thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, An Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Đồng Tháp…đã và đang chứng tỏ tính hiệu quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở cơ sở. Đối tượng tham gia CLB này là thân nhân người nhiễm, hoặc người nghiện chích, họ được vận động tham gia CLB này nhằm hỗ trợ nhau về tinh thần, vật chất…Đây thực sự trở thành tổ ấm thứ hai của họ, nơi tìm thấy sự cảm thông, sự chia sẻ, hỗ trợ và những mặc cảm, sự kỳ thị và phân biệt đối xử không còn. Năm 2008, chương trình mục tiêu quốc gia đã hỗ trợ cho 15 tỉnh xây dựng mới 30 CLB Đồng cảm đồng thời hỗ trợ 10 CLB đã được thành lập năm 2007. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh/thành Hội, đến năm 2008 đã có trên 300 CLB Đồng cảm trên cả nước. Bên cạnh mô hình CLB đồng cảm, nhiều CLB khác với những tên gọi khác nhau nhưng về bản chất nội dung hoạt động thì giống với CLB đồng cảm đã được thành lập, duy trì hoạt động tốt, có hiệu quả, ngày càng thu hút nhiều thành viên tham gia ở nhiều địa phương, như CLB Tình thương và trách nhiệm tỉnh Bắc Ninh, Câu lạc bộ sức khoẻ gia đình ở Hưng Yên, Thanh Hoá… Việc xây dựng các mô hình can thiệp tại cộng đồng đã có nhiều sáng tạo, bài bản hơn với nhiều bài học thực tế do đó đã phát huy được tác dụng là nhằm tuyên truyền, hỗ trợ cho NCH và bị ảnh hưởng, đồng thời chú trọng đến chăm sóc, hỗ trợ cho NCH và gia đình họ. Các mô hình đã thực sự trở thành tổ ấm của những người nhiễm và cũng là nơi tư vấn về sức khỏe cho người thân của họ và những người có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong thực tiễn hoạt động, Ban chủ nhiệm các mô hình đã có cách làm sáng tạo, sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp truyền thông, vận động kết hợp với tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các đối tượng gia

đình có người nhiễm HIV/AIDS, tạo điều kiện giúp đỡ nhiều trường hợp gia đình khó khăn (tạo việc làm, cho vay vốn).

Tiếp tục duy trì sinh hoạt của CLB Phụ nữ trẻ. Thông qua các buổi sinh hoạt CLB, chị em đã được cung cấp những kiến thức và kỹ năng chăm sóc NSVH; được cung cấp các kiến thức về SKSS và các phương pháp tình dục an toàn….CLB đã tạo được không khí cởi mở, thân thiện và thu hút thành viên, qua đó giúp chị em bơt mặc cảm về bản thân và tự tin hơn.

Nhiều mô hình truyền thông phòng, chống AIDS đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như Đội giáo dục đồng đẳng, đội văn nghệ xung kích phòng chống ADIS, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ và tư vấn HIV/AIDS, Nhóm trẻ em gái lang thang phòng chống AIDS, tư vấn qua điện thoại…Nhiều mô hình phòng chống AIDS tích cực đang thu hút ngày càng nhiều phụ nữ tham gia. Mô hình Câu lạc bộ đồng cảm

Ngoài ra, còn có rất nhiều CLB Phòng, chống HIV/AIDS khác nhau được thành lập tại các tỉnh/thành Hội như: CLB Phòng, chống HIV/AIDS; CLB “Lá chắn”; CLB “Bạn giúp bạn”; CLB Đồng cảm; CLB “Phụ nữ với công tác phòng, chống HIV/AIDS”; CLB Tình thương và trách nhiệm.

Có thể nói, Hội liên hiệp PN Việt Nam với mạng lưới hoạt động từ cấp Trung ương xuống cấp xã, phường đã phối hợp chặt chẽ trong công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nhằm chuyển đổi hành vi của hội viên phụ nữ, tác động đến thành viên trong gia đình trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS cũng như đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với các chị em phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Những kết quả mà Hội LHPN Việt Nam đạt được trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được ghi nhận ở nhiều cuộc hội thảo, cuộc họp và nhất là trong dự thảo Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010. Điều đó thể hiện vai trò chỉ đạo đúng

hướng và kịp thời của Trung ương Hội PN đối với các hoạt động của Hội ở tất cả cấp trong việc phối hợp thực hiện mục tiêu chung.

3.3. Đánh giá vai trò của Trung ƣơng Hội

3.3.1. Tiêu chí đánh giá:

Là một trong hai tổ chức chính trị - xã hội (cùng với Đoàn thành niên cộng sảng Hồ Chí Minh) được Chính phủ Việt Nam đánh giá có nhiều đóng góp nổi bật nhất cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS của nước ta, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã thực sự khẳng định được vai trò của mình trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Những đóng góp của Trung ương Hội là sự hỗ trợ rất lớn cho nhà nước để đối mặt với đại dịch thế kỷ này. Phạm vi của Luận văn sẽ đánh giá hiệu quả và sự đóng góp của Trung ương Hội PN Việt Nam được căn cứ trên cơ sở các chức năng cơ bản của một tổ chức chính trị - xã hội như đã phân tích, đó là: tính đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các Hội viên, thành viên trong tổ chức Hội; tập hợp các thành viên trong cộng đồng thực hiện các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và địa phương trong công tác phòng chống HIV/AIDS; tham gia xây dựng và thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các thành viên về HIV/AIDS và các kỹ năng, biện pháp phòng chống HIV/AIDS. Đồng thời để đánh giá vai trò của Trung ương Hội còn dựa vào các tiêu chí đánh giá của Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế với bộ chỉ số về:

- Nhóm chỉ số về chính sách và nỗ lực cho Chương trình HIV/AIDS. Đây là nhóm chỉ số đánh giá về trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách thấy được nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn để từ đó xác định mục tiêu rõ ràng và có hệ thống tổ chức chỉ đạo cụ thể. Các nỗ lực cho

Chương trình HIV/AIDS cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách được giao nhiệm vụ phụ trách các hoạt động của Chương trình. Việc thiết kế mục tiêu và kế hoạch hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành và các ngành cùng tham gia vào quá trình thực hiện. Đồng thời các Chương trình phòng chống HIV/AIDS cần được hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động và phải có tình bền vững;

- Nhóm chỉ số về can thiệp cho nhóm có hành vi nguy cơ cao. Đó là các chỉ số cho thấy nhóm nghiện chích ma tuý có tham gia vào chương trình trao đổi bơm kim tiêm, được tiếp cận các hoạt động giáo dục đồng đẳng và chính những người này sử dụng bơm kim tiêm sạch được cấp phát. Chỉ số can thiệp còn thể hiện số bao cao su đạt chất lượng quốc tế có sẵn tại cộng đồng và được cấp phát cho các đối tượng gái mại dâm, các tụ điểm vui chơi giải trí;

- Nhóm chỉ số về kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Là nhóm chỉ số thông tin giáo dục truyền thông về thực hành tình dục an toàn, tiêm chích an toàn có tác động đến đối tượng có nguy cơ cao là gái mại dâm, những người tiêm chích ma tuý và các kiến thức về phòng HIV/ STIs (các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục) cho các quần thể đích (gái mại dâm, người nghiện chích ma tuý, phụ nữ có thai, người đồng tính luyến ái, thanh niên, các nhà hoạt động cộng đồng);

- Nhóm chỉ số tư vấn, xét nghiệm tự nguyện. Cho biết được các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện với các phòng tư vấn đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn khẳng định HIV/AIDS và tỷ lệ tư vấn thành công;

- Nhóm chỉ số dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Là chỉ số đánh giá các hoạt động giáo dục về sức khoẻ sinh sản cho thanh niên, giúp các phụ nữ đang mang thai tiếp cận với chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con, được tư vấn xét nghiệm và số phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều trị thuộc ARV;

- Nhóm chỉ số chăm sóc, dự phòng các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho biết các nỗ lực để cung cấp các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và những người nhiễm bệnh được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ y tế. Chỉ số này cho thấy hệ thống cung cấp hợp lý thuốc điều trị cho những bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội, đồng thời cho thấy số cán bộ được đào tạo về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục;

- Nhóm chỉ số về an toàn truyền máu. Đây là nhóm chỉ số cho thấy tỷ lệ sàng lọc máu trong an toàn truyền máu, giảm truyền máu toàn phần trong bệnh viện và tỷ lệ hiến máu tình nguyện trong nhóm có nguy cơ cao;

- Nhóm chỉ số về chăm sóc, điều trị và tư vấn hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Đó là mạng lưới chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS nội trú, ngoại trú và tại nhà, Số người tham gia vào các hoạt động chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS được đào tạo. Nhóm chỉ số này thể hiện các loại thuốc điều trị những nhiệm trùng cơ hội có sẵn trong cộng đồng và số người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn, được chăm sóc tại nhà và được tiếp cận điều trị với ARV cũng như số gia đình người nhiễm tham gia vào chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS;

- Nhóm chỉ số về tác động và ảnh hưởng kinh tế, xã hội của HIV/AIDS. Được thể hiện qua tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng đích và sự chấp nhận và không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.

Bộ chỉ số đánh giá này phản ánh đầy đủ các yêu cầu cơ bản đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Mức độ tham gia của các đơn vị thể hiện qua việc đáp ứng được những nhóm chỉ số đánh giá trên đây. Tuy nhiên nhiều chỉ số sẽ được sử dụng để đánh giá hoạt động của các cơ quan chuyên môn về y tế hơn là phù hợp đối với các tổ chức khác. Do đó tuỳ đặc điểm của từng loại hình tổ chức, dự án mà ta nên lựa chọn các tiêu chí đánh giá sao cho hợp lý.

Khuôn khổ của Luận văn xem xét vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam nói riêng trong công tác phòng chống HIV/AIDS với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội nên vừa đảm bảo chỉ ra được các đặc trưng của tổ chức chính trị - xã hội cũng như những hiệu quả theo tiêu chí của Bộ y tế đối với các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Hội phụ nữ do đó Luận văn sẽ đưa ra những đánh giá chung nhất về vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các tiêu chí đã nêu.

3.3.2. Đánh giá sự đóng góp của Trung ương Hội PN Việt Nam trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS. trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

Sự bùng nổ nhanh chóng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát của đại dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan ngại cho mọi quốc gia trên thế giới. Đảng, Nhà nước ta coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành và đòi hỏi các đơn vị phải có chiến lược, Chương trình hành động nhằm hỗ trợ nhà nước khắc phục các hậu quả do đại dịch gây ra cũng như ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng. Những yêu cầu, những chính sách đã được Đảng, Chính phủ đã được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản, cụ thể hoá thành các Luật, Chiến lược, các Chương trình mục tiêu quốc gia....và được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước trong nhiều thập kỷ. Công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thành mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta cũng như các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị Việt Nam. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, do đó Hội cũng phải có các chương trình mục tiêu chiến lược của riêng mình để thực hiện tốt mục tiêu của Đảng và nhà nước đối với công tác này và Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam là một trong những cấp thực thi tốt nhiệm vụ này. .

a. Chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các thành viên, hội viên trong tổ chức.

Là tổ chức tập hợp đông đảo các chị em phụ nữ Việt Nam, ngay từ đầu, Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng này đặc biệt trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Trước sự kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề, hà khắc của cộng đồng đối với những người bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhiều chị em phụ nữ, các em bé bị nhiễm hoặc gia đình có người bị nhiễm HIV/AIDS đã gặp phải những khó khăn trong đời sống tinh thần và các hoạt động kinh tế. Hầu hết các chị em bị nhiễm HIV/AIDS không dám đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được nhận sự hỗ trợ từ các dịch vụ y tế hoặc nếu đến thì nhận được sự lạnh lùng, xa lánh của nhân viên y tế. Đồng thời, những trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS còn bị người thân trong gia đình xa lánh, đuổi ra khỏi nhà hoặc ăn, ở riêng, không được chăm sóc làm cho tình trạng sức khoẻ của họ càng trở nên trầm trọng, nhiều người đang có việc làm thì bị buộc thôi việc v/v dẫn đến tình trạng không ít người nhiễm HIV cố tình dấu tình trạng bệnh tật của mình và thực hiện hành vi lây nhiễm cho người khác “để trả thù đời„. Mặt khác, người thân của những người bị nhiễm HIV/AIDS cũng bị xã hội xa lánh, không thể tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh tế, các em nhỏ không được tiếp tục đến trường hoặc phải bỏ nhà đi nơi khác sống v/v. Phụ nữ với tư cách là người vợ, người mẹ, người chị, em, bà trong gia đình là những người chịu tác động trực tiếp khi có thành viên trong gia đình vị lâu nhiễm HIV/AIDS. Họ có thể sẽ là người bị nhiễm HIV/AIDS, là người chăm sóc thành viên bị nhiễm bệnh và là lao động chính trong gia đình. Trong bối cảnh xã hội chưa chấp nhận HIV/AIDS như là một căn bệnh xã hội và khi sự phân biệt kỳ thị vẫn diễn ra một cách phổ biến thì phụ nữ vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội.

Thấu hiểu những vất vả và nỗi đau của các hội viên, Trung ương Hội PN đã coi công tác phòng chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ trong tâm của Hội, là

Một phần của tài liệu Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)