Mục đích và các đặc trưng của Hội:

Một phần của tài liệu Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD (Trang 28)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Mục đích và các đặc trưng của Hội:

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Với mục đích như vậy, Hội phải thường xuyên gần gũi, nắm sát các nhu cầu, lợi ích, các vấn đề của từng thành viên để từ đó hỗ trợ các hội viên của mình giải quyết những khúc mắc, những khó khăn trong đời sống xã hội.

Hội mang đầy đủ những đặc trưng của một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam với cơ cấu hoạt động rộng khắp gồm 4 cấp từ Trung ương đến, Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là cấp tỉnh) đến cấp Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi là cấp huyện) đến cấp Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp xã).

Cơ quan lãnh đạo cao nhất ở mỗi cấp Hội là Đại hội đại biểu phụ nữ hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó. Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần. Trường hợp đặc biệt do Hội liên hiệp phụ nữ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. Thành phần, số lượng đại biểu Đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập. Thành phần đại biểu chính thức của Đại hội mỗi cấp gồm: Uỷ viên Ban Chấp hành đương nhiệm; Đại biểu bầu từ dưới lên; Đại biểu chỉ định (không quá 10%). Ban Chấp hành các cấp do Đại hội cấp đó bầu ra là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội. Ban Chấp hành TW Hội bầu ra Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Ban Chấp hành các cấp (tỉnh, huyện, cơ sở) bầu ra Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch.

Như trên đã phân tích, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trên cơ sở những nhu cầu của thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam

đã nhìn thấy vai trò, sức mạnh tổng hợp của những phụ nữ Việt Nam nên đã sáng suốt phát huy nguồn lực to lớn này cho phong trào giải phóng đất nước và thực tế đã chứng minh sự thành công đó.

Các thành viên tham gia hội phụ nữ ở các cấp, các ngành đều mang tính tự nguyện hoặc do vận động, thuyết phục để góp sức giải quyết cac vấn đề chung của đất nước, hiện thực hoá, xã hội hoá các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đồng thời cũng hỗ trợ các hội viên phụ nữ các cấp khắc phục hoàn cảnh khó khăn, cải thiện đời sống. Là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam tiếp nhận nguồn ngân sách của nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động của Hội. Các cán bộ chuyên trách của Hội thuộc biên chế và được hưởng lương theo ngạch công chức nhà nước và cũng đều có thể là những thành viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Do đó các cán bộ chuyên trách này có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động của Hội đi theo đúng mục tiêu của nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)