7. Kết cấu luận văn
2.3. Đóng góp của các tổ chức quần chúng
Mức chi tiêu đầu người cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam là 0,09 USD năm 1992 là rất thấp so với Thái Lan (0,9 USD). Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 1999, phần lớn kinh phí của Việt Nam, đặc biệt là kinh phí của Chính phủ phân bổ chủ yếu cho công tác chăm sóc y tế và tư vấn. Tổng kinh phí từ tất cả các nguồn phân bổ cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong thời gian ba năm đó lên đến 24,1 triệu USD. Năm 1999, khoảng 7 triệu USD huy động từ tất cả các nguồn lực đã được chi cho hoạt động này. Trong những năm gần đây chính phủ đã tăng một cách đáng kể nguồn ngân sách trong nước cho công tác phóng chống HIV/AIDS lên 80 tỷ đồng năm 2005 và 150 tỷ đồng năm 2007. Đồng thời chính phủ cũng đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Trước những bức xúc của đại dịch HIV/AIDS gây ra ngày càng nghiêm trọng, nhiều tổ chức dân sự đã đựơc thành lập, nhiều cơ quan, tổ chức cũng hình thành nên các phòng, ban chuyên về công tác phòng chống HIV/AIDS, nhiều tổ chức NGO trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS được thành lập tại Việt Nam. Trong thực tế, các tổ chức này đã có nhiều đóng góp quan trọng hỗ trợ chính phủ về các nguồn lực khác nhau trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS. Theo nguồn thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tổng kinh phí được huy động từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2011 là 134,6 triệu USD, bao gồm 29 dự án đã kết thúc (10,188 triệu USD) và 27 dự án đang triển khai (124,5 triệu USD). Hoạt động của các dự án hướng đến hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS và giúp những người nhiễm và sống chung với HIV/AIDS cải thiện cuộc sống, nâng cao nhận thức cho cộng đồng cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam thừa nhận vấn đề HIV/AIDS đang là mối quan tâm hàng đầu và thể hiện tinh thần thẳng thắn giải quyết bệnh dịch này là nhất Bộ Y tế nhưng cam kết này chưa được chia sẻ đồng đều giữa các Bộ, ngành và các tổ chức. Hơn nữa hiện nay còn thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS. Ở cấp tỉnh, cho dù các Uỷ ban phòng chống HIV/AIDS đã được thành lập và hiện đang vận hành nhưng vẫn chưa có một quy trình cho việc lập kế hoạch triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và còn thiếu những cán bộ được đào tạo bài bản. Ngoài ra số cán bộ có năng lực tốt ở một số tỉnh lại bị quá tải vì phải tham gia thực hiện các dự án do nước ngoài tài trợ trong khi đang làm công việc chuyên môn tại cơ quan. Hơn nữa quy trình lập kế hoạch hiện nay với sự tham gia
của các cơ quan Trung ương và địa phương chỉ cho phép nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ các sáng kiến mới liên quan đến nhóm nguy cơ cao.
So với nhiều quốc gia trên thế giới, mức độ lây nhiễm ở Việt Nam nói chung còn thấp, song không có dấu hiệu thuyên giảm và đang ngày càng lan rộng ra cộng đồng chứ không khu trú ở nhóm nguy cơ cao. Các cấp chính quyền địa phương đôi khi tạo ra ý thức trách nhiệm về sự an toàn giả tạo đối với căn bệnh HIV do dựa trên số liệu ước tính về nạn dịch HIV của nhiều năm trước trong khi tại thời điểm báo cáo con số đã tăng lên rất nhiều. Thêm vào đó, do sự nhận thức thiếu thực tế nên các cơ quan, cán bộ của chính phủ nên các cấp chính trị vẫn đang có xu hướng coi HIV/AIDS là „tệ nạn xã hội” và đẩy toàn bộ trách nhiệm cho nhóm những người có nguy cơ cao thay vì xem xét đó là một vấn đề xã hội. Bên cạnh đó định kiến về HIV/AIDS vẫn còn rất phổ biến, trong đó có cả ở các cán bộ y tế và cán bộ lãnh đạo tham gia phòng chống HIV/AIDS nên các nỗ lực phòng chống đại dịch này có khi gặp nhiều trở ngại.
Nói tóm lại, Việt Nam là quốc gia không ngoại lệ trong cơn khủng hoảng về đại dịch HIV/AIDS. Chính phủ, nhân dân Việt Nam đã và đang cùng chung tay để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của đại dịch ra cộng đồng và không ngừng có thêm các nỗ lực để khắc phục hậu quả về kinh tế và xã hội do HIV/AIDS gây ra. Các nguồn lực từ các cá nhân, các tổ chức trong nước và quốc tế, chính phủ và phi chính phủ đã được huy động để hỗ trợ ngăn chặn sự bùng nổ của căn bệnh thế kỷ này, nhưng có vẻ như cuộc chiến này còn kéo dài và phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA TRUNG ƢƠNG HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM 3.1. Vai trò của Trung ƣơng Hội PN Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ nên ngay từ đầu khi đại dịch bùng phát Hội đã xác định đây là căn bệnh nguy hiểm và sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ, trẻ em, do đó Hội cần tham gia tích cực trong chương trình này. Trung ương Hội PN Việt Nam là một thành viên của Uỷ ban Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm quốc gia vì vậy Trung ương Hội xác định phòng chống HIV/AIDS là một trong những chương trình công tác trọng tâm. Phòng chống lây nhiễm HIV chính là sự đảm bảo tiến bộ, bình đẳng và phát triển cho phụ nữ, đảm bảo hạnh phúc của mỗi gia đình.
Trước hết, Trung ương Hội đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng chống HIV/AIDS có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho chị em phụ nữ trong cả nước đồng thời xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động đối với công tác phòng chống HIV/AIDS ở cấp Trung ương và các cấp Hội tại địa phương. Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phòng, chống HIV/AIDS và chăm sóc sức khoẻ được thành lập và là một bộ phận của quan trọng của Trung ương Hội PN Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ các địa phương trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Trung tâm trở thành cơ quan điều phối các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Trung ương Hội đối với các hoạt động ở cấp địa phương đồng thời giúp Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng chống HIV/AIDS của Trung ương Hội thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Ngoài ra, Trung ương Hội PN Việt Nam còn là đơn vị liên kết, phối hợp với các Chương trình phòng chống HIV/AIDS của các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế trong việc huy động nguồn lực vật chất và con người, đào tạo kiến thức, triển khai các dự án xuống các địa phương nhằm giúp đỡ hội viên của Hội trong công tác phòng chống HIV/AIDS như Cục phòng chống HIV/AIDS, GIPA, UNAIDS, Ngân hàng thế giới, v/v.
Như vậy, Trung ương Hội PN Việt Nam thực hiện ba vai trò chủ yếu trong công tác phòng chống HIV/AIDS, tham mưu cho các đơn vị triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cấp trung ương trong việc xây dựng chương trình hành động nhằm đảm bảo lợi ích cho chị em phụ nữ. Trung ương Hội là đơn vị chỉ đạo các cấp hội địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đã được đề ra liên quan đến công tác phòng chống HIV/AIDS và cuối cùng Trung ương Hội PN thực hiện vai trò liên kết, phối hợp với các đơn vị, các tổ chức để huy động nguồn lực phục vụ cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội, các mục tiêu, kế hoạch sẽ được hiện thực hoá tại các địa phương.
3.2. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Trung ƣơng Hội PN Việt Nam năm 2007 - 2008.
Trước tình hình đại dịch HIV/AIDS lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của phụ nữ riêng và toàn xã hội nói chung, trong nhiều năm qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam với vai trò và chức năng của mình đã có nhiều hoạt động để hỗ trợ các cơ quan liên quan cấp Trung ương và các cấp theo ngành dọc triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Những hoạt động của Trung ương Hội được triển khai
thực hiện đều đảm bảo chức năng, vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội và hoàn thành các nhiệm vụ do Đảng, Chính phủ giao cho.
Ngày 12 tháng 4 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg về việc Kiện toàn Uỷ ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Là một thành viên trong Uỷ ban này, Trung ương Hội đã xây dựng các kế hoạch hành động và đã thu được những kết quả nhất định.
3.2.1. Tham mưu, chỉ đạo thực hiện Chương trình phòng chống HIV/AIDS. HIV/AIDS.
Trung ương Hội đã hướng dẫn các cấp Hội xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với thực tế và nguồn lực tại địa phương trên cơ sở định hướng chung của Chương trình phòng chống AIDS quốc gia. Lập kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Hội năm 2007 và 2008 trên cơ sở định hướng của Cục phòng chống HIV/AIDS. Các hoạt động của Hội tập trung vào thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi trong công tác phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc, hỗ trợ người có HIV/AIDS thông qua các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm Phụ nữ, sinh hoạt CLB, truyền thông trên hệ thống loa phát thanh, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham mưu, chỉ đạo, định hướng các tỉnh/thành Hội xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS các năm căn cứ vào thực hiện tình hình của từng tỉnh, phù hợp với định hướng chung và chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Trung ương Hội đảm bảo 100% các tỉnh/thành Hội có hướng dẫn, chỉ đạo các cấp Hội thực hiện kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2007 và 2008 trên cơ sở định hướng của Trung ương Hội và cụ thể hoá những định hướng đó thành kế hoạch hoạt động của từng tháng, từng quý phù hợp với địa phương.
Chỉ đạo các cấp Hội lồng ghép công tác phòng chống HIV/AIDS với các chương trình công tác Hội, trong đó đẩy mạnh thực hiện tốt phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Hội hướng dẫn 01 tỉnh duy trì sinh hoạt của 10 CLB Đồng cảm được thành lập năm 2007 và chỉ đạo 15 tỉnh xây dựng mới mô hình CLB Đồng cảm trong năm 2008. Đồng thời định hướng các nội dung tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã/phường có mô hình CLB.
Tập trung xây dựng các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại Hội PN toàn quốc lần thứ X, trong đó có đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ” và chương trình “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”
Chỉ đạo các tỉnh/thành Hội thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2008 do Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm phát động.
3.2.2. Công tác thông tin, giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. thay đổi hành vi.
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ hội, Trung ương Hội PN Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở những kiến thức về căn bệnh HIV/AIDS, các đường lây truyền, cách phòng tránh, các kỹ năng chăm sóc, tư vấn cho những người nhiễm hay người thân của người nhiễm HIV/AIDS. Các lớp tập huấn này thực sự đã đem lại những kiến thức bổ ích cho cán bộ, hội viên cơ sở. Cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở sau khi được tham gia lớp tập huấn đã trở thành tuyên truyền viên tích cực trong phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng.
Để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục về kiến thức HIV/AIDS và cung cấp thông tin về HIV/AIDS nhằm hỗ trợ cho việc thay đổi hành vi, Bản tin HIV/AIDS và Sức khoẻ sinh sản do Trung tâm Thông tin – Tư liệu của Trung ương Hội PN phát hành hàng tuần và được phát miễn phí cho Hội PN các cấp và các đối tượng tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS ở cơ sở. Bản tin này với dung lượng không nhiều nhưng đã thường xuyên cập nhật và cung cấp những kiến thức, thông tin cơ bản nhất, dễ hiểu cho cộng đồng về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Hội năm 2007-2008, mảng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi được xem là nội dung quan trọng trong công tác phòng chống AIDS. Các kết quả đạt được trong 02 cụ thể như sau:
- Phát hành bản tin nhanh hàng tuần cập nhật về tình hình HIV/AIDS và thông tin hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các cấp Hội PN đã được biên soạn và in ấn gửi lãnh đạo Hội và một số tỉnh/thành Hội. Bản tin cũng đồng thời đưa ra những điển hình, những mô hình hay, hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS; một số thông tin dưới dạng hỏi đáp làm tài liệu sinh hoạt cho hội viên phụ nữ cơ sở cũng đã được đưa vào bản tin;
- Tổ chức cuộc thi Tiểu phẩm "Người cao tuổi và HIV/AIDS" giữa các CLB Đồng cảm Người cao tuổi của 4 tỉnh/ thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Nam Định. Cuộc thi đã được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá rất cao về hiệu quả truyền thông phòng, chống HIV/AIDS thông qua hình thức sân khấu hóa. Các tiểu phẩm tham dự thi không chỉ đơn giản đưa ra thông điệp về tác động của HIV/AIDS đối với phụ nữ mà đã đưa ra được những giải pháp nhằm giảm tác động đó. Nội dung các tiểu phẩm hầu hết được xây dựng từ những hoàn cảnh thực tiễn đã được CLB giúp đỡ;
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện hoạt động truyền thông: tọa đàm, trình diễn các tiểu phẩm và chuyên mục, bản tin về HIV/AIDS được đăng tải trên Chương trình Phát thanh phụ nữ Đài Tiếng nói Việt Nam; diễn đàn về vai trò của người cao tuổi trong phòng chống HIV/AIDS trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và thông tin trên Đài truyền hình Hà Nội; Trung ương hội còn có các bài, phóng sự về hoạt động phòng chống AIDS của Hội nói riêng và các hoạt động phòng, chống AIDS nói chung đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, trang web như: Phụ nữ Việt Nam, Tuổi trẻ thủ đô, Sức khỏe đời sống, Tạp chí Lao động xã hội, trang web của Hội, trang web của Trung tâm Truyền thông giáo dục TW;
- Thường xuyên giám sát, hỗ trợ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các tỉnh/thành Hội khi có nhu cầu. Các hoạt động hỗ trợ thường tập trung vào nâng cao năng lực và thành lập mô hình;
- Hưởng ứng tháng chiến dịch truyền thông, Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS năm 2007 và Tháng hành động quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm 2008 do UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm phát động, Trung