7. Kết cấu luận văn
1.3.4. Vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam:
Trung ương Hội PN Việt Nam là cơ quan cao nhất của Hội PN Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, định hướng, xây dựng, triển khai, giám sát các mục tiêu, kế hoạch hoạt động của Hội viên theo chiều dọc từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở các kế hoạch và mục tiêu chung của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp phát triển đất nước cũng như giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong đời sống xã hội. Đồng thời Trung ương Hội là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội triển khai rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ cả nước thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trung ương hội có nhiệm vụ quản lý, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố. Đồng thời, Trung ương hội còn thực hiện vai trò theo dõi, đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sắp xếp
đội ngũ cán bộ nữ và tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và nhà nước đối với phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, Trung ương Hội thực hiện nhiệm vụ tham vấn cho các cấp Bộ, ngành, các cơ quan liên quan cấp trung ương trong việc ban hành các chính sách, chương trình phát triển đất nước có liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của chị em phụ nữ cũng như bày tỏ tâm tư nguyện vọng của đa số chị em phụ nữ Việt Nam lên cấp cao hơn nhằm tạo sự chú ý đối với nhà nước, chính phủ để từ đó có các biện pháp giải quyết những khó khăn mà chị em phụ nữ gặp phải trong cuộc sống hành ngày. Trung ương Hội PN cũng là đơn vị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quan để phối hợp thực hiện các hoạt động liên ngành.
Trung ương Hội ban hành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm hướng dẫn các cấp Hội thực hiện việc tuyển chọn các hội viên và thực hiện các chức năng khác của hội. Trung ương Hội phải thường xuyên nắm bắt tình hình ở địa phương liên quan đến đời sống của chị em phụ nữ để nhanh chóng có các hướng dẫn chỉ đạo, giúp các cấp theo ngành dọc và các ngành liên quan tìm ra giải pháp kịp thời.
Mặt khác Trung ương Hội PN Việt Nam với tư cách là cơ quan cao nhất của tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ còn là cầu nối các tổ chức dân sự khác trong xã hội, trong việc hỗ trợ các nguồn lực về vật chất và tinh thần để giúp chị em phụ nữ trên khắp các địa phương Việt Nam giải quyết các khó khăn trong đời sống sinh hoạt cũng như góp phần giúp chính phủ Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động xã hội.
Nói tóm lại, là một bộ phận quan trọng trong một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, Trung ương Hội PN Việt Nam có trọng trách quan trọng định hướng cho hàng ngàn chị em phụ nữ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình khi là thành viên của Hội, và giúp đỡ các thành viên thực hiện được nguyện vọng, đạt được những lợi ích của riêng mình.
1.4. Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời (HIV/AIDS):
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
Sau khi nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau:
- Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân... kiểu như bị cảm cúm.
- Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu) cũng không biết mình bị nhiễm. Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.
- Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy... Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.
- Giai đoạn bệnh AIDS: thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch... Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn
này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh (Thuốc ARV).
HIV lây qua 3 đường: - Lây qua đường máu:
+ Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích hoặc dụng cụ xuyên qua da không được tiệt trùng. Ví dụ dùng chung bơm kim tiêm ở nhóm người nghiện chích ma túy.
+ Truyền máu hoặc các sản phẩm thương mại từ máu mà không sàng lọc nhiễm HIV.
- Quan hệ tình dụng không an toàn với người nhiễm HIV. Ví dụ quan hệ tình dục không an toàn với người có hành vi nguy cơ cao như phụ nữ mại dâm, người tình dục đồng giới nam.
- Mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con từ trong bào thai, trong khi đẻ và cho con bú.
Liên quan đến khái niệm HIV/AIDS còn một số thuật ngữ liên quan khác như:
- Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV.
- Kỳ thị là thái độ khinh thường hay không tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc người bị nghi ngờ nhiễm HIV.
- Phân biệt đối xử là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến, từ chối hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
- Hành vi nguy cơ cao là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi dễ làm lây nhiễm HIV khác.
- Phơi nhiễm với HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV.
- Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS là việc thu thập thông tin định kỳ và hệ thống về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác nhau để biết được chiều hướng và kết quả theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS;
- Giám sát trọng điểm HIV/AIDS là việc thu thập thông tin thông qua xét nghiệm HIV theo định kỳ và hệ thống trong các nhóm đối tượng được lựa chọn để theo dõi tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV qua các năm nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
- Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
- Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người;
- HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người đã được xác định nhiễm HIV.
- Nhóm giáo dục đồng đẳng là những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ, lối sống.
- Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc.
- Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là các biện pháp:
tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch,
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV.
- Người bị ảnh hưởng do HIV/AIDS là những thành viên cùng sống trong gia đình của người nhiễm HIV hoặc người bị bệnh AIDS.
1.5. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Nhận thấy nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước ta coi phòng chống AIDS là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, điều này được thể hiện rõ qua các văn bản như Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ tư - khoá VII, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII đặc biệt là Chỉ thị số 52 - CT/TW ngày 11/03/1995 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống AIDS. Các văn bản trên đã đề ra đường lối, chính sách, các định hướng cơ bản về phòng chống nhiễm HIV/AIDS, làm cơ sở cho việc xây dựng pháp luật cũng như trực tiếp chỉ đạo các cấp ủy Đảng cùng với chính quyền và các đoàn thể quần chúng chú trọng công tác này.
Pháp lệnh phòng chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được ban hành đã đặt cơ sở nền tảng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Đến nay, ngoài Pháp lệnh nói trên đã có trên 40 văn bản qui phạm pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS bao gồm các nhóm văn bản qui phạm pháp luật qui định trực tiếp về phòng chống nhiễm HIV/AIDS; qui định về bộ máy tổ chức và hoạt động của công tác phòng chống AIDS và các văn bản khác có liên quan.
Trong số các văn bản trên, phải kể đến Nghị định số 34/CP ngày 01/06/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phòng chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Quyết định số 2557/BYT - QĐ của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành qui định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS; Quyết định 1418/2000/QĐ - BYT ngày 04/5/2000 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam; Quyết định số 1451/2000/QĐ - BYT ngày 08/5/2000 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS; Thông tư liên tịch số 14/TTLT - BLĐTBXH - BYT ngày 16/6/2000 hướng dẫn quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại Cơ sở chữa bệnh thuộc Ngành lao động - thương binh và xã hội.
Ngày 20 tháng 5 năm 2005, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 423/QĐ-TTg về việc Thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam thuộc Bộ Y tế trên cơ sở tách chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức về phòng, chống HIV/AIDS từ Cục Y tế dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS. Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động về lĩnh vực phòng, chống HIV/ AIDS trong phạm vi cả nước.
Như vậy, với những văn bản này đã khẳng định, Đảng và nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống HIV/AIDS và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Và Chính phủ đã huy động nguồn lực tài chính lớn để hỗ trợ cho hoạt động này đồng thời kêu gọi các tổ chức trong nước và quốc tế góp sức cùng Việt Nam chống lại đại dịch HIV/AIDS đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.
Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ HIV/AIDS Ở VIỆT NAM 2.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Viêt Nam.
Kể từ trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay đại dịch HIV đang lan rộng nhanh chóng trong phạm vi cả nước và đã xuất hiện ở 64 tỉnh/thành. Một số tỉnh đã có 100% số xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS. Ước tính có khoảng 300.000 người dân Việt Nam đang sống chung với HIV/AIDS (tăng từ 96.000 người năm 1996). Tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn (từ 15 đến 48 tuổi) chiếm khoảng 0,5%. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, gái mại dâm còn cao hơn nhiều (khoảng 33% trong nhóm tiêm chích ma tuý và 16% trong nhóm bán dâm). Ước tính có khoảng gần 90.000 người Việt Nam đã chết vì AIDS. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 18.000 đến 39.000 người nhiễm HIV/AIDS, trung bình 50-100 người chết mỗi ngày. Tuy nhiên, số liệu báo cáo này không phản ánh đầy đủ số người nhiễm HIV/AIDS vì nhiễm HIV/AIDS rất phức tạp về cơ chế bệnh sinh, đa dạng về đường lây truyền và có thời kỳ ủ bệnh kéo dài không có triệu chứng, số người bị nhiễm HIV/AIDS trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo.
Trước sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự cam kết chính trị ở cấp cao đối với công cuộc phòng chống HIV/AIDS, cụ thể là sự đồng ý Tuyên bố cam kết của phiên họp Đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về HIV/AIDS. Các nhà đại diện cấp cao đã nhiều lần phát biểu về tầm quan trọng của việc đối phó với đại dịch HIV/AIDS và đã có những chính sách rất tiến bộ. Năm 1994, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS mang tính liên ngành dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng. Uỷ ban không nằm trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế, bao gồm nhiều Bộ, ngành và
thành viên của các tổ chức quần chúng cùng tham gia vào quá trình tạo dựng một môi trường thuận lợi cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc và hỗ trợ những người nhiễm HIV/AIDS trong diện rộng. Các chi nhánh của Ủy ban được thành lập ở cấp địa phương tại 64 tỉnh/thành và các tổ chức quần chúng. Các tổ chức này đóng vai trò đầu mối chính thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS tại địa phương.
2.2. Phụ nữ là đối tƣợng bị tổn thƣơng do HIV/AIDS.
Cùng với sự hỗ trợ của giới chức chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và những nỗ lực bình đẳng giới, người phụ nữ đang không ngừng cố gắng để khẳng định mình. Song, có một thực tế đáng buồn, trong khi toàn thế giới đang cố gắng thực hiện 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ được đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thì mỗi ngày, lại có thêm hàng trăm phụ nữ và trẻ em bị lây nhiễm HIV được phát hiện. Làm sao có thể đạt được mục tiêu nâng cao chất