Công tác thông tin, giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức và thay

Một phần của tài liệu Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD (Trang 49)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Công tác thông tin, giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức và thay

thay đổi hành vi.

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ hội, Trung ương Hội PN Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở những kiến thức về căn bệnh HIV/AIDS, các đường lây truyền, cách phòng tránh, các kỹ năng chăm sóc, tư vấn cho những người nhiễm hay người thân của người nhiễm HIV/AIDS. Các lớp tập huấn này thực sự đã đem lại những kiến thức bổ ích cho cán bộ, hội viên cơ sở. Cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở sau khi được tham gia lớp tập huấn đã trở thành tuyên truyền viên tích cực trong phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng.

Để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục về kiến thức HIV/AIDS và cung cấp thông tin về HIV/AIDS nhằm hỗ trợ cho việc thay đổi hành vi, Bản tin HIV/AIDS và Sức khoẻ sinh sản do Trung tâm Thông tin – Tư liệu của Trung ương Hội PN phát hành hàng tuần và được phát miễn phí cho Hội PN các cấp và các đối tượng tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS ở cơ sở. Bản tin này với dung lượng không nhiều nhưng đã thường xuyên cập nhật và cung cấp những kiến thức, thông tin cơ bản nhất, dễ hiểu cho cộng đồng về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Hội năm 2007-2008, mảng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi được xem là nội dung quan trọng trong công tác phòng chống AIDS. Các kết quả đạt được trong 02 cụ thể như sau:

- Phát hành bản tin nhanh hàng tuần cập nhật về tình hình HIV/AIDS và thông tin hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các cấp Hội PN đã được biên soạn và in ấn gửi lãnh đạo Hội và một số tỉnh/thành Hội. Bản tin cũng đồng thời đưa ra những điển hình, những mô hình hay, hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS; một số thông tin dưới dạng hỏi đáp làm tài liệu sinh hoạt cho hội viên phụ nữ cơ sở cũng đã được đưa vào bản tin;

- Tổ chức cuộc thi Tiểu phẩm "Người cao tuổi và HIV/AIDS" giữa các CLB Đồng cảm Người cao tuổi của 4 tỉnh/ thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Nam Định. Cuộc thi đã được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá rất cao về hiệu quả truyền thông phòng, chống HIV/AIDS thông qua hình thức sân khấu hóa. Các tiểu phẩm tham dự thi không chỉ đơn giản đưa ra thông điệp về tác động của HIV/AIDS đối với phụ nữ mà đã đưa ra được những giải pháp nhằm giảm tác động đó. Nội dung các tiểu phẩm hầu hết được xây dựng từ những hoàn cảnh thực tiễn đã được CLB giúp đỡ;

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện hoạt động truyền thông: tọa đàm, trình diễn các tiểu phẩm và chuyên mục, bản tin về HIV/AIDS được đăng tải trên Chương trình Phát thanh phụ nữ Đài Tiếng nói Việt Nam; diễn đàn về vai trò của người cao tuổi trong phòng chống HIV/AIDS trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và thông tin trên Đài truyền hình Hà Nội; Trung ương hội còn có các bài, phóng sự về hoạt động phòng chống AIDS của Hội nói riêng và các hoạt động phòng, chống AIDS nói chung đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, trang web như: Phụ nữ Việt Nam, Tuổi trẻ thủ đô, Sức khỏe đời sống, Tạp chí Lao động xã hội, trang web của Hội, trang web của Trung tâm Truyền thông giáo dục TW;

- Thường xuyên giám sát, hỗ trợ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các tỉnh/thành Hội khi có nhu cầu. Các hoạt động hỗ trợ thường tập trung vào nâng cao năng lực và thành lập mô hình;

- Hưởng ứng tháng chiến dịch truyền thông, Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS năm 2007 và Tháng hành động quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm 2008 do UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm phát động, Trung ương Hội đã chủ động xây dựng và tìm kiếm nguồn lực, phối hợp với các cơ quan Đảng (Ban dân vận TW, Ban khoa giáo TW, v/v), cơ quan chuyên môn (Cục AIDS – Bộ Y tế), tổ chức quốc tế (UNAIS), tổ chức tôn giáo (nhà chùa, nhà thờ) tổ chức các hoạt động truyền thông đa dạng và có hiệu quả đồng thời chỉ đạo các tỉnh/thành Hội thực hiện các hoạt động trên quy mô rộng, như Tổ chức mít tinh cho khoảng gần 500 cán bộ TW Hội về nội dung phòng, chống HIV/AIDS, sau mít tinh có diễu hành quần chúng qua một số tuyến phố chính tại Hà Nội; Phối hợp với UNICEF tổ chức diễn đàn Thanh niên với hoạt động phòng, chống lây truyền từ mẹ sang con cho 500 đoàn viên, thanh niên thuộc

Khối các cơ quan TW; Chỉ đạo mít tinh và diễu hành quần chúng tại Thái Bình; treo băng rôn về các khẩu hiệu của Tháng hành động.

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống AIDS với chủ đề “Giữ vừng cam kết ngăn chặn AIDS”, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với TW Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TW Hội Sinh viên và Trường Đại học Quốc gia tổ chức “Chiến dịch truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên, sinh viên” với sự tham gia của thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS cho chị em phụ nữ và cộng đồng được Hội PN cơ sở thực hiện rất hiệu quả.

Nhiều chiến dịch truyền thông, các buổi nói chuyện chuyên đề về HIV/AIDS cho cán bộ, hội viên thân nhân người nhiễm HIV/AIDS đã được TW hội cũng như Hội PN cấp cơ sở thực hiện. Các hội thi tìm hiểu kiến thức phòng chống HIV/AIDS, các cuộc tọa đàm được tổ chức nhằm cung cấp cho phụ nữ, người dân trong cộng đồng các kiến thức cơ bản về phòng chống HIV/AIDS và hướng dẫn họ cách phòng tránh. Bên cạnh các hình thức thông tin tuyên truyền tại cộng đồng, công tác tuyên truyền còn được thực hiện rất hiệu qủa trên các phương tiện thông tin đại chúng của các địa phương với sự tham gia của Hội PN cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)