TH IN Đ IU KHI NÔ TÔ T XA
2.5.2. Lp trình vi LabVIEW
Để làm việc với phần mềm LabVIEW ta thao tác trên 2 cửa sổ là Front Panel và Block Diagram. Hai cửa sổ này sẽ xuất hiện sau khi ta khởi động phần mềm LabVIEW. Hình 2.26 minh họa giao diện làm việc chính của LabVIEW.
55
Cửa sổ Front Panel hay còn gọi là giao diện người dùng. Của sổ này dùng để
khởi tạo các Control (Input) và các Indicator (ouput). Nghĩa là trên cửa sổ này ta có thể
thiết lập các thông số đầu vào của một ứng dụng nào đó và có thể thấy được kết quả
khảo sát hay tính toán của ứng dụng đó.
Cửa sổ Block Diagram là cửa sổdùng đểngười lập trình khởi tạo, viết các thuật toán cho ứng dụng của mình. Đó bao gồm các hàm toán học (cộng, trừ, nhân, chia, đạo hàm, tích phân, ma trận…), các hàm lặp (while loop), các hàm tạo trễ… Nghĩa là trên cửa sổ Block Diagram chứa những thuật toán giải quyết các bài toán ứng dụng mà
người lập trình khởi tạo và có thể điều khiển và hiển thị kết quả trên cửa sổ Front Panel.
Các hàm tính toán có liên quan trong của sổ Block Diagram được nối với nhau bằng dây dẫn theo kiểu truyền tín hiệu. Đây cũng là một lợi điểm của LabVIEW so với các phần mềm khác ở tính trực quan và dễ làm việc.
Icon và Connector
Icon là biểu tượng của VI, được sử dụng khi từ một VI muốn sử dụng chức năng của một VI khác. Khi đó VI đó được gọi là SubVI, nó tương đương như một chương trình
con trong các ngôn ngữkhác.
Connector là một phần tử của Terminal dùng để nối các đầu vào và đầu ra của các VI với nhau khi sử dụng. Mỗi VI có một Icon mặc định hiển thị trong bảng Icon ở góc trên bên phải cửa sổFront Panel và Block Diagram như hình 2.26.
56
Hình 2.26Giao diện làm việc chính của LabVIEW
Các công c hỗ tr l p trình
Việc lập trình trên LabView cần sử dụng các bảng: Tools Palette, Controls Panelette, Functions Palette, các bảng đó cung cấp các chức năng để người sử
dụng có thể tạo và thay đổi trên Front Panel và Block Diagram.
Tool Panel xuất hiện trên cả Front Panel và Block Diagram. Bảng này cho phép
57
chọn một công cụ, biểu tượng của con trỏ sẽđược thay đổi theo biểu tượng của công cụ đó
Nếu thiết lập chế độ tự động lựa chọn công cụ và người sử dụng di chuyển con trỏ qua các đối tượng trên Front Panel hoặc Block Diagram, Labview sẽ tự động lựa chọn công cụ phù hợp trên bảng Tools Palette.Để truy cập vào Tools palette ta chọn Menu-->Window-->Show Tools Palette.
Bảng điều khiển Controls Palette chỉ duy nhất xuất hiện trên Front panel. Bảng điều khiển chứa các bộđiều khiển (control) và các bộ hiển thị(Indicator). Các công cụtrong Tools Palette và các điều khiển trong Control Palette được minh họa trên hình 2.27.
Hình 2.27 Tool Palette và Controls Palette
Cấu trúc đi u khi n ch ng trình:
Trong bất cứ ngôn ngữ lập trình nào, ta cũng hay thường gặp và làm việc với các phần tử điều khiển luồng chương trình, đó là các cấu trúc (Structures).
58
Các cấu trúc điều khiên luồng chương trình trong một VI có năm cấu trúc là: For Loop, While Loop, Case Structure, Sequence Structure và Fomula Node.
Các cấu trúc đó thực hiện tự động khi dữ liệu đầu vào của chúng cósẵn và thực hiện các công việc theo ý muốn cho tới khi hoàn thành thì mới cung cấp dữ liệu tới các dây nối dữ liệu đầu ra. Tuy nhiên, mỗi cấu trúc thực hiện theo các quy tắc riêng (Sub Diagram) của nó SubDiagram là tập hợp của các Node, Wire và Terminal bên trong đường viền của Structure. Mỗi cấu trúc For Loop và While Loop có một SubDiagram. Cấu trúc Case và Sequence có thể có nhiều SubDiagram, nhưng chỉ
có một SubDiagram có thể được thực hiện tại một thời điểm. Cách xây dựng các
SubDiagram cũng giống như việc xây dựng các Block diagram mức đầu.
Việc truyền dữ liệu vào và ra các Structure thông qua các Terminal mà được tự
động tạo ra ở nơi dây nối đi qua đường viền của cấu trúc, các Terminal này
được gọi là các đường ống (Tunel). Các cấu trúc điều khiển chương trình trong
LabVIEW nằm ởFunctions-->Structures Palette.