NGÔN NG LP TRÌNH LABVIEW 1 Gi i thi u

Một phần của tài liệu Xây dựng giao diện thân thiện điều khiển ô tô từ xa (Trang 72)

TH IN Đ IU KHI NÔ TÔ T XA

2.5. NGÔN NG LP TRÌNH LABVIEW 1 Gi i thi u

52

LabVIEW là thuật ngữ viết tắt của : Laboratory Virtural Instrumentation Engineering Workbench (tạm dịch: công cụkĩ thuậtthiết bịảo trong phòng thí nghiệm), là một ngôn ngữ lập trình đồ họa được phát triển dùng cho các thu thập dữ liệu trong phòng thí nghiệm.

Các nhiệm vụ chính của LabVIEW đó là:

 Thu thập dữ liệu từ các công cụ.

 Xử lý dữ liệu.

 Phân tích dữ liệu.

 Điều khiển thiết bị và công cụ.

Trong kỹ thuật, LabVIEW có thể giúp chuyển các dữ liệu thông tin từ bên ngoài

vào máy tính, đưa ra các quyết định xử lý dựa trên dữ liệu thu thập được, đưa các kết quả tính toán đó ra lại bên ngoài để điều khiển thiết bị. Ví dụchương trình LabVIEW

thể hiện trong hình 2.24 mô tả việc đo lường giá trị nhiệt độ từ thiết bị, so sánh giá trị đo được với giá trị chuẩn sau đó xuất các tín hiệu ngõ ra đến bộ xử lý để kiểm soát nhiệt độ bên ngoài theo mức nhiệt độ chuẩn đư thiết lập.

Labview được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm, lĩnh vực khoa học kĩ thuật

như: tự động hóa, điều khiển, điện tử, cơ điện tử, hàng không, hóa sinh, điện tử y

sinh,… Hiện tại ngoài phiên bản LabVIEW cho hệ điều hành Windows, Linux, hãng

NI đư phat triển các mô-đun LabVIEW cho máy hỗ trợ cá nhân (PDA). Các ứng dụng của LabVIEW có thểđược tóm tắt như sau:

 Thu thập tín hiệu từ các thiết bị bên ngoài như cảm biến nhiệt độ, hình ảnh từwebcam, vận tốc động cơ…

53

Hình 2.24Kiểm soát nhiệt độ bằng ngôn ngữ lập trình LabVIEW

 Giao tiếp với các thiết bị ngoại vi thông qua các chuẩn giao tiếp: RS232, RS485,

USB, PCI, Ethernet. Đểđiều khiển nhưng thiết bị ở những nơi con người không thể làm việc được, một ví dụ : Một con robot là một cái máy xúc được điều khiển để làm việc dưới đáy biển, nơi mà con người khó có thể thực hiện tốt những nhiệm vụđặc biệt.

 Mô phỏng và xử lí các tín hiệu thu nhận được để phục vụ các mục đích nghiên

cứu hay mục đích của hệ thống mà người lập trình mong muốn.

 Xây dựng các giao diện người dùng một cách nhanh chóng và thẩm mỹ hơn

nhiều so với các ngôn ngữ lập trình khác như Visual Basic, Matlab,…

 Cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển như PID, Logic mờ ( Fuzzy Logic), một cách nhanh chóng thông qua các chức năng tích hợp sẵn trong LabVIEW.

54

 Cho phép kết hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình truyền thống như C, C++, Matlab …

Trên hình 2.25 có thể thấy LabVIEW giao tiếp với thiết bị phần cứng thông quá các card giao tiếp. Card LabVIEW có thể giao tiếp với : motor, webcam, các cảm biến… Chúng ta có thể kết nối các thiết bị này thông qua các card gắn với cổng USB,

PCI. Ta cũng có thể thực hiện giao tiếp nối tiếp các thiết bị này với máy tính thông qua chuẩn giao tiếp RS232, RS485..

Hình 2.25 LabVIEW giao tiếp với phần cứng thiết bị

Một phần của tài liệu Xây dựng giao diện thân thiện điều khiển ô tô từ xa (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)