Kinh nghiệm nuôi:

Một phần của tài liệu điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 33)

Kinh nghiệm nuôi từ 5 – 10 năm 4 11,4

Kinh nghiệm nuôi hơn 10 năm 6 17,2

Nuôi thảvườn 7 20,0

Nuôi thảvườn kết hợp làm chuồng 28 80,0

Nuôi nhốt hoàn toàn 0 0

4.2.1 Kinh nghiệm nuôi

Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần các hộdân đều nuôi gà theo phương pháp và kinh nghiệm truyền thống.

Qua điều tra nhận thấy có 25 hộ dân có kinh nghiệm nuôi ít hơn 5 năm, chiếm tỷ lệ 71,4%, các hộ thuộc nhóm này đa phần là người dân thuộc xã Định An, huyện Gò Quao, do hình thức nuôi gà Nòi mới được phổ biến tại đây nên kinh nghiệm của người dân còn ít. Các hộ có kinh nghiệm nuôi trung bình (từ5 đến 10 năm) chiếm 11,4% (4 hộ), còn lại 6 hộ có kinh nghiệm nuôi trên 10 năm, tập trung tại hai xã thuộc huyện Châu Thành, trong số này có hộ Danh Sóc Oanh Đi (số nhà 483/34, ấp Tân Lợi, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành) có kinh nghiệm nuôi lên đến 30 năm.

4.2.2 Hình thức nuôi

Bên cạnh kinh nghiệm nuôi thì phương thức nuôi cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định đến phẩm chất thịt của gà. Theo kết quả thống kê thì có 7 hộ nuôi thảvườn, chiếm 20% trong tổng số 35 hộ. Theo phương thức này, gà sẽ được thả hoàn toàn tự do trong vườn, người chăn nuôi chỉ cho gà ăn một ít thức ăn (gạo, thóc,…) còn lại gà sẽ tự kiếm trong vườn, tối gà sẽ ngủ trên các cây trong vườn, một số ít hộ dân cũng có dùng tre nứa dựng thành chuồng thô sơ làm chỗ ngủ cho gà.

21

Ưu điểm lớn nhất của phương thức nuôi gà thảvườn chính là tiết kiệm chi phí, từ chi phí thức ăn cho đến xây dựng chuồng trại, nhưng lại rất khó quản lý đàn gà, dẫn đến dễ bị kẻ gian bắt trộm hoặc gà đi mất. Gà nuôi theo phương thức thảvườn rất nhát người, rất khó lại gần chúng để bắt cho nên việc tiêm phòng dịch bệnh rất khó thực hiện. Cộng thêm việc do gà chủ yếu chỉ kiếm thức ăn ngoài tự nhiên nên rất chậm lớn, nên phương pháp này chỉ thích hợp cho các hộ dân nuôi gà chủ yếu để phục vụ bữa ăn gia đình.

Với phương thức nuôi thảvườn kết hợp làm chuồng cho gà sẽ giải quyết được những nhược điểm của phương pháp nuôi thả vườn; chuồng gà có thể xây bằng gạch, hoặc có thể tận dụng tre, nứa tại địa phương (Hình 4.2). Tuy nhiên chi phí khi nuôi bằng phương pháp này sẽ tốn kém hơn so với nuôi thảvườn hoàn toàn do phải đầu tư làm chuồng và cung cấp thức ăn hàng ngày cho gà, nhưng bù lại sẽ dễ dàng kiểm soát và phòng bệnh cho đàn gà, từđó làm giảm tỉ lệ hao hụt, gà cũng lớn nhanh hơn, lợi nhuận thu được từ đàn gà sẽ cao hơn so với nuôi theo phương thức thảvườn. Số hộnuôi theo phương thức này là 28 hộ, tương ứng 80% trong tổng số.

Hình 4.2 Chuồng nuôi gà Nòi 4.3 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI

Yếu tố sau cùng và là một yếu tố không kém phần quan trọng, quyết định đến năng suất của đàn gà. Đó chính là kỹ thuật chăn nuôi.

4.3.1 Thức ăn và nước uống

Gà nòi rất dễ nuôi, vì thức ăn của chúng rất đơn giản, không yêu cầu cao như những giống gà khác, gà chỉ ăn thức ăn hỗn hợp trong khoảng 1-1,5 tháng đầu, khi lớn chỉ cần cho ăn lúa. Do gà còn nhiều tập tính hoang dã nên có thể tự tìm thức ăn trong vườn, bươi xới đất, đống rơm tìm ăn giun, dế, ếch, nhái,…

Qua điều tra, thấy đa phần bà con nông dân cho gà ăn lúa, gạo, tấm hoặc tận dụng các phụ phẩm từ bữa ăn gia đình, bổ sung thêm rau bèo các loại để gà

22

không cắn mổ lông nhau. Một số ít có bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp để gà mau lớn hơn (Hình 4.3).

Hình 4.3 Thức ăn hỗn hợp dùng trong chăn nuôi gà Nòi

Về nước uống, nhờ hiệu quả tuyên truyền và các buổi tập huấn khuyến nông nên đa phần người dân đều ý thức được việc dùng nước sạch cho gà uống. Nguồn nước lấy từ giếng khoan, nước mưa lắng cặn hay nước sinh hoạt của gia đình. Nước được cung cấp cho gà bằng các máng uống đặt rải rác xung quanh khu vực chăn nuôi. Việc dùng nước sạch cho gà uống sẽ hạn chế việc lây lan dịch bệnh hoặc gà bị chết do ngộđộc.

4.3.2 Thú y

Do đặc thù nuôi thảvườn nên để tuân thủ các quy tắc thú y, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ là việc rất khó thực hiện. Tuy nhiên người dân vẫn ý thức được tầm quan trọng của việc phòng tránh bệnh cho gà, công tác sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi được sốđông bà con thực hiện rất nghiêm túc, nhờ vậy đàn gà tại địa phương phát triển rất tốt cho đến thời điểm này.

Theo ghi nhận thông tin trong quá trình điều tra, cán bộ thú y tại địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi và các phương pháp phòng bệnh cho gà, cũng như thực hiện tiêm vaccine định kỳ cho đàn gà, nhờ vậy nâng cao được ý thức của người nông dân về công tác vệ sinh phòng dịch.

Các bệnh thường gặp tại địa phương là bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD) và một số ít bị Gumboro. Khi gà đã có triệu chứng bệnh thì điều trị thường không mang lại hiệu quả cao, do người dân thường có thói quen khai bệnh với cơ sở bán thuốc thú y để mua thuốc vềđiều trị, không nắm rõ được triệu chứng của gà bệnh hoặc khi có triệu chứng bệnh nặng mới phát hiện. Với các con gà bị bệnh chết thì đa sốngười dân khi được hỏi đều trả lời là đem chôn ở xa chuồng nuôi chứ không vứt xuống kênh rạch hay ăn thịt, đây là một điều đáng khen

23

ngợi và cũng phần nào thể hiện sự hiệu quả của công tác tuyên truyền thú y của cán bộ khuyến nông địa phương.

Người nông dân chăn nuôi thường có thói quen quan sát biểu hiện bên ngoài của bầy gà trong khi cho gà ăn. Gà bệnh thường có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, nằm gục tại chỗ, xù lông, kém nhanh nhẹn…. vài hộ có kinh nghiệm hơn thì biết cách quan sát phân gà đểđịnh bệnh.

4.4 ĐÁNH GIÁ KHẢNĂNG SẢN XUẤT 4.4.1 Khảnăng sản xuất trứng 4.4.1 Khảnăng sản xuất trứng

Khảnăng sản xuất được xác định dựa trên khả năng đẻ trứng và ấp nở của gà mái. Tại mỗi hộđược điều tra sẽ lấy số liệu của một gà mái đểlàm đại diện, kết quảđiều tra được thống kê và trình bày trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Khảnăng sản xuất trứng của gà mái tại 35 hộđược điều tra

Các chỉ tiêu theo dõi ± CV (%)

Tuổi đẻ trứng đầu tiên (ngày) 204,5 ± 17.7 8,7 KLCT gà mái trung bình khi vào đẻ (kg) 1,9 ± 0,4 22,4 Số lứa đẻ trung bình/mái/năm (lứa) 3,3 ± 0,4 12,1 Số trứng trung bình/mái/lứa (quả) 10,9 ± 1,2 12,9 Số trứng trung bình/mái/năm (quả) 36,3 ± 5,8 16,0 Thời gian đẻ/lứa (ngày) 11,3 ± 1,4 12,3 Thời gian ấp/lứa (ngày) 21,2 ± 1,1 5,1 Thời gian đẻ lại sau khi ấp không nuôi con (ngày) 23,3 ± 3,2 13,6

Kết quả thống kê cho thấy, trung bình tuổi đẻ trứng đầu tiên của gà mái tại khu vực huyện Châu Thành và huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang là 204,5 ngày, sự biến động giữa các cá thểtương đối thấp (8,7%). So với kết quả nghiên cứu gà Nòi của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) điều tra đặc điểm chung của giống gà Nòi tại ĐBSCL, thì gà mái tại 2 huyện được điều tra đẻ sớm hơn 14,6 ngày. Khối lượng trung bình của gà mái khi vào đẻ tương đối lớn, 1,9kg, lớn hơn kết quả điều tra của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) gần 0,2 kg tuy nhiên độ biến động giữa các cá thể lại khá lớn (22,4%) điều này cho thấy khối lượng gà khi vào đẻ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng của người chăn nuôi.

Số trứng trung bình của đàn gà được điều tra là 36,3 quả/mái/năm (độ biến động là 16%) so với năng suất trứng trung bình của ĐBSCL là 48,4 quả/mái/năm (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006) thì gà tại địa điểm điều tra đẻ

24

ít hơn. Lý do là do đàn gà tại đây được người dân cho đẻ tự nhiên, không dùng các loại thuốc kích thích và thức ăn hỗn hợp nhiều nên sản lượng trứng thấp. Bình quân gà mái tại hai huyện Châu Thành và huyện Gò Quao đẻ được 10,9 quả/mái/lứa (CV= 12,9%) và đểđẻđược lượng trứng này thì trung bình mỗi con gà mái mất 11,3 ngày (CV=12,3%), tức là đẻ mỗi ngày được bình quân 0,9 trứng, tỉ lệđẻ này khá đều nếu như so với kết quảđiều tra của Trần Thùy Trinh (2012) ở Cầu Ngang (Trà Vinh) là 0,8 trứng/ngày và Trần ThịTường Vi (2013) ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là 0,8 trứng/ngày nhưng độ biến động còn khá cao. Số trứng đẻ trung bình một lứa của gà mái tại hai huyện Châu Thành và huyện Gò Quao là 10,9 quả/lứa với độ biến động giữa các cá thể là 12,1%, kết quả này thấp hơn so với kết quảđiều tra của Trần Thùy Trinh (2012) ở Cầu Ngang (Trà Vinh) là 11,3 quả/lứa (CV=8,4%). Sở dĩ kết quả thấp hơn là do gà mái ở hai huyện Châu Thành và huyện Gò Quao được người dân cho đẻ trứng và nuôi con tự nhiên, không tách con sớm, không bổ sung thức ăn trong quá trình gà đẻ và sau khi ấp nở, điều này cũng giải thích vì sao kết quảđiều tra về thời gian đẻ lại sau khi ấp không nuôi con tại hai huyện này là 23,3 ngày (CV=13,6%), cao hơn kết quảđiều tra của Lương Thị Minh Thanh (2012) ở Cầu Kè (Trà Vinh) và của Trần Thùy Trinh (2012) ở Cầu Ngang (Trà Vinh) cùng là 19,7 ngày. Nếu người chăn nuôi tách con sớm hơn và cung cấp đầy đủdinh dưỡng cho gà mái sau khi đẻ thì sẽ rút ngắn được thời gian gà đẻ lại sau khi đã ấp trứng, vì gà không cần thời gian nghỉlâu để tích lũy đầy đủdinh dưỡng, từđó có thểgia tăng sản lượng trứng trong 1 năm.

4.4.2 Khảnăng ấp nở

Đểđiều tra và khà năng ấp nở của đàn gà tại địa phương, tiến hành chọn ngẫu nhiên mỗi hộ 1 ổđẻ, ghi nhận số liệu và thống kê, kết quảđược trình bày trong Bảng 4.4.

Bảng 4.4 Khảnăng ấp nở của gà mái tại 35 hộđược điều tra

Các chỉ tiêu theo dõi ± CV (%)

Sốổấp (ổ) 35 - Số trứng ấp (quả) 383 - Số trứng có phôi (quả) 347 - Số gà con nở (con) 326 - Tỷ lệ trứng có phôi (%) 90,8 ± 6,7 7,4 Tỷ lệ trứng nở/trứng có phôi (%) 94,0 ± 6,6 7,0 Tỷ lệ trứng nở/tổng số trứng 85,3 ± 8,2 9,6

25

Tất cả các ổấp được điều tra đều cho đẻ và ấp nở tự nhiên, với sốổấp là 35 ổ, tổng số trứng được ấp là 383 quả, số trứng có phôi quan sát được sau 10-12 ngày ấp là 347 quả và số gà con được nở ra là 326 con. Tỷ lệ trứng có phôi là 90,8% với độ biến động là 7,4%, so với kết quả là 91,15% của Trần Thùy Trinh (2012) điều tra tại huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) thì có phần thấp hơn, nhưng nếu so với kết quảđiều tra vềđặc điểm của giống gà Nòi tại ĐBSCL của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) là 89,2% thì lại cao hơn. Tỷ lệ trứng nở/trứng có phôi và tỷ lệ trứng nở/tổng số trứng thống kê được trên 35 ổấp lần lượt là 94% (độ biến động 7%) và 85,3% (độ biến động 9,6%) , đây là một tỉ lệ rất cao nhưng vẫn thấp hơn so với kết quảđiều tra của Trần Thùy Trinh (2012) là 95,16% và 86,72% nhưng lại cao hơn so với kết quả của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) là 93,8% và 81,0%.

Các kết quả thống kê trên chứng tỏ rằng giống gà nòi đang ngày càng thích nghi với môi trường chăn nuôi tại địa phương hơn. Tuy nhiên do quá trình đẻ, ấp hoàn toàn tự nhiên nên kết quả thu được chưa thực sự tốt, nếu bà con có điều kiện áp dụng hình thức ấp trứng công nghiệp thì tỷ lệấp/nở sẽcao hơn.

4.5 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH

Tiến hành điều tra đặc điểm ngoại hình của 200 con gà (102 gà trống và 98 gà mái) tại 2 huyện, huyện Châu Thành 60 con (30 gà trống và 30 gà mái) và huyện Gò Quao 140 con (72 gà trống và 68 gà mái), các chỉ tiêu được ghi nhận: Màu lông, màu mắt, màu mỏ, màu chân và kiểu mào.

4.5.1 Màu lông

Gà Nòi có màu sắc lông rất đa dạng, trong quá trình điều tra ghi nhận được 8 màu lông: màu đỏđen, màu đen, màu nâu, màu vừa trắng vừa đen, màu trắng, màu vàng và màu xám nâu (Hình 4.4). Gà mang nhiều màu lông do quá trình lai tạp sẽ được sắp vào mục “màu khác”. Gà trống khi trưởng thành có lông bóng mượt và màu sắc sặc sỡhơn gà mái.

Kết quả thống kê được trình bày chi tiết ở Bảng 4.5 cho thấy, ở gà trống, gà có lông màu đỏ đen chiếm tỉ lệ cao nhất, 41,2% trong tổng số 102 con gà, màu vàng và các màu khác có tỉ lệ bằng nhau là 11,8%. Hai màu đen (4,9%) và nâu (5,9%) là ít gặp nhất, khác với gà tại Hà Tây và Bắc Ninh có màu lông đen là phổ biến nhất chiếm 36,53% tổng đàn (Trần Thị Kim Anh et al., 2008).

Còn ở gà mái, màu lông chiếm tỉ lệ cao nhất là màu nâu, 32,7% trong tổng số 98 con gà mái, khá tương đồng với kết quả điều tra của Trần Thị Kim Anh et

al., (2008) tại Hà Tây và Bắc Ninh là 35,6%. Tỷ lệ gà mái có màu lông đen cao thứ 2, chiếm 18,4%; các màu vàng (13,3%) xám nâu (11,2%) và màu khác

26

(13,3%) tương đương nhau. Gà mái màu trắng đen (cú bông) có tỷ lệ thấp nhất là 3,1%.

Bảng 4.5 Màu lông của gà Nòi Màu lông

Trống (n = 102) Mái (n = 98)

Sốlượng con (con) Tỷ lệ (%) Sốlượng con (con) Tỷ lệ (%)

Màu đỏđen 42 41,2 4 4,1 Màu đen 5 4,9 18 18,4 Màu nâu 6 5,9 32 32,7 Trắng đen 8 7,8 3 3,1 Trắng 7 6,9 4 4,1 Vàng 12 11,8 13 13,3 Xám nâu 10 9,8 11 11,2 Màu khác 12 11,8 13 13,3 Tổng 102 100.0 98 100.0 Đỏ đen Vàng Nâu Trắng Xám nâu Đen

Hình 4.4 Màu lông gà nòi 4.5.2 Màu mắt

Qua thực tế khảo sát tại địa bàn hai huyên Châu Thành và Gò Quao thấy đàn gà tại phương có 4 màu mắt chính: vàng, vàng điểm đen, cam vàng, nâu đen. Kết quả thống kê chi tiết được thể hiện trong Biểu đồ 4.1.

27

Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát màu mắt của gà Nòi

Kết quả thống kê cho thấy gà trống có mắt màu vàng cam chiếm đa số, 56,9%, các màu tiếp theo lần lượt là vàng (26,5%), vàng điểm đen (14,7%) và nâu đen (2%).

Cũng tương tụ như ở gà trống, Kết quảđiều tra ở gà gà mái cho thấy, tỷ lệ gà mái có mắt màu vàng cam là cao nhất, chiếm 56,1% trong tổng số, tiếp theo là các màu vàng (26,5%), vàng điểm đen (13,3%) và cuối cùng là nâu đen chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,1%.

Vàng Vàng cam Nâu đen

Hình 4.5 Màu mắt gà Nòi 4.5.3 Màu mỏ

Mỏ có vai trò quan trọng đối với gia cầm nói chung và với gà Nòi nói riêng, nó là công cụ giúp gà lấy thức ăn cũng như giúp chúng tự vệtrước kẻthù. Đàn gà được điều tra tại hai huyện Châu Thành và Gò Quao có màu mỏkhá đa dạng: vàng, vàng đen, trắng ngà, đen,… kết quảđiều tra được trình bày trong Bảng 4.6. 26,5 14,7 56,9 2 26,5 13,3 56,1 4,1 0 10 20 30 40 50 60

Vàng Vàng điểm đen Vàng cam Nâu đen

28

Bảng 4.6 Màu mỏ của gà Nòi

Màu mỏ Trống (n = 102) Mái (n = 98)

Sốlượng con (con) Tỷ lệ (%) Sốlượng con (con) Tỷ lệ (%)

Vàng 23 22,5 14 14,3 Vàng đen 58 56,9 45 45,9 Trắng ngà 6 5,9 6 6,1 Đen 14 13,7 32 32,7 Màu khác 1 1,0 1 1,0 Tổng 102 100.0 98 100.0

Qua quá trình điều tra nhận thấy, đàn gà tại địa phương có mỏ màu vàng đen chiếm đa sốở cả trống (56,9%) và mái (45,9%). Màu mỏ vàng ở gà trống chiếm 22,5% còn ở gà mái chiếm 14,3%, so với kết quả khảo sát của Trần Thị Kim Anh et al., (2008) tại Hà Tây và Bắc Ninh thì tỷ lệ gà trống và gà mái có màu mỏ này lần lượt là 28,2% và 33,6%.

Vàng Vàng đen Đen

Hình 4.6 Màu mỏ gà Nòi 4.5.4 Màu chân

Màu chân của gà Nòi có nhiều màu khác nhau: xanh, vàng, chì, trắng…(Hình

Một phần của tài liệu điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)