PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 29)

Phối hợp với cán bộ thú y huyện, xã để tuyển chọn các hộ nuôi gà Nòi có số lượng cũng như quy mô chăn nuôi phù hợp với nhu cầu điều tra làm đại diện cho huyện. Chọn những hộ có kinh nghiệm nuôi từ1 năm trở lên và số hộđiều tra là 35 hộ.

17

3.2.2 Phương pháp điều tra

Tiếp cận với các nông hộ, tiến hành phỏng vấn trực tiếp, để thu thập thông tin cần thiết bằng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã xây dựng sẵn.

Bên cạnh đó kết hợp quan sát và ghi nhận nhanh các đặc điểm chung của nông hộ, các thông tin khác ngoài những câu hỏi trong phiếu điều tra, chụp ảnh làm tư liệu để phân loại vềđặc điểm ngoại hình và lấy mẫu lông cánh.

3.2.3 Phương pháp khuếch đại alen microsatellite

Tách chiết ADN: được ly trích từ mẫu cơ có sử dụng phenol-chloroform, mẫu ADN sau đó được kiểm tra độ tinh sạch và sẽ được pha loãng về nồng độ 50 ng/µl đểthực hiện phản ứng khuếch đại PCR.

Thực hiện phản ứng PCR: sử dụng các cặp mồi MCW0295 và MCW0081 với chu trình nhiệt theo đền ghị của FAO (DAD-IS, http://dad.fao.org) (Bảng 3.1)

Bảng 3.1 Sơ đồ các cặp mồi và chu trình nhiệt theo đề nghị của FAO

Tên Nhiễm sắc thể Mồi (5’  3’) Nhiệt độ khuếch đại (oC) GeneBank Khoảng cách alen MCW0295 4 Xuôi: ATCACTACAGAACACCCTCTC Ngược: TATGTATGCACGCAGATATCC 60 G32052 88-106 MCW0081 5 Xuôi: GTTGCTGAGAGCCTGGTGCAG Ngược: CCTGTATGTGGAATTACTTCTC 60 - 112-135

(FAO guideline – Microsatellite chicken, 2011)

Điện di: thực hiện điện di kết quả PCR trên gel agarose 4% ở 50V trong 120 phút.

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI

4.1.1 Giống

Trong chăn nuôi, con giống chính là yếu tốđầu tiên và cơ bản nhất quyết định đến chât lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển, từđó quyết định đến lợi ích kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, vấn đề chọn giống được quan tâm nhất và đặt lên hàng đầu.

Ngay từ xưa, người chăn nuôi đã biết lựa chọn những giống gà tốt bằng cách nhìn vào hình dáng bên ngoài và quan sát đặc tính (khảnăng sản xuất, khảnăng tăng trọng, sức kháng bệnh …) của con gà, với quan niệm: gà bố mẹ tốt thì sẽ cho đàn gà con tốt. Từđó tạo ra giống gà nòi địa phương, phù hợp nhất với khí hậu và điều kiện thổnhưỡng tại địa bàn chăn nuôi.

Trong 35 hộđiều tra, số hộ nuôi giống gà nòi địa phương lên đến 30 hộ, chiếm hơn 85%. Còn lại là nhập đàn gà từcác địa phương lân cận. Ưu điểm của giống gà địa phương là có khả năng thích nghi với môi trường rất tốt, ít bị mắc bệnh, thịt và trứng thơm ngon.

Người dân tại địa phương thường có xu hướng chọn mua gà giống tại những trại gà nổi tiếng để gầy đàn gà cho gia đình, cách chọn này có ưu điểm là chi phí rẻ, gây đàn nhanh, nhưng có khuyết điểm lớn là dễ gây lây lan dịch bệnh do gà mua về không được tiêm phòng đầy đủ. Gà gây tại gia đình, nếu chủ hộ không nắm vững nguyên tắc loại thải thì dễ gây nên cận huyết trên đàn gà, làm giảm năng suất và khảnăng sinh trưởng của đàn.

4.1.2 Quy mô và cơ cấu đàn gà

Các xã được điều tra là xã Vĩnh Hòa Hiệp và xã Giục Tượng thuộc huyện Châu Thành và xã Định An thuộc huyện Gò Quao. Qua điều tra nhận thấy tổng số gà của 35 hộ tại 3 xã nuôi khá lớn, 2440 con. Trong đó, 3 hộở xã Vĩnh Hòa Hiệp nuôi 460 con, 5 hộở xã Giục Tượng nuôi 270 con, còn 27 hộở xã Định An nuôi 1710 con (Bảng 4.1).

Xã Vĩnh Hòa Hiệp và xã Giục Tượng thuộc huyện Châu Thành, do gần biển nên bà con nông dân chủ yếu sinh sống bằng nghề đi biển và nuôi trồng thủy hải sản, do đó đàn gà ở khu vực này phân bố rải rác và sốlượng không nhiều, chủ yếu người dân nuôi để phục vụ cho bữa ăn gia đình và thú vui đágà, điều này lý giải tại sao tỷ lệ gà trống sinh sản tại khu vực này rất cao (30,4% ở xã Vĩnh Hòa Hiệp và 36,7% ở xã Giục Tượng).

19

Hình 4.1 Gà Nòi địa phương

Xã Định An thuộc huyện Gò Quao nằm ở phía Đông Nam của huyện Châu Thành, người dân tại đây đa phần là người dân tộc Khmer, đa số hộgia đình có cuộc sống còn khó khăn, gà giống được trạm thú y của xã cung cấp và trợ giá, cùng với chương trình hỗ trợđàn bò cho người dân của Heifer Việt Nam, nhằm giúp bà con nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Tổng số gà tại 27 hộ điều tra được là 1710 con, tính trung bình một hộ nuôi khoảng 63 con gà. Tỉ lệ gà con, gà hậu bị, gà trống sinh sản, gà mái sinh sản lần lượt là 9,9%; 71,6%; 7,9%; 10,5%. Hướng sản xuất chính tại địa phương này là bán gà thịt, do đó tỉ lệ gà hậu bị rất cao (71,6%) đàn gà tại địa phương phát triển rất tốt, một số hộ dân chỉ nuôi gần 3 tháng là gà đã đủ khối lượng để xuất bán.

Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu đàn gà của 35 hộđược điều tra

Các chỉ tiêu Đơn vị

tính

Địa bàn điều tra

Xã Vĩnh Hòa Hiệp Xã Giục Tượng Xã Định An Tính chung Tổng số hộđiều tra Hộ 3 5 27 35

Tổng số gà được nuôi Con 460 270 1710 2440

Cơ cấu

Gà con Con 95 23 170 288

Gà hậu bị Con 190 130 1225 1545

Gà trống sinh sản Con 140 90 135 374

Gà mái sinh sản Con 35 18 180 233

Tỷ lệ

Gà con % 20.7 8.5 9.9 11.8

Gà hậu bị % 41.3 48.1 71.6 63.3

Gà trống sinh sản % 30.4 36.7 7.9 15.3

20

4.2 KINH NGHIỆM VÀ HÌNH THỨC NUÔI

Một yếu tố quan trọng không kém chọn giống, đó chính là kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, người nông dân chăn nuôi đa phần dựa theo kinh nghiệm truyền thống, dựa trên quan sát tính hiệu quả của các phương thức chăn nuôi tại địa phương và từ chính những kinh nghiệm của gia đình và bản thân, họ sẽ tự rút tỉa và đúc kết thành kiến thức cho mình. Kết quả thống kê về kinh nghiệm nuôi và hình thức nuôi được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Kinh nghiệm và hình thức nuôi gà Nòi của 35 hộđược điều tra

Thông tin Số hộ Tỷ lệ (%)

Kinh nghiệm nuôi ít hơn 5 năm 25 71,4

Kinh nghiệm nuôi từ 5 – 10 năm 4 11,4

Kinh nghiệm nuôi hơn 10 năm 6 17,2

Nuôi thảvườn 7 20,0

Nuôi thảvườn kết hợp làm chuồng 28 80,0

Nuôi nhốt hoàn toàn 0 0

4.2.1 Kinh nghiệm nuôi

Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần các hộdân đều nuôi gà theo phương pháp và kinh nghiệm truyền thống.

Qua điều tra nhận thấy có 25 hộ dân có kinh nghiệm nuôi ít hơn 5 năm, chiếm tỷ lệ 71,4%, các hộ thuộc nhóm này đa phần là người dân thuộc xã Định An, huyện Gò Quao, do hình thức nuôi gà Nòi mới được phổ biến tại đây nên kinh nghiệm của người dân còn ít. Các hộ có kinh nghiệm nuôi trung bình (từ5 đến 10 năm) chiếm 11,4% (4 hộ), còn lại 6 hộ có kinh nghiệm nuôi trên 10 năm, tập trung tại hai xã thuộc huyện Châu Thành, trong số này có hộ Danh Sóc Oanh Đi (số nhà 483/34, ấp Tân Lợi, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành) có kinh nghiệm nuôi lên đến 30 năm.

4.2.2 Hình thức nuôi

Bên cạnh kinh nghiệm nuôi thì phương thức nuôi cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định đến phẩm chất thịt của gà. Theo kết quả thống kê thì có 7 hộ nuôi thảvườn, chiếm 20% trong tổng số 35 hộ. Theo phương thức này, gà sẽ được thả hoàn toàn tự do trong vườn, người chăn nuôi chỉ cho gà ăn một ít thức ăn (gạo, thóc,…) còn lại gà sẽ tự kiếm trong vườn, tối gà sẽ ngủ trên các cây trong vườn, một số ít hộ dân cũng có dùng tre nứa dựng thành chuồng thô sơ làm chỗ ngủ cho gà.

21

Ưu điểm lớn nhất của phương thức nuôi gà thảvườn chính là tiết kiệm chi phí, từ chi phí thức ăn cho đến xây dựng chuồng trại, nhưng lại rất khó quản lý đàn gà, dẫn đến dễ bị kẻ gian bắt trộm hoặc gà đi mất. Gà nuôi theo phương thức thảvườn rất nhát người, rất khó lại gần chúng để bắt cho nên việc tiêm phòng dịch bệnh rất khó thực hiện. Cộng thêm việc do gà chủ yếu chỉ kiếm thức ăn ngoài tự nhiên nên rất chậm lớn, nên phương pháp này chỉ thích hợp cho các hộ dân nuôi gà chủ yếu để phục vụ bữa ăn gia đình.

Với phương thức nuôi thảvườn kết hợp làm chuồng cho gà sẽ giải quyết được những nhược điểm của phương pháp nuôi thả vườn; chuồng gà có thể xây bằng gạch, hoặc có thể tận dụng tre, nứa tại địa phương (Hình 4.2). Tuy nhiên chi phí khi nuôi bằng phương pháp này sẽ tốn kém hơn so với nuôi thảvườn hoàn toàn do phải đầu tư làm chuồng và cung cấp thức ăn hàng ngày cho gà, nhưng bù lại sẽ dễ dàng kiểm soát và phòng bệnh cho đàn gà, từđó làm giảm tỉ lệ hao hụt, gà cũng lớn nhanh hơn, lợi nhuận thu được từ đàn gà sẽ cao hơn so với nuôi theo phương thức thảvườn. Số hộnuôi theo phương thức này là 28 hộ, tương ứng 80% trong tổng số.

Hình 4.2 Chuồng nuôi gà Nòi 4.3 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI

Yếu tố sau cùng và là một yếu tố không kém phần quan trọng, quyết định đến năng suất của đàn gà. Đó chính là kỹ thuật chăn nuôi.

4.3.1 Thức ăn và nước uống

Gà nòi rất dễ nuôi, vì thức ăn của chúng rất đơn giản, không yêu cầu cao như những giống gà khác, gà chỉ ăn thức ăn hỗn hợp trong khoảng 1-1,5 tháng đầu, khi lớn chỉ cần cho ăn lúa. Do gà còn nhiều tập tính hoang dã nên có thể tự tìm thức ăn trong vườn, bươi xới đất, đống rơm tìm ăn giun, dế, ếch, nhái,…

Qua điều tra, thấy đa phần bà con nông dân cho gà ăn lúa, gạo, tấm hoặc tận dụng các phụ phẩm từ bữa ăn gia đình, bổ sung thêm rau bèo các loại để gà

22

không cắn mổ lông nhau. Một số ít có bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp để gà mau lớn hơn (Hình 4.3).

Hình 4.3 Thức ăn hỗn hợp dùng trong chăn nuôi gà Nòi

Về nước uống, nhờ hiệu quả tuyên truyền và các buổi tập huấn khuyến nông nên đa phần người dân đều ý thức được việc dùng nước sạch cho gà uống. Nguồn nước lấy từ giếng khoan, nước mưa lắng cặn hay nước sinh hoạt của gia đình. Nước được cung cấp cho gà bằng các máng uống đặt rải rác xung quanh khu vực chăn nuôi. Việc dùng nước sạch cho gà uống sẽ hạn chế việc lây lan dịch bệnh hoặc gà bị chết do ngộđộc.

4.3.2 Thú y

Do đặc thù nuôi thảvườn nên để tuân thủ các quy tắc thú y, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ là việc rất khó thực hiện. Tuy nhiên người dân vẫn ý thức được tầm quan trọng của việc phòng tránh bệnh cho gà, công tác sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi được sốđông bà con thực hiện rất nghiêm túc, nhờ vậy đàn gà tại địa phương phát triển rất tốt cho đến thời điểm này.

Theo ghi nhận thông tin trong quá trình điều tra, cán bộ thú y tại địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi và các phương pháp phòng bệnh cho gà, cũng như thực hiện tiêm vaccine định kỳ cho đàn gà, nhờ vậy nâng cao được ý thức của người nông dân về công tác vệ sinh phòng dịch.

Các bệnh thường gặp tại địa phương là bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD) và một số ít bị Gumboro. Khi gà đã có triệu chứng bệnh thì điều trị thường không mang lại hiệu quả cao, do người dân thường có thói quen khai bệnh với cơ sở bán thuốc thú y để mua thuốc vềđiều trị, không nắm rõ được triệu chứng của gà bệnh hoặc khi có triệu chứng bệnh nặng mới phát hiện. Với các con gà bị bệnh chết thì đa sốngười dân khi được hỏi đều trả lời là đem chôn ở xa chuồng nuôi chứ không vứt xuống kênh rạch hay ăn thịt, đây là một điều đáng khen

23

ngợi và cũng phần nào thể hiện sự hiệu quả của công tác tuyên truyền thú y của cán bộ khuyến nông địa phương.

Người nông dân chăn nuôi thường có thói quen quan sát biểu hiện bên ngoài của bầy gà trong khi cho gà ăn. Gà bệnh thường có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, nằm gục tại chỗ, xù lông, kém nhanh nhẹn…. vài hộ có kinh nghiệm hơn thì biết cách quan sát phân gà đểđịnh bệnh.

4.4 ĐÁNH GIÁ KHẢNĂNG SẢN XUẤT 4.4.1 Khảnăng sản xuất trứng 4.4.1 Khảnăng sản xuất trứng

Khảnăng sản xuất được xác định dựa trên khả năng đẻ trứng và ấp nở của gà mái. Tại mỗi hộđược điều tra sẽ lấy số liệu của một gà mái đểlàm đại diện, kết quảđiều tra được thống kê và trình bày trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Khảnăng sản xuất trứng của gà mái tại 35 hộđược điều tra

Các chỉ tiêu theo dõi ± CV (%)

Tuổi đẻ trứng đầu tiên (ngày) 204,5 ± 17.7 8,7 KLCT gà mái trung bình khi vào đẻ (kg) 1,9 ± 0,4 22,4 Số lứa đẻ trung bình/mái/năm (lứa) 3,3 ± 0,4 12,1 Số trứng trung bình/mái/lứa (quả) 10,9 ± 1,2 12,9 Số trứng trung bình/mái/năm (quả) 36,3 ± 5,8 16,0 Thời gian đẻ/lứa (ngày) 11,3 ± 1,4 12,3 Thời gian ấp/lứa (ngày) 21,2 ± 1,1 5,1 Thời gian đẻ lại sau khi ấp không nuôi con (ngày) 23,3 ± 3,2 13,6

Kết quả thống kê cho thấy, trung bình tuổi đẻ trứng đầu tiên của gà mái tại khu vực huyện Châu Thành và huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang là 204,5 ngày, sự biến động giữa các cá thểtương đối thấp (8,7%). So với kết quả nghiên cứu gà Nòi của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) điều tra đặc điểm chung của giống gà Nòi tại ĐBSCL, thì gà mái tại 2 huyện được điều tra đẻ sớm hơn 14,6 ngày. Khối lượng trung bình của gà mái khi vào đẻ tương đối lớn, 1,9kg, lớn hơn kết quả điều tra của Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải (2006) gần 0,2 kg tuy nhiên độ biến động giữa các cá thể lại khá lớn (22,4%) điều này cho thấy khối lượng gà khi vào đẻ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng của người chăn nuôi.

Số trứng trung bình của đàn gà được điều tra là 36,3 quả/mái/năm (độ biến động là 16%) so với năng suất trứng trung bình của ĐBSCL là 48,4 quả/mái/năm (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006) thì gà tại địa điểm điều tra đẻ

24

ít hơn. Lý do là do đàn gà tại đây được người dân cho đẻ tự nhiên, không dùng các loại thuốc kích thích và thức ăn hỗn hợp nhiều nên sản lượng trứng thấp. Bình quân gà mái tại hai huyện Châu Thành và huyện Gò Quao đẻ được 10,9 quả/mái/lứa (CV= 12,9%) và đểđẻđược lượng trứng này thì trung bình mỗi con gà mái mất 11,3 ngày (CV=12,3%), tức là đẻ mỗi ngày được bình quân 0,9 trứng, tỉ lệđẻ này khá đều nếu như so với kết quảđiều tra của Trần Thùy Trinh (2012) ở Cầu Ngang (Trà Vinh) là 0,8 trứng/ngày và Trần ThịTường Vi (2013) ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là 0,8 trứng/ngày nhưng độ biến động còn khá cao. Số trứng đẻ trung bình một lứa của gà mái tại hai huyện Châu Thành và huyện Gò Quao là 10,9 quả/lứa với độ biến động giữa các cá thể là 12,1%, kết quả này thấp hơn so với kết quảđiều tra của Trần Thùy Trinh (2012) ở Cầu Ngang (Trà Vinh) là 11,3 quả/lứa (CV=8,4%). Sở dĩ kết quả thấp hơn là do gà mái ở hai huyện Châu Thành và huyện Gò Quao được người dân cho đẻ trứng và nuôi con tự nhiên, không tách con sớm, không bổ sung thức ăn trong quá trình gà đẻ và sau khi ấp nở, điều này cũng giải thích vì sao kết quảđiều tra về thời gian đẻ lại sau khi ấp không nuôi con tại hai huyện này là 23,3 ngày (CV=13,6%), cao hơn

Một phần của tài liệu điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 29)