Vi nấm chỉ sống được trên thạch SA. Nấm được nuôi trên thạch SA theo quy trình ở trên. Kết quả cho trên bảng 4.13 và đồ thị 4.11.
Bảng 4.13 Số lượng vi nấm trên các mẫu theo thời gian nghiên cứu
Thời gian Mẫu M0 Mẫu M1 Mẫu M2
SA SA h(%) SA h(%) 0h 60 60 0 60 0 3h 60 20 66,7 10 83,3 6h 60 0 100 0 100 12h 50 0 100 0 100 24h 50 0 100 0 100 3 ngày 40 0 100 0 100 1 tuần 30 0 100 0 100 2 tuần 30 0 100 0 100 1 tháng 30 0 100 0 100 2 tháng 30 0 100 0 100
Từ bảng 4.13 ta nhận thấy sau khoảng 3 giờ số lượng vi nấm trên các loại thạch của các mẫu M1 và M2 giảm đi rất nhiều từ 60 CFU xuống còn 20, 10 CFU (tương đương 66,7 và 83,3 %). Còn số lượng vi khuẩn trên mẫu M0 thay đổi giảm dần do vi nấm chết theo chu kỳ sống. Sau 6 giờ, vi nấm trên mẫu M1 và M2 đã bị tiêu diệt hoàn toàn (100 %) và kết quả này được kéo dài trong vòng 2 tháng (tại thời điểm đã thực hiện nghiên cứu). Khả năng diệt nấm của 2 mẫu M1 và M2 sau hai tháng vẫn duy trì được hiệu suất diệt nấm rất tốt (100 %).
124
Đồ thị 4.11 Số lượng vi nấm trên các mẫu theo thời gian nghiên cứu
Kết quả thử nghiệm cho thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm của màng phủ nano TiO2 là rất tốt, thời gian diệt khuẩn ngắn và tác dụng kéo dài tới 2 tháng (tại thời điểm đã thực hiện trong thời gian nghiên cứu). Màng có tác dụng với cả vi khuẩn và nấm. Màng diệt vi nấm tốt hơn diệt khuẩn. Trong nghiên cứu này sử dụng đèn huỳnh quang công suất 40W. Tuy nhiên, do khoảng cách chiếu sáng không đồng đều tại các thời điểm thử nghiệm (đèn gắn trên tường, không rọi trực tiếp theo phương thẳng đứng) nhưng vẫn thu được hiệu quả khử trùng giảm dần theo thời gian.
Trong thực tế, quá trình nghiên cứu, đánh giá tác dụng diệt khuẩn của màng nano TiO2 có thấp hơn so với thực nghiệm. Nguyên nhân do điều kiện thí nghiêm thực tế (không trong phòng thí nghiệm) còn tồn đọng rất nhiều vi sinh vật bám trên bề mặt tường... lượng vi khuẩn được bổ sung thường xuyên, vì vậy việc đánh giá sẽ có những sai số nhất định lớn hơn khi nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.