Giải pháp đánh tỉa thả bù

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 35)

3. ý nghĩa của đề tài

3.4.9.Giải pháp đánh tỉa thả bù

Để nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi thì một biện pháp kĩ thuật quan trọng cần áp dụng đó là biện pháp đánh tỉa thả bù. Cá nuôi chỉ sinh trưởng và phát triển nhanh ở một giai đoạn nhất định, khi đã qua mức độ đó thì tốc độ sinh trưởng chậm hơn; mặt khác lượng thức ăn đòi hỏi lớn. Khi nuôi cá ta chỉ nên nuôi đến một tiêu chuẩn khối lượng nhất định khi đó sẽ cho năng suất và thu nhập cao nhất. Do đó, việc đánh tỉa bớt các cá thịt đã đủ tiêu chuẩn sau đó thả bù cá giống vào là một biện pháp kĩ thuật quan trọng để tăng thu nhập cho người nuôi cá. Có các hình thức đánh tỉa thả bù:

- Thả giống ở thời vụ cố định sau 4 – 5 tháng nuôi đánh tỉa dần cá lớn đã đủ tiêu chuẩn thịt. Sau 7 – 10 tháng đánh tỉa lần 2, lần 3 cuối năm thu hoạch tổng thể.

- Đánh tỉa lần nào thả bù lần ấy, sau khi thả giống 4 – 5 tháng đánh tỉa một lần rồi thả bù giống, sau đó cứ một lần đánh tỉa thì thả bù giống lần đó.

Xuất phát từ cơ sở sinh thái sinh lý của cá nuôi ở ao, hồ. Từ yêu cầu và điều kiện nuôi cá, xem xét mối quan hệ giữa nuôi và khai thác cá ngành thuỷ sản đã quy định về khối lượng khi thu hoạch như sau:

Bảng 8. Tiêu chuẩn cá thịt [3, 6]

Loài cá Khối lượng cá khai thác (kg)

Cá mè trắng 0,8 – 1,2 Cá mè hoa 1 – 1,5 Cá chép 0,4 – 0,5 Cá rô phi 0,1 – 0,3 Cá trắm cỏ 2 – 3 Cá trôi 0,4 – 0,5

chương 4. kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

1. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở địa điểm nghiên cứu nói riêng và nước ta nói chung rất có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt. Ngoài điều kiện tự nhiên ra, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi do nhu cầu về nguồn thực phẩm này rất lớn trong nhân dân, do đó có thể nói nuôi cá nước ngọt là một nghề chăn nuôi đầy tiềm năng. Đặc biệt là mô hình sản xuất một vụ cá, một vụ lúa ở vùng chiêm trũng. Nên cần được mở rộng và phát triển vì nó vừa phù hợp điều kiện tự nhiên, vừa tận dụng lao động nhàn rỗi của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Tuy nhiên, việc nuôi thả cá ở các địa điểm nghiên cứu nói trên còn nhiều hạn chế và tồn tại, tình trạng nuôi thả còn tự phát, truyền thống, thiếu khoa học kỹ thuật làm năng suất cá còn thấp và không ổn định. Chưa phát huy hết tiềm năng của vùng, tình trạng bệnh tật ở cá khá phổ biến. Vì vậy, năng suất và sản lượng cá còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó cần nhanh chóng cải tiến hình thức nuôi cá ở mô hình này.

3. Trong đề tài này, tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm mục đích khắc phục những hạn chế, tồn tại ở các địa điểm nuôi thả cá trên đất ruộng trong các địa điểm nghiên cứu, tận dụng tối đa nguồn lợi tự nhiên, nguồn lao động nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình sản xuất này.

4. Nhưng việc áp dụng các giải pháp của đề tài để nuôi thả cá cần linh hoạt, sáng tạo. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm ao nuôi và cơ sở vật chất, vốn... mà áp dụng một số giải pháp hoặc toàn bộ giải pháp để đảm bảo giảm tối đa chi phí, tăng hiệu quả thu nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 35)