Giải pháp giảm sinh vật gây bệnh, sinh vật gây hại

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 31)

3. ý nghĩa của đề tài

3.4.6.Giải pháp giảm sinh vật gây bệnh, sinh vật gây hại

Để tạo ra môi trường thuận lợi cho cá, ta cần có biện pháp tiêu diệt và loại trừ làm giảm sinh vật gây bệnh, sinh vật tiêu diệt cá giống, các sinh vật gây hại khác cạnh tranh thức ăn, nơi cư trú của cá.

Vi khuẩn, trùng mỏ neo, nấm mốc... là các sinh vật gây bệnh, gây nhiều loại bệnh như xuất huyết, thối mang, mỏ neo, viêm ruột... ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của cá, nếu không phòng trừ tốt sẽ gây hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất đàn cá.

Các sinh vật gây hại ( bắp cày, bọ gạo, cá miễn, nòng nọc, cá rô, cá riếc, cá mương...) sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp cạnh tranh về thức ăn, tầng phân bố hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh trưởng của cá, do đó cũng ảnh hưởng khá lớn sự sinh trưởng và phát triển của cá.

Rắn nước và các loài cá dữ như: cá quả, cá măng, cá nheo, cá trê phi... sẽ tiêu diệt cá con làm tăng lượng hao hụt của cá giống.

Vì vậy, để đàn cá sinh trưởng và phát triển trong môi trường thuận lợi ta cần loại trừ và làm giảm các sinh vật gây hại đó. Để loại trừ và làm giảm các sinh vật gây hại đó ta có thể áp dụng các biện pháp sau [2]:

- Xử lý ao trước khi thả cá, rắc vôi để diệt trừ vi sinh vật gây bệnh, cá tạp, cá dữ và các sinh vật gây hại khác.

- Khi tháo nước vào ao, cần tiến hành chắn lưới, chắn đăng không cho cá tạp, cá dữ, sinh vật hại vào ao.

- Phát quang bờ bụi để các sinh vật hại không còn chỗ trú ẩn.

- Các loài cá dữ nếu muốn nuôi cần thả với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng kích thước cá giống để đảm bảo cá dữ không tấn công được.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 31)