Giải pháp chủ động phòng trừ dịch bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 33)

3. ý nghĩa của đề tài

3.4.8.Giải pháp chủ động phòng trừ dịch bệnh

Trong nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề dịch bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng. Nguyên nhân là các hộ nuôi cá muốn tăng lợi nhuận nên tăng số lượng cá trong đàn cá nuôi trên một diện tích ao nuôi, do đó mật độ cá thả và lượng thức ăn sẽ tăng... Việc này rất dễ ảnh hưởng đến môi trường sống và đến sức đề kháng của cá, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Do đặc điểm cá sống ở dưới nước nên khi cá bị bệnh việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và hiệu quả rất thấp. Vì vậy, trong nuôi cá việc chủ động phòng trừ dịch

bệnh là vấn đề rất quan trọng. Khi phòng bệnh cho cá ta cần áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh như [2]:

- Cải tạo môi trường sống: đa số bà con nông dân nuôi cá chỉ quan tâm ở mức độ thả cá mà chưa thấy hết tác hại của nguồn nước. Nguồn nước trong ao rất có thể bị ô nhiễm do nước thải từ các nhà máy sản xuất, nước thải sinh hoạt của con người, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ... Các nguyên nhân này ảnh hưởng tới nguồn nước qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi. Nếu nước bị ô nhiễm nhẹ sẽ làm cho cá chậm phát triển, nếu nước bị ô nhiễm nặng sẽ làm cá mắc bệnh và có thể bị chết. Để hạn chế tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước ta cần phòng chống là chính, một số biện pháp phòng chống để nguồn nước không bị ô nhiễm:

+ Không cho các nguồn nước ô nhiễm chảy vào ao. + Sử dụng các sinh vật thuỷ sinh để cải tạo nguồn nước.

+ Những nguồn nước thải bị ô nhiễm phải kiểm soát, bằng cách đào cống dẫn nước thải vào một bể chứa hoặc một ao có diện tích nhỏ thả rong, bèo... để xử lý sau một thời gian mới đưa vào ao nuôi.

+ Với các nước thải công nghiệp hoá chất, y tế...phải chú ý đến tính chất độc hại của hoá chất mà quyết định có nên cho nước thải chảy vào ao hay không.

Ngoài ra để cải tạo môi trường sống ta cần chuẩn bị ao nuôi đúng kĩ thuật, rắc vôi để tiêu diệt các mầm bệnh, ổn định các yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, nồng độ H2S, độ sâu... ở mức độ thích hợp để tạo ra môi trường thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển tốt.

- Tiêu diệt các mầm bệnh trong ao: để tiêu diệt các mầm bệnh trong ao ta có

thể áp dụng một số biện pháp sau:

+ Chỉ thả các loại cá giống đã rõ nguồn gốc và không mang bệnh tật. Với

những cá giống nghi ngờ là mang mầm bệnh trước khi thả vào ao cần được sát trùng cơ thể cá, tắm trong dung dịch NaCl, CuSO4, formalin...

+ Vệ sinh bến ăn sạch sẽ, rắc vôi thường xuyên để ổn định pH, có thể treo túi vôi ở nơi cho ăn.

+ Phân gia súc từ các chuồng trại chăn nuôi có chứa nhiều mầm bệnh nên ta không đổ trực tiếp vào ao, cần được ủ với vôi bột trước khi đưa xuống ao.

+ Dùng thuốc phòng ngừa bệnh trước mùa dịch bệnh và lúc nghi cá có dấu hiệu bị bệnh.

- Tăng sức đề kháng cho cơ thể cá: nếu cá có sức đề kháng tốt hoặc đã mẫn cảm với tác nhân gây bệnh thì dù trong nước có mầm bệnh nhưng bệnh cũng khó có thể phát sinh được. Do đó, ta cần chú ý tăng sức đề kháng cho cá bằng cách:

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá cả về chất và về lượng để cá có sức khoẻ, sinh trưởng và phát triển tốt.

+ ổn định các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy… ở mức độ thuận lợi.

+ Chọn cá giống phải khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt...

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 33)