Giải pháp phát triển thức ăn tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 27)

3. ý nghĩa của đề tài

3.4.4.Giải pháp phát triển thức ăn tự nhiên

Cá sống trong môi trường nước, sử dụng các loại sinh vật và các chất hữu cơ lắng đọng trong ao là nguồn thức ăn gọi đó là thức ăn tự nhiên của cá. Các loài sinh vật như tảo, động vật phù du, thực vật phù du, thực vật thuỷ sinh, giáp xác, nhuyễn thể, giun... là những loại thức ăn ưa thích của cá nuôi gọi chúng là sinh vật thức ăn. Sự phong phú của thức ăn tự nhiên này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đàn cá trong ao, giảm chi phí thức ăn nhân tạo trong chăn nuôi.

Để phát triển thức ăn tự nhiên chúng ta cần bón phân cho ao, gây nuôi chủ động các sinh vật thức ăn vào ao, phát triển thức ăn xanh, ngoài ra cần chú ý bảo vệ nguồn nước, diệt trừ và hạn chế các sinh vật gây hại [5].

* Bón phân cho ao

ở các ao tự nhiên các chất khoáng và chất dinh dưỡng thấp nên tảo và các sinh vật thức ăn khác kém phát triển. Nhưng khi ao được bón phân sẽ cung cấp cho ao các chất khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ. Giúp tảo, các sinh vật thức ăn khá phát triển từ đó sẽ cung cấp cho cá có nguồn thức ăn dồi dào. Vì vậy, trong nuôi thả cá thì việc bón phân cho ao là rất quan trọng, mặc dù đa số cá không trực tiếp ăn phân (trừ một số loại ăn trực tiếp phân chuồng như trê phi, rô phi, chim trắng). Việc bón phân cho ao cần bón cả ba loại phân chuồng, phân xanh, phân vô cơ.

- Phân chuồng: lấy từ các chuồng trại chăn nuôi hoặc do ủ sản phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cỏ... mà thành. Việc sử dụng phân chuồng bón cho ao sẽ tận dụng tốt các sản phẩm từ chuồng trại chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp, nhưng quá trình bón tốn nhiều công sức.

- Phân xanh: thường sử dụng thân, lá các loại cây là sản phẩm của nông nghiệp như: khoai lang, lá xắn, cỏ, điền thanh, rơm rạ tươi... ta nên bó thành từng bó ngâm xuống nước, sau một thời gian bị thối rữa làm giàu chất hữu cơ cho ao. Việc sử dụng phân xanh bón cho ao sẽ tận dụng tốt các sản phẩm nông nghiệp, tận dụng tốt các diện tích bờ mương, bờ ao, ruộng cao, nhưng khi bón cũng tốn nhiều công sức.

Nước và thức ăn

Thức ăn

Phân chuồng

- Phân vô cơ: phân vô cơ bón cho ao nên bón cả hai loại phân đạm và phân lân để đạt hiệu quả cao nên bón theo tỷ lệ 4 : 1. Phân đạm thường dùng là loại đạm Urê, đạm Sunphat amon, đạm Nitrat amon, đạm Clorua amon... Phân lân thường dùng là Supper phôtphat hoặc phân lân nung chảy. Việc bón phân vô cơ sẽ cung cấp chất khoáng cho ao giúp sinh vật thức ăn phát triển cung cấp thức ăn cho cá. So với phân chuồng và phân xanh thì bón phân vô cơ vệ sinh, gọn nhẹ, bón phân đơn giản, đỡ tốn công, dễ hoà tan vào nước có tác dụng nhanh chóng nhưng lại chi phí cao.

Như vậy, mỗi loại phân đều có ưu, nhược điểm riêng, nên tốt nhất là bón kết hợp cả ba loại phân.

Hiện nay, để tận dụng tốt nguồn lao động nhàn dỗi của địa phương, tận dụng mối quan hệ bổ trợ cho nhau giữa các loại hình kinh tế, tăng thu nhập cho người nuôi cá, người ta thường áp dụng mô hình VAC. Chuồng trại chăn nuôi được xây dựng ngay ở cạnh ao nuôi sẽ cung cấp lượng phân chuồng cho ao, đỡ phải vận chuyển và lấy phân ở nơi khác. Chuồng trại nuôi chủ yếu là các loài: bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng. Ao lại cung cấp nước, thức ăn cho chuồng đặc biệt là các đối tượng nuôi như vịt, ngan. Việc tận dụng các diện tích bờ ao, bờ mương, ruộng cao trồng các loài cây như: sắn, khoai lang, cỏ voi… sẽ cung cấp cho ao lượng thức ăn xanh, phân xanh cho ao. Ao lại cung cấp nước tưới cho vườn.

Sơ đồ 1. Sơ đồ quan hệ VAC [6]

Ao

Vườn Chuồng

Thức ăn xanh và phân xanh

* Bổ sung các sinh vật thức ăn

Trong thời gian đầu chu kỳ nuôi cá, do ta xử lý ao như rắc vôi, tát cạn để thu hoạch nên khi tháo nước vào ao lượng sinh vật thức ăn như: trai, ốc, giáp xác còn ít và nghèo nàn. Nếu có điều kiện ta có thể chủ động thả bổ sung trai ốc vào ao làm thúc đẩy nhanh quá trình làm phong phú sinh vật thức ăn cho cá.

* Phát triển thức ăn xanh

Do đặc điểm mô hình nuôi cá ruộng có thể phát triển thức ăn xanh từ gốc lúa đã thu hoạch, tạo ra một lượng lớn thức ăn xanh cho cá trắm cỏ. Cụ thể là khi thu hoạch lúa xong nếu đối tượng nuôi chính ở trong ao là cá trắm cỏ thì ta không nên tháo nước vào ngập gốc rạ ngay, mà nên tháo vào từ từ, tạo điều kiện cho lúa chau mọc lên từ gốc rạ phát triển. Đây là nguồn thức ăn ưa thích của cá trắm cỏ đảm bảo tươi ngon. Khi cá đã ăn hết lúa chau thì ta mới tháo nước vào, như vậy sẽ tận dụng tối đa được một lượng thức ăn xanh tự nhiên cho cá.

Chú ý: với đối tượng nuôi chính là cá mè trắng, rô phi thì không cần phát

triển thức ăn xanh, ta cần tháo nước vào ngay để thúc đẩy quá trình phân huỷ gốc rạ, cung cấp nguồn hữu cơ cho ao.

3.4.5. Giải pháp bổ sung thức ăn nhân tạo

Cá sống trong môi trường nước sử dụng các loại thức ăn có sẵn trong môi trường nước để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, khi nuôi cá để đạt năng suất cao thì một mặt phải chú trọng phát triển thức ăn tự nhiên; đồng thời một mặt cần bổ sung thức ăn nhân tạo cho cá. Do điều kiện tự nhiên của vùng, một số tháng nhiệt độ thấp, lượng mưa ít, ánh sáng yếu nên sinh vật thức ăn phát triển kém, mặt khác khi đàn cá lớn lượng thức ăn tự nhiên cũng không đủ đáp ứng. Những thời điểm này ta cần bổ sung thức ăn nhân tạo cho cá, để cá sinh trưởng và phát triển tốt. Thức ăn nhân tạo: là thức ăn khi thả xuống ao thì cá có thể sử dụng ăn được ngay mà không cần qua khâu trung gian. Thức ăn nhân tạo gồm thức ăn xanh, thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp [5].

- Thức ăn xanh: gồm bèo tấm, bèo hoa dâu, một số loại rong, một số loại cỏ, lá ngô, lá mía, rơm rạ tươi... Với các ao nuôi cá trắm cỏ là chính thì việc bổ sung thức ăn xanh rất cần thiết.

- Thức ăn tinh: gồm các loại ngũ cốc (thóc, ngô, đỗ...) và các sản phẩm đã qua chế biến như: bã rượu, bã bia, bã đậu, bã khô lạc, cám gạo... là nguồn thức ăn tinh cho nhiều loài cá.

Chú ý: khi bổ sung thức ăn ngũ cốc như ngô, thóc...ta nên sơ chế qua (cho

nảy mầm) rồi cho cá ăn thì hiệu suất hấp thụ sẽ cao hơn.

+ Thức ăn hỗn hợp: Cho phối chế nhiều loại thức ăn thành thức ăn hỗn hợp, ta có thể chế biến thức ăn hỗn hợp ở dạng bột, dạng viên hoặc dạng bánh. Chế biến thức ăn hỗn hợp tuy vất vả tốn nhiều công sức, nhưng lại đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bảng 6: Giới thiệu một số loại thức ăn hỗn hợp thường dùng để nuôi cá [5]

Thức ăn nuôi cá rô phi Thức ăn nuôi cá trắm cỏ Thức ăn nuôi cá chép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên liệu Tỷ lệ (%)

Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Bột cá Bột đỗ tương Khô lạc Cám gạo Ngô Sắn Vitamin 10 12 15 40 17 5 1 Bột rơm Bột khô đậu Cám gạo Bột xương Ngô Muối ăn 70 15 10 1,5 3 0,5 Bột cá Ngô Đỗ tương Cám gạo Vitamin 40 25 15 19 1

Kỹ thuật cho ăn

Để đảm bảo hiệu quả cao khi bổ sung thữc ăn nhân tạo thì việc bổ sung thức ăn cần thực hiện theo yêu cầu bốn định [5]:

- Định số lượng thức ăn: số lượng thức ăn phải đảm bảo, không thừa gây lãng phí, ô nhiễm và cũng không quá ít làm cho cá đói sinh trưởng và phát triển kém.

- Định chất lượng thức ăn: thức ăn không ôi thiu, nấm mốc, đủ về chất lượng cho cá sinh trưởng và phát triển cân đối và phải phù hợp với giai đoạn phát triển của cá.

- Định địa điểm cho ăn: cho cá ăn ở một vài nơi cố định giúp cá hình thành phản xạ có điều kiện, để tăng khả năng tiêu hoá thức ăn. Nên dùng sàng để cho cá ăn, vừa tránh thức ăn rơi xuống đáy ao và có thể dễ dàng kiểm tra thức ăn thừa.

- Định thời gian cho ăn: cho ăn cố định vào một thời gian trong ngày và những ngày cố định trong tuần giúp cá hình thành phản xạ có điều kiện, tăng khả tiêu hóa thức ăn.

Chú ý: không nên cho cá ăn vào sáng sớm và chiều tối vì lúc đó cá hoạt động kiếm mồi mạnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 27)