3. ý nghĩa của đề tài
3.4.7. Giải pháp quản lý ao nuôi
Hàng ngày vào buổi sáng sớm phải kiểm tra quan sát ao, phát hiện các hiện tượng bất thường để kịp thời có giải pháp khắc phục [1, 2, 3]:
- Nếu gặp hiện tượng cá nổi đầu do cá thiếu oxy cần xử lý gấp như sau: + Cấp thêm nước mới vào ao nếu có điều kiện, nếu cá bị ngạt quá nặng phải thay nước sạch hoàn toàn.
+ Té nhẹ nhàng một góc ao nào đó trên bề mặt. + Ngừng ngay việc bón phân và vôi vào ao.
+ Nếu nuôi theo kiểu công nghiệp thì cần cho máy đập nước hoạt động, thời điểm cho máy hoạt động từ 20 giờ hôm trước đến 10 giờ hôm sau.
- Nếu gặp hiện tượng nước trong ao bị giảm sút phải xem xét bờ cống tìm chỗ rò rỉ để xử lý, rồi cấp thêm nước vào ao đúng quy định.
- Thường xuyên dọn cỏ, vớt bèo, phát quang bờ ao, nếu bờ hư hỏng, sạt lở phải kịp thời tu sửa trước mùa mưa.
- Kiểm tra màu sắc nước trong ao: trong quá trình nuôi tốt nhất là để nước có màu xanh nõn chuối (màu tảo phát triển hợp lí). Nếu màu chưa xanh có thể bón phân để thúc đẩy tảo lam và tảo lục phát triển, nếu màu quá xanh có thể giảm lượng phân bón.
- Kiểm tra độ đục của nước: nếu nước quá trong, có nghĩa là ao nuôi nghèo chất dinh dưỡng. Còn nếu quá đục làm ánh sáng cung cấp cho quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh ở tầng giữa và tầng đáy bị ảnh hưởng; đồng thời làm giảm quá trình hoà tan của oxy trong không khí vào nước và gây bất lợi cho quá trình vận động và săn bắt mồi của cá. Có thể kiểm tra độ đục của nước bằng dụng cụ đo (đĩa sec xi) hoặc kiểm tra bằng kinh nghiệm mắt thường, nếu độ trong của ao nhỏ hơn 15 cm thì ao quá đục, nếu độ trong của ao lớn hơn 25 cm là quá trong.
- Kiểm tra mùi nước: nếu nước có mùi tanh, hôi thì chứng tỏ vi khuẩn phát triển, nếu nước có mùi trứng thối thì chứng tỏ chất hữu cơ phân huỷ không hoàn toàn tạo nhiều H2S, những mùi bất thường này đều không tốt cho cá nuôi, vì vậy khi thấy nước bốc mùi nặng phải tiến hành thay nước ngay.
- Kiểm tra độ pH của nước: pH là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, pH đóng vai trò ổn định môi trường. Nếu pH thích hợp thì cá sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, nếu pH quá phạm vi cho phép sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, thậm chí có thể gây chết hàng loạt. Kiểm tra pH của nước thông thường bằng giấy quỳ tím, khi pH quá cao (> 9) phải bón ngay các loại phân đạm chứa H+ như NH4CL, NH4NO3 , (NH4)2SO4... hoặc hoà phèn chua té đều khắp ao. Nếu pH quá thấp (< 6) cần dùng nước vôi trong hoặc vôi bột rắc đều khắp ao.
Bảng 7. Tóm tắt sự ảnh hưởng của pH tới cá nuôi [1]
pH dao động Tác động ảnh hưởng
pH từ 1 - 4 Cá bị chết
pH từ 4 - 6 Cá sinh trưởng phát triển chậm pH từ 6 - 9 Cá sinh trưởng phát triển tốt pH từ 9 - 11 Cá sinh trưởng phát triển chậm pH từ 11 - 14 Cá bị chết
- Thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cá: nếu thấy cá sinh trưởng phát triển kém hay có dấu hiệu dịch bệnh cần tìm nguyên nhân để khắc phục.