Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều chế chất tẩy rửa dạng lỏng để xử lý mỡ cá tra, cá basa bám trên dụng cụ nhựa (Trang 47)

d. Kết luận, đề nghị và điểm:

3.3.4Bố trí thí nghiệm

Mỗi lần tiến hành rửa với một loại nước rửa.

Lần lượt cho rổ dính mỡ đã chuẩn bị vào thau nước rửa đã pha loãng.

Dùng cước xanh rửa chén để rửa, chà xát khắp rổ nhựa.

Rửa rổ bằng nước sạch.

3.4.1 Mục đích

So sánh hiệu suất tẩy rửa của nước rửa mới và nước rửa của Công ty để xác định loại nước rửa có khả năng tẩy mỡ tốt hơn.

3.4.2 Các yêu cầu khi tiến hành thí nghiệm

Tỷ lệ pha dung dịch nước rửa là 1/10 (tỷ lệ nước rửa/nước).

Nước pha xà phòng: sử dụng loại nước ở xưởng là nước sông.

Thời gian sấy: 2 giờ.

Nhiệt độ sấy: từ 50 – 60oC.

Từng loại nước rửa đều được tiến hành thí nghiệm như nhau. 3.4.3 Chuẩn bị mẫu

Các miếng nhựa được cắt ra từ rổ vuông và được đánh số từ 1 đến 9.

3.4.4 Bố trí thí nghiệm

Bước 1: Sấy các miếng nhựa trong tủ sấy khoảng 10 phút. Bước 2: Cân miếng nhựa (ghi nhận khối lượng là m0).

Bước 3: Đem các miếng nhựa đã cân xuống xưởng sản xuất cho dính mỡ, để ráo. Cân, ghi nhận khối lượng là m1 (khối lượng miếng nhựa + mỡ).

Bước 4: Tiến hành ngâm các miếng nhựa trong dung dịch nước rửa khoảng 15 phút. Chú ý: chỉ nhúng, ngâm không đảo các miếng nhựa.

Bước 5: Rửa sạch các miếng nhựa với nước, để ráo. Bước 6: Sấy các miếng nhựa trong 2 giờ.

Bước 7: Cân các miếng nhựa, ghi nhận khối lượng m2. Công thức tính hiệu suất tẩy rửa

100 m m m m H(%) 0 1 2 1    

3.5 Thí nghiệm 3: Đánh giá cảm quan khả năng tẩy mỡ khi áp dụng thực tế tại xưởng

Với quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng rổ/thớt nhựa rất nhiều và với lượng mỡ bám trên rổ/thớt nhựa khá lớn, mức độ bám của mỡ lên bề mặt nhiễm bẩn lớn hơn. Vì vậy để có thể đánh giá một các tổng thể nhất cần phải kiểm tra thực tế khả năng tẩy rửa của các nước rửa thử nghiệm tại xưởng,

3.5.1 Mục đích

So sánh khả năng tẩy mỡ của nước rửa mới và nước rửa của Công ty để xác định loại nước rửa có khả năng tẩy mỡ tốt hơn.

3.5.2 Chuẩn bị mẫu

Rổ/thớt nhựa sau ca làm việc được xử lý sơ bộ như sau:  Ngâm rổ/thớt nhựa trong nước nóng 60oC.

Đập, loại bỏ vụn còn bám trên rổ/thớt nhựa.

Rửa rổ/thớt nhựa lại với nước cho sạch vụn bám trên rổ/thớt. 3.5.3 Pha nước rửa

Pha nước rửa theo tỷ lệ 1/10 (tỷ lệ nước rửa/nước).

Pha loãng 3 lít nước rửa trong 30 lít nước. Chia dung dịch xà phòng ra hai thau nhựa lớn (để rửa rổ/thớt nhựa).

3.5.4 Bố trí thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhúng rổ/thớt nhựa vào thau nước rửa thứ nhất, dùng nùi lưới chà rửa khắp rổ/thớt nhựa (chà rửa cả 2 mặt rổ/thớt nhựa).

Tương tự bước 1, nhưng thực hiện trong thau nước rửa thứ 2.

Rửa rổ/thớt nhựa bằng nước sạch (qua 2 bồn nước sạch chảy tràn, nhiệt độ nước khoảng 38 - 40oC.

Rổ/thớt nhựa được chuyển qua tổ đánh giá và cho điểm. Sau đó, ngâm rổ/thớt nhựa vào bồn Chlorine để sát khuẩn (thời gian ngâm 12 giờ, nồng độ Chlorine 100 – 150 ppm).

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều chế nước rửa

Sau khi tiến hành điều chế các mẫu nước rửa (Mục 3.2.1.2), kết quả đánh giá cảm quan các dung dịch nước rửa được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.1: Đánh giá cảm quan các dung dịch nước rửa sau điều chế

Mẫu CT Màu và thời gian ổn định Tách lớp Độ sệt CT 1 Sau khi pha nước rửa có màu trắng sữa, có

nhiều bọt.

Sau khi để ổn định dung dịch trong suốt có màu vàng nhạt.

Thời gian ổn định: 4 – 5 giờ.

Dung dịch đồng nhất, không tách lớp. Dung dịch có độ sệt CT 2 Sau khi pha nước rửa có màu trắng sữa, có

nhiều bọt.

Sau khi để ổn định 8 giờ: dung dịch có màu vàng nhạt trong suốt, còn nhiều bọt, lớp bọt tan hoàn toàn sau khi ổn định 24 giờ. CT 3 Sau khi pha nước rửa có màu trắng sữa, có

nhiều bọt.

Sau khi để ổn định từ 4 – 5 giờ: dung dịch trong suốt có màu trắng trong, còn nhiều bọt. Lớp bọt tan hoàn toàn sau khi ổn định 20 giờ CT 4 Sau khi pha: nước rửa có màu trắng sữa, có

nhiều bọt.

Sau khi để ổn định 8 giờ: dung dịch có màu vàng nhạt trong suốt, còn nhiều bọt, lớp bọt tan hoàn toàn sau khi ổn định 24 giờ. CT 5 Sau khi pha: nước rửa có màu trắng sữa, có

nhiều bọt.

Sau khi để ổn định 4 – 5 giờ: dung dịch trong suốt có màu vàng nhạt.

CT 6 Sau khi pha: nước rửa có màu trắng sữa, có nhiều bọt.

Sau khi để ổn định 8 giờ: dung dịch có màu trắng đục, còn nhiều bọt. Lớp bọt tan hoàn toàn sau khi ổn định 26 giờ.

Sử dụng NaOH trung hòa các CHĐBM LAS bằng tay sẽ không phối trộn đều các hóa chất, dung dịch không đồng nhất. Nên sử dụng máy khuấy khuấy mạnh và đều để hòa tan các chất với nhau sẽ thu được dung dịch đồng nhất, trong suốt. Trong quá trình pha chế nước rửa, khi cho soda vào lượng bọt sẽ tăng lên rất nhiều, cần cho từ từ lượng soda vào để tránh bị trào ra ngoài.

Các mẫu có STPP thường có độ sệt hơn các mẫu khác.

Mẫu có bổ sung LES dung dịch có độ nhớt tốt hơn khi chỉ có LAS.

Hình 4.1: Nước rửa CT 4 – sau 8 giờ ổn định

4.2 Đánh giá cảm quan khả năng tẩy mỡ của nước rửa vừa điều chế

Để đánh giá khả năng tẩy mỡ của các mẫu nước rửa vừa điều chế, các mẫu nước rửa được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/10. Tiến hành đánh giá cảm quan tại phòng kiểm nghiệm, kết quả được trình bày ở Bảng 4.2:

Bảng 4.2: Kết quả đánh giá mức độ sạch của rổ sau khi rửa Mẫu

CT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm cảm quan Độ tạo bọt khi pha vào

nước (điểm số)

Mức độ sạch của thớt sau rửa (điểm số)

Mức độ sạch của rổ sau rửa (điểm số)

CT 1 4 3 3 CT 2 5 4 3 CT 3 4 4 2 CT 4 4 4 4 CT 5 4 3 3 CT 6 4 2 2

Bảng 4.2 cho thấy tất cả các mẫu nước rửa đều tạo bọt tốt khi pha vào nước: lớp bọt dày, bong bóng bọt lớn và bền; riêng với mẫu nước rửa CT 2 có khả năng tạo bọt tốt nhất: lớp bọt rất dày, bong bóng bọt lớn và bền. Mức độ sạch của thớt sau rửa: các mẫu nước rửa CT 2, CT 3 và CT4 có điểm cảm quan cao hơn các mẫu còn lại, mức độ sạch của thớt sau khi rửa được đánh giá là rửa sạch màng mỡ bám trên thớt và không thấy nhớt; với mẫu nước rửa CT 1 và CT 5 có điểm cảm quan thấp hơn, mức độ sạch của thớt được đánh giá là sạch màng mỡ nhưng còn nhớt nhẹ; mẫu nước rửa CT 6 có điểm thấp nhất, mức độ sạch của thớt được đánh giá là vẫn chưa rửa sạch được lớp màng mỡ bám trên thớt và còn nhớt nhẹ. Mức độ sạch của rổ sau rửa: mẫu nước rửa CT 4 có điểm cao nhất, mức độ sạch của rổ được đánh giá là sạch màng mỡ bám trên bề mặt rổ và không thấy nhớt; các mẫu nước rửa CT 1, CT 2 và CT 5 có điểm thấp hơn, mức độ sạch mỡ được đánh giá là mức độ sạch của rổ được đánh giá là sạch màng mỡ nhưng còn nhớt nhẹ; mẫu nước rửa CT 3 và CT 6 có điểm thấp nhất, mức độ sạch của thớt được đánh giá là vẫn chưa rửa sạch được lớp màng mỡ bám trên rổ và còn nhớt nhẹ. Khả năng tẩy mỡ của các mẫu nước rửa khi rửa thớt và rổ là không giống nhau vì bản chất bề mặt nhiễm bẩn (bề mặt thớt và rổ) khác nhau.

Nhìn chung để đánh giá được khả năng tẩy mỡ của các mẫu nước rửa thông qua cảm quan là rất khó, đòi hỏi người đánh giá phải có nhiều kinh

Như vậy, các mẫu nước rửa CT 2 và mẫu CT 4 có khả năng tẩy mỡ tốt hơn các mẫu nước rửa còn lại, được giữ lại để tiếp tục tiến hành thí nghiệm 3 (nhằm đánh giá hiệu suất tẩy rửa và so sánh với nước rửa của Công ty).

4.3 Đánh giá khả năng tẩy mỡ trên miếng nhựa

Từ kết quả thí nghiệm 1 (Mục 4.2), đề tài tiến hành đánh giá hiệu suất tẩy rửa của mẫu nước rửa CT 2, CT 4 và nước rửa của Công ty. Đồng thời, tiến hành so sánh hiệu suất tẩy rửa của các mẫu nước rửa CT 2 và CT 4 với nước rửa của Công ty.

Bảng 4.3: Kết quả hiệu suất tẩy rửa

Miếng nhựa Loại nước rửa Hiệu suất tẩy rửa (%)

TBNT

1

Mẫu nước rửa của Công ty

93,13

89,823a

2 89,78

3 86,56

4

Mẫu nước rửa CT 2

89,12

88,490a

5 88,85

6 87,50

7

Mẫu nước rửa CT 4

91,07

90,850a

8 93,31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 88,17

Ghi chú: Những chữ cái khác nhau trên cùng một cột (a, b, c, d) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Những chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Phụ lục B (trang 44). 90,85 88,49 89,823 70 75 80 85 90 95

Mẫu nước rửa của Mẫu nước rửa CT 2 Mẫu nước rửa CT 4

H iệ u s u ất t ẩy r a ( %)

Kết quả từ Bảng 4.3 và Hình 4.3 cho thấy khi tiến hành đánh giá khả năng tẩy mỡ trên các miếng nhựa ở phòng Kiểm nghiệm thì hiệu suất tẩy rửa của các mẫu nước rửa CT 2, CT 4 và mẫu nước rửa của Công ty lần lượt là 88,49%; 89,823% và 90,85% tuy nhiên ở độ tin cậy 95% thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Vì vậy, về mặt thực nghiệm thì hiệu suất tẩy rửa của các mẫu nước rửa CT 2 và CT 4 tương đương với hiệu suất tẩy rửa của nước rửa mà Công ty đang sử dụng.

4.4 Đánh giá cảm quan khả năng tẩy mỡ khi áp dụng tại xưởng

Sau khi tiến hành đánh giá cảm quan khả năng tẩy mỡ của các mẫu nước rửa tại phòng kiểm nghiệm (Mục 4.2) thì mẫu CT 2 và mẫu CT 4 có điểm cảm quan cao hơn so với các mẫu còn lại. Kết quả thu được ở Bảng 4.4:

Bảng 4.4: Kết quả đánh giá mức độ tẩy mỡ trên rổ/thớt nhựa tại xưởng

Ghi chú: Những chữ cái khác nhau trên cùng một cột (a, b, c, d) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Những chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Phụ lục B (trang 44). 3.6 2.4 3 0 1 2 3 4

Mẫu của xưởng Mẫu CT 2 Mẫu CT 4

M c đ ộ s ạc h m ( đ iể m s ố) Tên mẫu chất tẩy rửa Độ tạo bọt sau khi pha vào nước Mức độ sạch mỡ (điểm số) Rổ vuông (20 cái) Rổ tròn (20 cái) Thớt (20 cái) TBTN Mẫu của xưởng 4,3 3,3 4,0 3,3 3,6a

Mẫu CT 2 4,0 2,3 2,6 2,3 2,4b

Kết quả từ Bảng 4.4 và Hình 4.4 cho thấy khi tiến hành đánh giá cảm quan mức độ sạch mỡ ở xưởng sản xuất của Công ty thì điểm cảm quan về mức độ sạch mỡ của nước rửa mà Công ty đang sử dụng là cao nhất – khả năng tẩy mỡ tốt hơn mẫu CT 2 và CT 4. Mẫu nước rửa CT 2 có điểm cảm quan kém nhất – khả năng tẩy mỡ kém hơn nước rửa của Công ty và mẫu nước rửa CT 4. Mặc dù mẫu CT 4 có điểm cảm quan thấp hơn nước rửa của công ty tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều.

Như vậy, mẫu nước rửa CT 4 tốt hơn mẫu nước rửa CT 2 và tương đương với nước rửa của công ty.

4.5 Chi phí cho 1 lít nước rửa

Do khả năng tẩy mỡ của mẫu nước rửa CT 4 tương đương với nước rửa của Công ty nên đề tài ước tính đơn giá của mẫu nước rửa CT 4 để so sánh với đơn giá của nước rửa Công ty đang sử dụng.

Bảng 4.5: Đơn giá của nước rửa vừa điều chế

Nước rửa Mẫu nước rửa CT 4 Nước rửa của Công ty

Đơn giá VND/lít 8.378 5.569

Bảng 4.5 cho thấy đơn giá của mẫu nước rửa CT 4 cao hơn so với nước rửa mà Công ty đang sử dụng. Vì vậy mẫu nước rửa CT 4 không có tính kinh tế bằng nước rửa của Công ty.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu đề tài điều chế được loại công thức nước rửa có khả năng tẩy rửa tương đương với nước rửa mà Công ty đang sử dụng

Bảng 5.1: Công thức nước rửa

Hóa chất LAS LES NaOH Na2CO3 Glycerine STPP Lauryl sulfate Phần trăm theo

khối lượng (%)

10 3 1,2 3 5 3 2

Tuy nhiên, giá thành của nước rửa mới lại cao hơn so với nước rửa mà Công ty đang sử dụng nên không thể áp dụng thực tế tại Công ty.

5.2 Kiến nghị

Do các điều kiện khách quan, hạn chế về mặt thời gian, cũng như điều kiện thí nghiệm nên đề tài chưa tìm ra được công thức nước rửa tối ưu về hiệu quả tẩy rửa mỡ cá tra, cá basa bám trên dụng cụ nhựa và có tính kinh tế. Đồng thời, đề tài vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu tại Công ty. Các chỉ tiêu hóa lý của chất tẩy rửa, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tẩy sạch của chất tẩy rửa, khả năng diệt khuẩn của chất tẩy rửa,… là những vấn đề mà đề tài chưa có điều kiện khảo sát. Chúng tôi kiến nghị nên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề xuất thêm một số công thức chất tẩy rửa, nhằm tìm ra công thức tối ưu nhất.

Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tẩy rửa như: tỷ lệ các hóa chất trong chất tẩy rửa, nhiệt độ nước khi rửa, pH nước pha,....

Khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý của chất tẩy rửa thử nghiệm: độ nhớt, tỷ trọng, sức căng bề mặt,….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Thị Luyến, 2010. Đồ án Nghiên cứu quá trình tổng hợp chất tẩy rửa từ dầu thông sunfat hóa để xử lý dầu mỡ trên vải sợi. Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[2] Mai Hữu Khiêm, 1996. Giáo trình hóa keo (hóa lý các hệ vi dị thể và hiện tượng bề mặt). Đại học Bách Khoa. Tp Hồ Chí Minh.

[3] Trương Đình Thạc, Nguyễn Bá Xuân, Nguyễn Văn Chính, 2001. Nghiên cứu tổng hợp chất hoạt động bề mặt alkyl glucozit. Tuyển tập các công trình Hội nghị Khoa học và Công nghệ hóa học hữu cơ toàn quốc lần thứ hai. Trang 227 – 231.

[4] Nguyễn Thị Diệp Chi, 2007. Giáo trình Phân tích kỹ thuật. Khoa Khoa học tự nhiên. Đại học Cần Thơ. Tp Cần Thơ.

[5] Louis Hồ Tấn Tài, 1999. Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân. Unilever Việt Nam. Tp Hồ Chí Minh. Trang 60 – 169.

[6] Lê Thanh Phước, 2010. Phương pháp tổng hợp các hệ nhũ tương cơ bản với các chất hoạt động bề mặt có độ phân cực khác nhau. NXB Đại học Cần Thơ. Tp Cần Thơ.

[7] Saafan, A.A., Habib, A.M., 1988. Pore structure of modified cotton and its effects on fiber reactive dyeing properties. Colloids and surfaces, Volume 34, Issue 1. Tanta University. Tanta – Egypt. pp. 75 – 80.

[8] Smulders, E., Rahse, W., Rybinski, W.V., Steber, J., Sung, E., Wiebel, F., 2002. Laundry detergents. Wiley-VCH, Weinheim. Germany. pp. 38 – 98.

PHỤ LỤC A

Bảng A.1: Giá các loại hóa chất

STT Tên hóa chất Giá (VNĐ/Kg)

Ghi chú

1 LAS 38.000 Giá nhà máy mua 2 LES 38.000 Giá nhà máy mua 3 NaOH 15.000 Giá nhà máy mua 4 Na2CO3 6.500 Giá nhà máy mua 5 STPP 27.000 Giá STPP thực phẩm 6 Glyxerin 23.000 Giá nhà máy mua 7 clory 57.000 Giá nhà máy mua

Bảng A.2: Đánh giá mức độ sạch 2 mặt của rổ/thớt sau rửa, theo con số

Mức độ Số điểm Còn bám màng mỡ, rất nhớt 1 Còn bám màng mỡ, nhớt nhẹ 2 Sạch màng mỡ, nhớt nhẹ 3 Sạch màng mỡ, không thấy nhớt 4 Sạch màng mỡ, kin kít 5

Bảng A.3: Bảng đánh giá mức độ bọt, theo con số

Mức độ Số điểm

Lớp bọt rất mỏng, bông bóng bọt nhỏ không bền 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều chế chất tẩy rửa dạng lỏng để xử lý mỡ cá tra, cá basa bám trên dụng cụ nhựa (Trang 47)