2.2.3.2. Các khoản vay không có tài sản bảo đảm - các khoản vay bảo đảm bằng uy tín. tín.
Theo Nghị định 178/1999/NĐ- CP, Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 và Quyết định số 107/2000/QĐ-NHNN1 quy định thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản bảo đảm theo 3 hình thức:
- Cho vay không có tài sản bảo đảm do chi nhánh lựa chọn.
- Cho vay không có tài sản bảo đảm theo sự chỉ định của Chính phủ.
- Cho vay không có tài sản bảo đảm theo sự bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo.
Để thực hiện cho vay theo các hình thức trên thì ngân hàng phải thực hiện đánh giá uy tín của khách hàng vay. Việc ngân hàng đánh giá uy tín của khách hàng vay vốn bao gồm cả việc xem xét mối quan hệ lâu năm giữa ngân hàng và khách hàng, tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại của khách hàng, tính khả thi của dự án xin vay.
Các văn bản này cũng quy định về đối tượng được vay không có bảo đảm bằng tài sản như sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước được xét duyệt cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2, mục 1, chương IV của Thông tư 06/2000/TT-NHNN1.
+ Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
+ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ hoặc có dự án phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy đinh của pháp luật. Trường hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống thì khách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi.
+ Có khả năng tài chính và các nguồn thu nợ hợp pháp có khả năng thu được trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng.
+ Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm trên.
+ Có kết quả kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.
+ Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì cần phải có sự bảo lãnh của công ty mẹ.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được xét duyệt cho vay không bảo đảm bằng tài sản cũng phải đáp ứng được các điều kiện trên, ngoài ra hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán và có xác nhận của tổ chức kiểm toán đối với kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thực hiện các quy định trên, chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã tiến hành cho vay không có tài sản bảo đảm như sau:
Bảng 10: Tình hình cho vay không có tài sản bảo đảm năm 2002:
(đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh ngân hàng công thương Thanh Xuân)
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được tính chủ động của ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản, ở đây không có sự can thiệp của Chính phủ, song không vì thế mà mức cho vay không có tài sản bảo đảm của chi nhánh là thấp, bằng chứng là nó đã chiếm tới 82,68% tổng dư nợ cho vay- một con số đáng kể. Nó biểu hiện một phần lớn đối tượng khách hàng của ngân hàng đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài và có khả năng tài chính tốt và đáp ứng được đầy đủ những quy đinh của Chính phủ.
ở ngân hàng công thương Thanh Xuân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều không được vay bảo đảm bằng uy tín. Đối tượng được hưởng hình thức cho vay này là các doanh nghiệp Nhà nước. Lượng doanh nghiệp Nhà nước được vay bảo đảm bằng uy tín lại chiếm tới khoảng 90% trong tổng số các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn. Vậy ở đây ngân hàng đã thực hiện đánh giá uy tín của khách hàng như thế nào?
Cũng theo như sự phân tích sở chương 1, ngân hàng cũng thực hiện đánh giá uy tín khách hàng bao gồm: khách hàng có phải là khách hàng truyền thống hay không, quan hệ với ngân hàng từ trước đến nay như thế nào, tình hình tài chính quá
Chỉ tiêu Dư nợ cho vay
Cho vay không có tài sản bảo đảm.
trong đó: - Cho vay không có tài sản bảo đảm do chi nhánh
lựa chọn.
- Cho vay không có tài sản bảo đảm do Chính phủ chỉ định.
- Cho vay không có tài sản bảo đảm theo bảo lãnh của TCĐTXH 786.065 786.065 0 0 Tổng mức cho vay. 956.684
Cho vay không có tài sản bảo đảm/Tổng mức cho vay (%).
khứ và hiện tại (những yếu tố này được đánh giá rất dễ dàng vì uy tín của các doanh nghiệp này là uy tín của Nhà nước), đánh giá uy tín thông qua các dự án xin vay.
Thực trạng thẩm định dự án.
Xin được nhắc lại rằng dù là cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay không thì thẩm định dự án vẫn là việc mà mọi ngân hàng phải làm khi quyết định cho vay. Ngân hàng công thương Thanh xuân đã thực hiện công tác này như sau:
* Về thu thập thông tin:
Để thực hiện thẩm định dự án, chi nhánh lấy thông tin chủ yếu từ hai nguồn, đó là thông tin từ phía khách hàng và thông tin ngân hàng trực tiếp thu thập. Nguồn chính thức mà chi nhánh có thể thu thập là từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng, từ nguồn lưu trữ nội bộ, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng công thương Việt Nam, từ cơ quan thông tin đại chúng, Tổng cục thống kê,…
* Về xử lý thông tin:
Ngân hàng công thương Thanh Xuân cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng dựa trên các chỉ tiêu, các tỷ lệ cơ bản. Các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR, điểm hoà vốn, luồng tiền các năm của dự án,... ngày càng mang tính chính xác cao, là cơ sở để ngân hàng đưa đến những quyết định khi thẩm định dự án. Bên cạnh đó các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tuổi thọ của dự án, về phương án tổ chức sản xuất và quản lý... của dự án đã được tính toán, áp dụng. Ngân hàng cũng đã đánh giá đến độ nhạy của dự án như: sự thay đổi của NPV, IRR, doanh thu; mức thay đổi tối đa của các biến số để dự án có hiệu quả, các dự báo về sự thay đổi các biến số có ảnh hưởng đến kết quả của dự án…
Bên cạnh đó chi nhánh đề cao vai trò của phân tích các yếu tố phi tài chính và các yếu tố mang tính định tính, điều này mang lại hiệu quả không thể phủ nhận. Từ những kết quả phân tích trên kết hợp với thảo luận bàn bạc với khách hàng, trên cơ sở quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ thảo luận để đưa đến những điều khoản trong hợp đồng tín dụng, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra do thiếu tính chặt chẽ của hợp đồng tín dụng.
Thực tế là các khoản cho vay của chi nhánh đã không phát sinh nợ quá hạn. Công tác thẩm định đã phần nào làm tốt được nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên không vì thế mà các yếu tố rủi ro đã được loại trừ triệt để. Bởi vì ngân hàng thực tế mới chỉ được thành lập từ 5 năm nay nên các dự án đều mới giải ngân hoặc chưa giải ngân
hết, do vậy đưa ra đánh giá lúc này là chưa thể đầy đủ. Bên cạnh đó, một vài món vay vẫn lâm vào tình trạng chưa thanh toán kịp thời mà chủ yếu là nguyên nhân khách quan như: bị ứ đọng trong khâu tiêu thụ, khách hàng chậm trả tiền... Điều đó chứng tỏ rằng, chỉ thẩm định dự án thôi là vẫn chưa đủ để thực hiện yêu cầu tín dụng. Bên cạnh công tác thẩm định, ngân hàng còn phải thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro khác nữa về bảo đảm tiền vay.
Ví dụ về thẩm định cho vay trung và dài hạn một dự án đầu tư:
Dự án đầu tư:
“ Nâng cao năng lực công ty tư vấn xây dựng Sông Đà”
Tổng vốn đầu tư: 15.138.000.000 đồng, trong đó: + Vay ngân hàng: 13.624.200.000 đồng (90% dự toán) + Vốn tự có : 1.513.800.000 đồng (10% dự toán)
Ngân hàng đã thực hiện thẩm định đầy đủ các mặt, cả về khách hàng vay vốn, dự án xin vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay, cụ thể như sau: