Stretomyces là chi phổ biến và chiếm số lượng lớn nhất trong tự nhiên. Nhìn chung, các chủng Streptomyces phân lập được mọc nhanh và khỏe, xuất hiện trước tiên trong đĩa phân lập. Kích thước khuẩn lạc phụ thuộc vào các chủng và môi trường nuôi nhưng dao động từ vài mm đến 20 mm trong thời gian 10 ngày. Các khuẩn lạc thuộc các chủng này khi được nuôi cấy trên cùng một môi trường rất đa dạng về mặt hình thái, đôi khi khuẩn lạc có dạng của các hình tròn đồng tâm phóng xạ. Trên môi trường ISP 2, khuẩn lạc xẻ thùy (F1A2, F1A3, F1A4.1, F1A4.2, F1A5.2. SC1A4, SC1A6, S1A2, S1A3, S1A5, S1A8, S1A11, SC2A1, F2A9, F4A2, F4A7.2…), lồi cao (F1A3, F1A4.1, SC1A9, S1A6, S1A7, S1A8, S2A9, F4A1, F4A2, SC4A2, SC4A3, SC4A6, SC4A11, SC4A20, F5C1…), bông mịn (F1A2, F1A3, F1A4.1, F1A5.1, F1A5.2, S1A4, F2A10, SC4A7, SC4A8, F4A4.2, F4A10, F5C1,…), bề mặt khuẩn lạc thường được phủ bởi lớp HSKS dạng nhung, dày hơn cơ chất, đôi khi có những giọt nước nổi lên trên khuẩn lạc (S1A4, S1A5, S1A6, S1A8, S1A14, S1A16, F2A9, S3A2, F4A1, F4A4.2, F4A5, F4A12…). Các khuẩn lạc tạo thành HSCC và HSKS phát triển, phân nhánh với các loại màu sắc khác nhau: màu trắng (F1A3, F1A4.2, F1A5.2, SC1A4, SC1A5, SC1A6, S1A6, S1A7, S1A14, F2A9, S2A6, S2A8, S2A9,SC4A1, SC4A4, SC4A10.1,
SC4A10.1, SC4A10.2…), màu vàng (S2A2, S2A3, S2C1, S2C2), màu xám (F1A1, F1A4.1, F1A5.1, SC1A9, S1A4, S1A9, S1A16, SC2A3, F4A1, F4A3…), màu xanh (S1A8, SC4A14), màu nâu (F4A9).
Trên đầu HSKS hình thành cuống sinh bào tử và chuỗi bào tử. Quan sát dưới kính hiển vi quang học, chuỗi bào tử và cuống sinh bào tử của các chủng
Streptomyces rất đa dạng: dạng thẳng (R), dạng hình móc câu hay xoắn không hoàn toàn (RA), dạng xoắn (S). Bào tử được hình thành trên cuống sinh bào tử bằng phương pháp phân đoạn và cắt khúc.
Bề mặt bào tử của xạ khuẩn được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét. Bào tử của các chủng xạ khuẩn có dạng ô van (S1A6, SC1A4), bề mặt bào tử nhẵn (S1A6), dạng xù xì (SC1A4), không quan sát thấy các cấu trúc đặc biệt khác như túi bào tử hay các cơ quan dự trữ.
Hình 3.3. Hệ sợi mang bào tử và bào tử của chủng S1A6
Hình 3.4. Hệ sợi mang bào tử và bào tử của chủng SC1A4