Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và phân loại xạ khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và khả năng sinh chất kháng sinh của các chủng xạ khuẩn nội cộng sinh trong một số cây dược liệu tự nhiên ở việt nam (Trang 42)

2.3.2.1.Đặc điểm hình thái

- Quan sát màu sc ca h si khí sinh

Theo ISP màu sắc của hệ sợi khí sinh của các chủng xạ khuẩn được chia thành 8 nhóm màu:

Red: Nhóm đỏ Yellow: Nhóm vàng Green: Nhóm xanh lục Blue: Nhóm xanh da trời Violet: Nhóm tím Gray: Nhóm xám

White: Nhóm trắng Chromoenes: Nhóm nâu Nhóm màu không xác định: (X)

- Quan sát h sợi cơ chất

Màu sắc của hệ sợi cơ chất được quan sát trực tiếp trên môi trường thạch đĩa hoặc thạch nghiêng và mô tả theo thang màu chuẩn của Gauge.

- Quan sát cung sinh bào t

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường Gause II có găm lamen nghiêng 450 trên bề mặt môi trường. Sau 5 đến 7 ngày nuôi ở tủ ấm 300 Clấy ra quan sát hình dạng chuỗi sinh bào tử trên lamen dưới kính hiển vi quang học.

Bào tử của xạ khuẩn được hình thành ở cuống sinh bào tử bởi sự hình thành vách ngăn và thường tạo thành chuỗi. Tuy nhiên, số lượng bào tử và hình dạng của chuỗi là khác nhau ở các đơn vị phân loại khác nhau. Một số loài chỉ có một bào tử trên một cuống sinh bào tử (bào tử đơn); một số loài khác có hai bào tử (bào tử đôi), hoặc một chuỗi bào tử. Theo Pridham và cộng sự (1958) [53], chuỗi sinh bào tử của xạ khuẩn có dạng:

Rectus: Dạng thẳng (R) Flexuous: Dạng cong queo (F)

Retlnaulum – Apertum: Hình móc câu hay xoắn không hoàn toàn (RA) Spira: Xoắn (S) Monoverticillus: Một tầng chồi (MV) Monoverticillus – Spira: Một tầng chồi xoắn (MV-S)

Biverticillus: Hai tầng chồi (BIV)

Biverticillus – Spira: Hai tầng chồi – Xoắn (BIV-S) - Quan sát b mt bào t

Bề bặt bào tử xạ khuẩn được quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi điện tử. Bào tử có các hình dạng: tròn, elip, ovan, hình que. Bề mặt bào tử xạ khuẩn có dạng:

Smooth: Nhẵn (Sm) Spiny: Dạng gai (Sp) Warty: Dạng mụn cóc (Wa) Hairy: Dạng tóc (Ha)

2.3.2.2.Đặc điểm nuôi cấy

2.3.2.2.1.Màu sắc của hệ sợi khí sinh, hệ sợi cơ chất và sắc tố tan

ISP 4, ISP 5, ISP 6, ISP 7, ISP 9 ở nhiệt độ 300C, sau 10 ngày lấy ra quan sát, đánh giá tốc độ sinh trưởng (hình dạng, kích thước khuẩn lạc), mầu sắc hệ sợi khí sinh, cấu trúc cuống sinh bào tử, bào tử, hệ sợi cơ chất và sắc tố tiết ra môi trường.

2.3.2.2.2.Khả năng sử dụng nguồn Cacbon

Môi trường khoáng (ISP 9) được sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng nguồn cacbon từ một số đường (1%): D- Glucose, Glactoza, Saccaroza, Xyloza, Lactoza, Maltoza, Dextrin, Cellulose, Tinh bột tan, D – Fructoza.

Cách làm: Cân 1g đường cho vào 100ml môi trường ISP 9, thanh trùng, rồi đổ vào đĩa Petri và nuôi cấy chấm điểm xạ khuẩn và nuôi ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau 10 ngày quan sát sự sinh trưởng của chúng và so sánh với đối chứng.

ISP 9 không bổ sung nguồn cacbon là đối chứng. Tất cả các loại đường sử dụng đều là thí nghiệm. Mức độ mạnh, yếu phụ thuộc vào đường kính khuẩn lạc sau thời gian nuôi cấy.

Với các kí hiệu nguồn cacbon như sau:

Nguồn Cacbon Kí hiệu Nguồn Cacbon Kí hiệu

Không có Glucose ISP 9.1 Maltoza ISP 9.7

D- Glucose ISP 9.2 Dextrin ISP 9.8

Glactoza ISP 9.3 Cellulose ISP 9.9

Saccaroza ISP 9.4 Tinh bột tan ISP 9.10

Xyloza ISP 9.5 D - Fructoza ISP 9.11

Lactoza ISP 9.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2.3. Sự hình thành sắc tố Melanin

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường ISP 6 ở nhiệt độ 300C. Bắt đầu quan sát màu của môi trường sau 24 giờ cho đến ngày thứ 10. Nếu sinh melanin, màu của môi trường sẽ chuyển từ mầu vàng nhạt sang nâu đậm cho đến màu đen.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và khả năng sinh chất kháng sinh của các chủng xạ khuẩn nội cộng sinh trong một số cây dược liệu tự nhiên ở việt nam (Trang 42)