Phân lập xạ khuẩn nội cộng sinh trong một số cây dược liệu tự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và khả năng sinh chất kháng sinh của các chủng xạ khuẩn nội cộng sinh trong một số cây dược liệu tự nhiên ở việt nam (Trang 46)

nhiên ở Việt Nam

Từ các mẫu của 5 loài thực vật nghiên cứu, 109 chủng xạ khuẩn nội cộng sinh đã được phân lập. Kết quả phân lập cụ thể từ các cây chủ khác nhau được thể hiện trong bảng:

Bảng 3.1. Kết quả phân lập xạ khuẩn nội cộng sinh ở một số loài dược liệu

Số lượng chủng xạ khuẩn phân lập Stt Tên loài Rễ Thân Quả Tổng 1 Ngải cứu A. vulgaris L. 28 0 0 0 28 2

Thanh hao hoa vàng

A.annua L. 17 0 2 0 19 3 Mã đề P. asiatic L. 2 0 0 0 2 4 Rau dệu A. sesslic (L.) A. DC. 58 0 0 0 58 5 Kim tiền thảo

D. styracifolium (Osb.) Merr. 0 0 1 1 2

Tổng số 105 0 3 1 109

Như vậy số lượng chủng xạ khuẩn nội cộng sinh chúng tôi thu được ở các loài cây dược liệu khác nhau là khác nhau, nhiều nhất ở loài rau dệu 58 chủng (47.1%) và ít nhất là loài mã đề và kim tiền thảo với 2 chủng (1.6%).

Trong tổng số 109 chủng xạ khuẩn nội cộng sinh, có 105 chủng (96.4%) được phân lập từ rễ, 3 chủng (2.7%) được phân lập từ lá, 1 chủng (0.9%) từ quả, không có chủng xạ khuẩn nội cộng sinh nào trong các mẫu thân.

giả trên Thế giới như Maroof Ahmed (2012) [16], Kết quả nghiên cứu xạ khuẩn nội cộng sinh 4 loài thực vật dược liệu (Digitalis lanata, Digitalis purpurea, Plantago ovata, Dioscorea bulbifera ở Jammu và Kashmir) 1/132 chủng xạ khuẩn nội cộng sinh có nguồn gốc từ thân (Maroof Ahmed, 2012) [16]. Madhurama Gangwar (2014) [33], nghiên cứu sự đa dạng và tiềm năng sinh học của xạ khuẩn nội cộng sinh từ 3 loài cây thuốc ở Ấn Độ cũng thấy rằng 70% số lượng xạ khuẩn nội cộng sinh tập trung ở rễ, trong đó ở loài Aloe vera cũng không thu được xạ khuẩn nội cộng sinh từ thân và lá.

So sánh số lượng xạ khuẩn nội cộng sinh trong cây dược liệu với xạ khuẩn nội cộng sinh ở trong cây trồng khác thấy rằng sự phân bố của xạ khuẩn là tương đồng. Trong cây ngô (Zea mays L.), chuối (Musa acuminata) và lúa (Oryza sativa L. cv. KDML 105) đều chỉ thu được các chủng xạ khuẩn nội cộng sinh từ rễ mà không thu được chủng nào từ thân và lá của các đối tượng nghiên cứu trên [18], [23], [51]. Như vậy, các loài cây dược liệu được sử dụng trong nghiên cứu này cũng có sự phân bố của xạ khuẩn theo qui luật của các nghiên cứu trên các loài cây thuốc, cây nông nghiệp khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và khả năng sinh chất kháng sinh của các chủng xạ khuẩn nội cộng sinh trong một số cây dược liệu tự nhiên ở việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)