Kiểu con người nạn nhân

Một phần của tài liệu Con người buổi giao thời trong tác phẩm mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 51)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3.Kiểu con người nạn nhân

Với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết hậu chiến trở thành vấn đề trung tâm của sáng tác cũng như giới nghiên cứu phê bình, cảm hứng chính của văn xuôi lúc này là suy ngẫm chiến tranh trong hoàn cảnh mới của những con người bước ra khỏi chiến tranh phải viết về con người với những mặt tính cách đa dạng, phải phơi bày trong đời sống thực mà văn học mà trước đó vấn đề con người cá nhân đời tư bị xem nhẹ.

Chiến tranh đã lùi xa, người lính dù xuất thân từ anh nông dân hay người trí thức đều hoan hỉ được rời tay súng để đón nhận cuộc sống thời bình trong tâm thế tràn đầy niềm tin về một cuộc sống mới, họ sẽ cùng dân tộc tạo nên một trang lịch sử mới tươi sáng hơn, không phải chịu cảnh bom đạn, khói lửa chiến tranh.

Chiến tranh vốn dĩ đã là cái không bình thường, trong tư thế của người trở về, người lính tưởng được thanh thản nhưng dường như lại tròng trành chao đảo khi phải đối mặt với những sự thật ở cuộc sống mới, sau niềm vui bất tận của vầng hào quang sáng chói thời trận mạc, người lính thật sự bừng tỉnh bởi những khắc nghiệt của cuộc sống thường ngày. Nhân vật Đông trong tác phẩm là một nhân vật điển hình của hình tượng người lính mất thăng bằng trong cuộc sống hiện tại.

Bi kịch đầu tiên mà nhân vật Đông cũng như những người lính phải đối mặt là bi kịch lạc thời, cô đơn giữa con người và lạc lỏng giữa thời cuộc. Nhân vật Đông cảm thấy bơ vơ, trở nên xa lạ giữa ốc đảo của cuộc sống thường nhật dù họ đang sống trên chính trên mảnh đất đã nhuốm máu của mình và sum quanh họ là những người thân, bản thân anh đã từng cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho quân ngũ đã từng giữ vai trò chủ chốt trong cả chặng đường lịch sử, giờ không thể hòa nhập trong sự bon chen của

cuộc sống đời thường. Với Đông sống trong sự hun đúc của môi trường quân ngũ, mọi vấn đề luôn được nhìn nhận theo kiểu tư duy thô sơ, giản dị, trong một chiều lại vô cùng lạc quan khi nhắc đến câu nói cửa miệng : “Đời không phức tạp lắm đâu” [12;29]. Cuộc

tranh luận giữa Đông và Luận sinh động, rõ nét suy nghĩ máy móc cứng nhắc của người lính trở về sau chiến tranh: “Tôi chẳng cần đọc, tôi đã vào sống ra chết, đủ mùi rồi, văn chương các anh nhạt nhếch, so với cái tôi đã biết”, “Nói thật với cậu, tôi đã năm chục tuổi đầu, kinh qua đời không ít, đời tôi không kiêu đâu, tôi coi mọi sự đều đơn giản, và tôi tin là tôi không làm sai”[ 12;29].

Một người như Đông - Một đời gian lao, nay trở về đáng được sống an lạc thế nhưng cuộc đời vốn trớ trêu, Đông phải đối mặt với sự thật hôm nay, “chị Lí sống chung với

người đàn ông như vợ chồng, anh này nguyên là trưởng phòng vật tư” [12;144]. Một sự

thật qua sức tưởng tượng mà ngay cả trong ác mộng, Đông cũng không thể ngờ. Phải chăng người lính hăng say lao vào cuộc chiến vinh quang, đã quên chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết khi ra khỏi chiến tranh để bước vào đời thường, để rồi với cái nhìn đơn giản đời thường rất bình dị ấy, làm họ phải ngả ngữa, phải thức tỉnh bởi thực tế đời lại lắm bão giông .

Với cuộc hôn nhân giữa chị Lí và anh Đông, phải chăng đơn thuần chị bỏ anh đơn giản đó như là một cuộc ngoại tình? sai lầm của chị là quá rõ, nhưng phải chăng anh và gia đình là vô can không có lỗi, câu hỏi đó tự bản thân đã nói lên sai lầm của Đông bởi anh không nhận thức được rằng: “Đời là hàm số phức”, cuộc sống là chuỗi ngày không hoàn toàn mãn nguyện, anh không vun vén tổ ấm gia đình, dù có thể anh xuất sắc nhưng đó chỉ mới gánh vác trách nhiệm với xã hội, còn gia đình, anh chưa làm trọn trách nhiệm của một người chồng, người con, người anh và là người trụ cột của gia đình. Đàn ông vốn dĩ là phái mạnh, còn người phụ nữ dù họ mạnh mẽ nhưng cũng chỉ là phái yếu, họ là cả thế giới của sự bí ẩn, phức tạp. Tuy nhiên, với cuộc sống gia đình thì người phụ nữ cũng chỉ cần những cái đơn giản, một chút quan tâm từ đàn ông thì họ cảm thấy hạnh phúc, đàn ông cần giúp đàn bà nhận biết được sum quanh thì lại càng đáng quí hơn. Thế nhưng nhân vật Đông, không thể làm được điều đó, thậm chí anh lười biếng, sống bám, dựa giẫm vào vợ mình.

Trong tác phẩm này dường như Ma Văn Kháng không chỉ đề cập tới vấn đề hôn nhân gia đình, mà còn đi truy tìm căn nguyên của bi kịch ấy là từ chính bản thân người trong cuộc. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, cũng

không thể cầu xin, nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận ra được nó, ý thức vun trồng nó, lại không hoàn toàn dễ.

Đề cập về bi kịch của người lính trở về sau chiến tranh cũng được rất nhiều cây bút lúc bấy giờ đặt ra, Lê Lựu là nhà văn như thế. Với tác phẩm Thời xa vắng, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Giàng Minh Sài. Đọc tác phẩm người đọc cảm thấy bất bình thay cho người lính bởi anh đã sống vì gia đình, những tưởng khi vào quân ngũ số phận anh sẽ khác hơn, sẽ không bị trói buộc bởi gia đình nữa, nhưng không phải cuộc sống vốn là bi kịch, thoát khỏi bi kịch này anh lại mắc vào bi kịch khác, anh phải làm theo ý của thủ trưởng yêu cái người khác yêu, ghét cái người khác ghét, anh không dám đấu tranh để có hạnh phúc, khi trở về với đời thường, những tưởng anh sẽ hạnh nhưng cuối cùng anh lại nếm trải cay đắng của cuộc đời trong đời sống hôn nhân khi vợ anh phản bội và đứa con ấy không phải là con anh.

Có thể những người như Đông như Giàng Minh Sài, đối mặt với bom đạn không nao núng nhưng đối diện với cuộc sống, gia đình thì họ lại sai lầm, để rồi mất đi tình yêu gia đình. Với nhân vật Đông, để hiện rõ con người không thể hòa nhập với sự đổi thay của xã hội, tác giả đã dành một loạt những cuộc đối thoại, trước hết là của Phương và Đông:

- Cô Phượng ạ, có lẽ tôi sắp đi làm rồi đấy. Tôi định xin vào hợp tác xã thủ công chẳng hạn.

- Nhưng anh có nghề gì mà định xin vào làm ở hợp tác xã.[12;73].

Câu nói những tưởng đơn thuần ấy lại khiến chúng ta cảm nhận được những tổn thương về thể xác của họ trong chiến tranh dường như không thấm vào đâu so với những sự cô đơn cuộc sống hiện tại, người lính dường như chưa trang bị hành trang cho mình khi bước ra khỏi chiến tranh, anh đã là người cô đơn giữa chốn đông người, trở thành những kẻ lạc thời, bị bắn ra khỏi lề đường, va đâu vỡ đấy. Quả đúng, cô đơn không phải là cảm giác khi ta ở một mình mà cô đơn là khi sum quanh ta có rất nhiều người.

Viết về nỗi cô đơn, Nguyễn Huy Thiêp có lẽ là người đầu tiên gióng lên hồi chuông nhức nhối của bi kịch này qua hình tượng ông tướng Thuần trong Tướng về hưu, ngay

từ cái tên gợi chúng ta tới nhiều điều, hình ảnh lão tướng già nua, oai phong giờ đã là dĩ vãng, động lại ắt hẳn chỉ còn là bất lực, chua chát trước nhân tình thế thái nhân tình đang chuyển đổi theo nhịp hối hả, theo cách thức hoàn toàn khác với trước, Tướng về hưu có nghĩa là quyền lực không còn nữa, sức mạnh không còn, một sự tan rã quyền lực.

Bằng một lối viết lạnh lùng, sắc sảo, phơi bày một hiện tượng chưa từng thấy trong văn học trước đó, đó là sự hoang mang bất lực, của một người anh hùng trong chiến tranh, trước thực trạng hỗn loạn của xã hội sau chiến tranh, đó là câu chuyện đau đớn xót xa về những tình cảm gia đình đã mất đi trong cơn lốc của thời mở cửa, một vị tướng rời quân ngũ trở về gia đình và hoàn toàn lạc lỏng, cảm thấy thừa trong một cuộc sống đang thay đổi, với những gia đình đảo lộn hằng ngày, tình cảm trong gia đình ông Thuấn, khi đồng tiền len lỏi chi phối mối quan hệ, Ông Thuấn như người xa lạ, trong chính ngôi nhà của mình, trước cô con dâu sắc sảo, người con trai nhu nhược, một bà vợ lẩn thẫn. Tuy mối quan hệ ruột thịt nhưng họ lại nhìn nhau như người xa lạ, sự tàn nhẫn đến lạnh lùng trong hành động của cô con dâu và những tính toán sặc mùi vật chất của lũ con trước cái chết của mẹ nó, là minh chứng sống động về nỗi đau không nói ra lời, khi ông thốt lên :

“Sao tôi cứ như lạc loài” thì người đọc có thể cảm nhận được nổi cô đơn thăm thẳm của

người lính già giữa dòng đời ồn ả tấp nập.

Mỗi con người sống trong ngôi nhà ấy, mỗi người một thế giới riêng, không hòa nhập với cuộc sống chung, những mâu thuẫn tích tụ qua thời gian tạo nên sự trầm uất, buộc mỗi cá nhân phải chịu đựng, có thể gọi mỗi thân phận như lát cắt ngẫu nhiên mang tính quy luật, cả đời ông gắn với súng và chiến tranh, ông không chết trong đời thường, không chết trong cõi người tàn nhẫn, mà nơi ông sống như một người lạc loài.

Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã nhìn thẳng cuộc sống, hóa ra đời sống trong hòa bình phức tạp hơn trong chiến tranh rất nhiều, chiến tranh ác liệt, nhưng đơn giản hơn nhiều. Trong sự êm ả của hòa bình vẫn có những con sóng ngầm dữ dội, nhiều giá trị quan niệm về cuộc sống được định vị lại và khi cơ chế thị trường của nền kinh tế mở len lỏi vào trong từng gia đình, không ít bi kịch đã diễn ra.

2.2.4. Kiểu con người tự nhận thức

Trong văn học, nhân vật tự nhận thức thường được miêu tả soi chiếu ở đời sống tinh thần phong phú, luôn hướng tới cái thanh cao, với tâm lí dưỡng thiện, khẳng định nhân cách, tài năng trong mọi hoàn cảnh. Trong sáng tác của mình, nhân vật tự nhận thức của Nguyễn Minh Châu dằn vặt, day dứt trong mặc cảm tội lỗi, nhân vật của Nguyễn Khải lại ham lí lẽ, đối thoại để đưa ra một thái độ, một nhận thức thì nhân vật Ma Văn Kháng lại là những người chịu nạn, chịu oan trái của cuộc đời. Và dù bị mắc nạn họ vẫn hướng thiện, tự tìm cho mình an ủi để chịu đựng và vượt qua.

Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, nhân vật Luận không chỉ đẹp ở con người mang phẩm chất con người truyền thống, mà dường như anh đẹp ở mọi góc độ. Vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp của sự nhân hậu, bao dung, đối với anh : tất cả mọi người không ai xấu, bởi thế anh yêu thương con người như bản ngã, niềm vui sống của riêng anh, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, anh san sẻ nỗi lo với vợ bằng bán những

bộ áo quần để có tiền giúp vợ con Cừ thoát khỏi những ngày đói cực, là chỗ dựa khi ông Bằng - người cha kính yêu của anh, gieo trong ông niềm tin rằng những người tốt còn nhiều, người biết điều hay lẽ phải còn nhiều, cái nền văn minh còn vững, hỗn loạn chốc lát chỉ là thiểu số, con người không xấu đi, con người vẫn đẹp, đẹp mãi.

Ma Văn Kháng đã không để nhân vật mình bộc lộ bản thân qua hành động việc làm mà nhân vật bộc lộ qua cảm xúc đối với những người sum quanh. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước những tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc trải nghiệm, tâm lí nhân vật được thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau, nhờ đó nhà văn khám phá được những bí ẩn trong tâm hồn con người, bằng kinh nghiệm và tài năng, ông đã khắc họa những chân dung nhân vật có đời sống tâm lí sâu sắc và sinh động.

Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, nhân vật Luận trong cơn nhiễu loạn của cuộc sống, anh nhìn rõ được sự thay đổi của mọi người, nhất là chị dâu anh, nhưng một người trí thức nhân hậu như Luận luôn sẵn sàng chia sẽ với người khác, với Lí, anh nhận ra con người chị chưa hẳn xấu, chị cũng có cái tốt, chẳng qua cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mà thôi. Cũng như Nam cao, thông qua nhân vật Hộ nhận ra rằng không có con người hoàn toàn thánh thiện, cũng như không có con người hoàn toàn xấu, con người là tổng hòa của nhiều mặt đối lập, vừa đẹp đẽ vừa xấu xa,vừa tầm thường lại vừa ích kỉ, nếu ta có sự cảm thông, chia sẻ thì ta vẫn tìm thấy ở họ ánh sáng của lương tri, ý thức của nhân phẩm, một nét đẹp nào đấy của tâm hồn mà ta cần trân trọng .

Phải chăng Ma Văn Kháng là nhà văn thích triết luận, nên ông dường như dành cho nhân vật Luận một giọng điệu triết luận đầy lí thú, dường như bất cứ tình huống nào, sự việc gì anh cũng dành thời gian để suy xét, kết luận một điều gì đó cho riêng mình, mỗi sự quan sát của anh là trải nghiệm để từ đó giúp anh thấu hiểu con người ở nhiều góc cạnh xấu tốt mà ranh giới của chúng chỉ trong gang tấc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Không phức tạp không gọi là cuộc sống, bản chất con người là vậy, suốt đời con

người là chuyển động, ai cũng có cái đích để đi tới, đích đúng thì hạnh phúc cho con người…. cái xấu cái tốt thời nào chả có ”[12; 157].

Với giọng trăn trở về những vấn đề của cuộc sống, đời sống nội tâm của nhân vật được khám phá và khai thác trên những chiều kích sâu và rộng nhất, làm vỡ ra tâm hồn vốn phong phú, phức tạp của con người, bằng cách đó chân lí cuộc sống cứ dần vỡ ra theo những tỏ bày của chính nhân vật rằng cuộc sống không đơn giản như ta nghĩ, nó là tiếng thét, là tiếng rền của những con người đang vật vờ với miếng cơm manh áo của cuộc sống mưu sinh, cuộc đời thật đa dạng, lòng người càng phức tạp và đầy bí ẩn như bản thân của nó, nói như Nguyễn Khải “ Vẫn là đất nước mình mà thêm một bước đi là thêm một bước lạ, vẫn là con người Việt Nam mình mà gặp thêm một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con người”. Với nhân vật Luận, dường như anh

chưa bao giờ cho đầu mình nghĩ ngơi mà luôn trăn trở trước việc làm của người khác “Mỗi con người có thể sống tốt đẹp hơn, không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh, nhưng cũng không nên khắt khe với sai lầm của người khác [12;158]. Từ trong bản chất vốn có con

người là phong phú phức tạp và hiện thực cuộc sống là ngẫu nhiên, bất ngờ, như thế không thể nhìn đơn phân con người một cách đơn giản cứng nhắc, phân biệt rạch ròi tốt xấu, mà cần phải đi sâu nghiên cứu mổ xẻ những nỗi niềm thực, những uẩn khúc, và bi kịch riêng của cuộc đời họ, không thể bĩm môi trước những vấp ngã, lầm lạc của con người mà cần phải thấu hiểu có cái nhìn bao dung, độ lượng trước những lầm lạc đó. Cuộc sống luôn là sự vật lộn thầm lặng, đau đớn để tự khẳng định giá trị của bản thân mình. Đó là cái nhìn của sự kêu gọi cái nhìn rộng lượng, con tim vị tha .

Trải mình trên những trang viết của Ma Văn Kháng, có thể thấy cách nhìn có phần

Một phần của tài liệu Con người buổi giao thời trong tác phẩm mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 51)