7. Cấu trúc của khóa luận
2.1.2. Tác giả Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn kháng là một cây bút đầy tài năng, chính sự từng trải và khả năng không ngại khó, ngại khổ, sự nghiêm túc trong công việc đã tạo nên sự thành công cho nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ngay từ những sáng tác đầu tay, ông đã đến với người đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vương quốc văn chương, nghệ thuật.
Xuất phát từ quan niệm văn học là nó, ở chỗ nó chỉ có nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương, nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống, đối với nghệ sĩ, họ phải là con người nhạy cảm, tác phẩm của họ rất có thể giúp người đọc nhìn rõ hõn cái nguyên cớ khuất chìm của tình trạng suy đồi nhân thế. Với cái nhìn tỉnh táo, luôn khai thác những góc khuất trong đời sống, những trang viết của ông khai thác hai mảng đề tài: Đề tài miền núi và Đề tài về thành thị, lấy mốc là năm 1980. Trước những năm 80, những tác phẩm của Ma Văn Kháng với nguồn cảm hứng sử thi, thì nhìn chung nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, được soi chiếu ở góc nhìn chính trị - xã hội, cuộc đời, tình cảm của nhân vật gắn liền với sự kiện, biến cố vận mệnh dân tộc.
Với cuộc sống ngoài đời, Ma Văn kháng là con người lặng lẽ trầm tư, hơi khép kín với chung quanh, bởi vậy tác phẩm của ông chinh phục độc giả không bằng sự cầu kì, điệu đà của văn chương. Sáng tác của ông lớn bởi chính sự giản dị, đời thường như từng bước đi, hơi thở của sự sống, đối với ông“Vẻ đẹp nào cũng cần thử thách, nhân cách chỉ
tỏa sáng trong những cảnh huống tưởng như không thể chịu được, người phụ nữ càng đẹp càng sầu thương”.
Hòa chung với văn xuôi viết về đề tài miền núi, đề tài về thành thị về cuộc sống của con người sau năm 1975 là một trong những đề tài mà ông dồn nhiều tâm huyết. Với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng đời thường, ông trao cho nhân vật khả năng bình luận, nêu triết lí thông qua đó phát biểu tư tưởng triết lí của mình. Đỗ Hải Ninh đã nhận xét: “Tạo nên phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng, tạo nên cái đủng đỉnh trước những tư tưởng hay sự kiện của tác phẩm, nhìn trước nhìn sau, xuyên sâu vào từng ngõ ngách và lí giải, toàn bộ xã hội hôm nay được thu nhỏ và vẫn đầy đủ màu sắc và phong phú trước tác động của xã hội và phản ứng bản thân mỗi người”.
Với những truyện như Cô giáo chủ nhiệm, Heo may, Mất điện, hay Truyện ngắn
đăng đầu tiên trên tờ văn học năm 1959 là “Truyện phố cụt”, tiểu thuyết đầu tay là “Gió
rừng” in năm 1978, chừng ấy thôi cũng chứng tỏ những câu chuyện đời thường về con
người nhỏ bé vô danh tưởng chừng như vô nghĩa đã chiếm một khoảng rộng như thế nào trong sáng tác của nhà văn.
Nội dung xã hội trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng không giới hạn ở mức độ miêu tả đời sống thành thị hôm nay với những co xèo, phức tạp, xen lẫn yếu tố, tình cảm như một số nhận xét của nhà phê bình: “Đọc văn của Ma Văn Kháng, đọc sáng tác của Ma Văn kháng, xuyên thấu những trang văn là một triết luận đời sống hết sức nhất quán, triết luận ấy lấy tình người, tính người, sự hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người, cuộc đời, có thể nói những chuyện hay nhất của ông là những chuyên nói về dòng đời, mạch sống, đời có những dòng chìm, dòng nổi, chảy trôi theo mạch ngầm và mạch lộ thiên”.
Với quan niệm: “Viết văn là một công việc lớn, một công việc cực khó, văn chương phải làm được việc khơi nguồn những cảm xúc của người đọc về trạng thái nhân thế”. Ý
thức được điều đó, nhà văn đã sáng tạo ra hình tượng người kể chuyện toàn năng, biết hết, thấy tất, mang nhiều nét xác thực tâm lí, gần gũi với hình tượng tác giả, những gì mà nhân vật suy nghĩ, trăn trở cũng chính là những điều đang suy ngẫm trăn trở của nhà văn, trên cơ sở nhận thức được bản chất của xã hội và những vấn đề phức tạp của tâm tư con người, giá trị của những sự việc trong sáng tác của ông không dừng lại ở giá trị hình thức và chứa đựng ý nghĩa nghệ thuật tư tưởng.
Năm 1986, cùng với sự đổi mới văn xuôi đã diễn ra ở bề sâu, Nếu Lê Lựu qua “ Thời
xa vắng” đã đưa một mẫu người tha hóa, Nguyễn Khắc Trường vạch trần tâm địa độc ác
Văn Kháng khơi gợi ở “Côi cút giữ cảnh đời” như sự lên án bọn cường hào mới nhân
danh quyền uy xô đẩy, dồn ép, vùi dập con người vào hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khổ, sự đồng thanh ấy phản ánh cảm hứng sự thật, khát vọng dân chủ như một nhu cầu thiết yếu.
Văn học nghiên cứu đời sống tư tưởng, tính cách, tâm tư và toàn bộ thế giới sum quanh con người, nó bao hàm sự cần thiết phải phanh phui, những thói hư tật xấu, nhược điểm của con người để giúp con người nhận thức chính mình và đời sống sum quanh, hướng tới cái chân, thiện, mĩ. Cũng bởi lẽ đó năm 1989, cuốn tiểu thuyết “Đám cưới
không có giá thú” được mạnh dạn tung ra và gây cú xốc mạnh trong dư luận. Mang một
chiều sâu của một triết luận nhân bản về đời sống, nội dung truyện ngắn của ông luôn vượt xa đề tài và chất liệu, kể về sự eo xèo của cuộc sống thường nhật, nhà văn muốn làm nổi bật sự lạc điệu, trật khớp đang diễn ra trong ngóc ngách, mỗi “Góc sân nhỏ” nhằm gợi dậy cho chúng ta sự bất ổn trong quan hệ đời sống của con người hôm nay, có thể nói mảng đề tài về cuộc sống thành thị không phải là tiếng reo hân hoan trước sự thăng hoa của tình đời, tình người, đằng sau mỗi tác phẩm là tiếng ngậm ngùi, cảm khái chứa tình thương, nỗi buồn mênh mông trước nhân thế đang lạt nhân tình. Ma Văn Kháng buồn đời, thương đời mà không chán đời, nhà văn giận đời nhưng chưa bao giờ căm đời, bởi quan niệm nhân bản về con người trong tác phẩm của ông luôn thấm đẫm tinh thần lạc quan, vào ý thức, lí trí, tính năng động như bản chất sự sống con người khơi dậy ở người đọc niềm vui, nỗi buồn như chính cuộc đời đầy vui buồn, nó khiến ta yêu cuộc sống ngay cả những nơi lấm láp nhất, nhiều lụy tục nhất.
Bảy mươi sáu tuổi đời, sống chung với thuốc và những cơn đau tim, ông không còn khỏe về vật chất, song sức viết, sức nghỉ của ông thì có lẽ những người trẻ cũng phải chào thua,“Có thể nói trong số những cây bút cùng thời với anh, có người đã bỏ nghề, cũng có người viết thưa đi, thế nhưng Ma Văn Kháng vẫn cặm cụi tìm tòi, kiên trì và viết đều lên, cũng thật lạ, những tác phẩm của anh đều gây được sự chú ý“[24;16].
Với hơn 50 năm cầm bút, nhà văn đã trải qua những thăng trầm của cuộc đời và lịch sử dân tộc, ông đã vượt qua những ngã rẽ bất ngờ của cuộc sống cá nhân và để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ: Hơn 20 truyện ngắn, 15 tiểu thuyết và nhiều tiểu luận, bút kí, hồi kí có giá trị, dù cho gắn bó với miền núi hay thành thị thì chính ông cũng đang tự trải mình với từng nhân vật, từng câu chuyện, từng hoàn cảnh, làm giàu hơn kho tàng ngôn ngữ của mình và để cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.
Các giải thưởng mà ông đã gặt hái trên con đường văn học phải kể đến: Giải thưởng văn học ASEAN,Giải thưởng nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.