7. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Ma Văn Kháng và Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
2.1.1. Bức tranh xã hội Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam đã kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước từ đây được thống nhất, bắt tay vào khôi phục và phát triển đất nước, thời cơ và thuận lợi để đưa đất nước đi lên đã đến, những khó khăn và thách thức thì rất nhiều.
Hậu quả nặng nề của chiến tranh hết sức nặng nề, hơn hai mươi năm đất nước bị chia cắt, sự đối lập về hệ tư tưởng lẫn chính trị và những khác biệt về kinh tế, văn hóa mà phải qua nhiều thời gian nữa khi đất nước thống nhất mới có thể xóa đi cách biệt ấy. Nền kinh tế vốn lạc hậu, thấp kém của một xứ thuộc địa mới dành được độc lập, lại bị chiến tranh kéo dài làm cho kiệt quệ và tụt hậu khiến nước ta xuất phát điểm thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến mà bất cứ đất nước nào trải qua chiến tranh đều phải gánh chịu. Mặt khác, chúng ta lại bị rơi vào chính sách cấm vận, cô lập của các thế lực thù địch bởi sự tan rã của hệ thống chủ nghĩa xã hội, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và đặc biệt, chiến tranh giải phóng đất nước đã kết thúc song tiếng súng vẫn nổ ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, vẫn chảy máu ở chiến trường Campuchia, tất cả những điều trên đã đẩy đất nước ta đến khủng hoảng trầm trọng kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, với khí thế của một đất nước đang chiến thắng, một đất nước đã có lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã từng bước khắc phục khó khăn trên nhờ chính sách đổi mới và cái mốc đánh dấu sự đổi mới ấy là đại hội lần thứ XVI của Đảng năm 1986.
Có thể nói những năm 80, 90 của thế kỉ trước, xã hội và con người Việt Nam trải qua những cuộc “trở dạ” lớn lao và không ít đau đớn, phải tự hình ảnh của chính mình cùng việc phải tự hình thành từng bước các tiêu chí giá trị mới, trong tình hình ấy, đời sống văn hóa tư tưởng cũng có diện mạo, diễn biến khá phức tạp, thậm chí rơi vào khủng hoảng một bộ phận nào đó, trong khi đó có rất nhiều người rơi vào thế lưỡng nan, trở thành kẻ lạc thời, bảo thủ, không tìm thấy chỗ đứng trong xã hội, có thể nói sự đổi mới chỉ bắt đầu từ 1986. Giai đoạn 1975 - 1985 là giai đoạn khởi động của văn học thời kì
đổi mới, gọi là giai đoạn khởi động vì bề ngoài sau 1975 đất nước thống nhất, lịch sử Việt Nam sang một trang mới nhưng văn học nghệ thuật vẫn vận động theo chiều quán tính của văn học thời chiến, các sáng tác vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi, các nhà văn suy nghĩ không viết theo lối như cũ, bởi vậy văn học cần khởi động, chính điều này đã thổi một luồng gió mới cho văn học.
Gần 30 năm qua, từ khi bắt đầu con đường đổi mới, trên đất nước ta diễn ra những chuyển biến tích cực, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện hình ảnh của đất nước, tuy vẫn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, phải đối mặt với những thách thức, khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự hưởng ứng, giúp sức của nhân dân, tin rằng đất nước ta sẽ phát triển sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1.2. Tác giả Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn kháng là một cây bút đầy tài năng, chính sự từng trải và khả năng không ngại khó, ngại khổ, sự nghiêm túc trong công việc đã tạo nên sự thành công cho nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ngay từ những sáng tác đầu tay, ông đã đến với người đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vương quốc văn chương, nghệ thuật.
Xuất phát từ quan niệm văn học là nó, ở chỗ nó chỉ có nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương, nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống, đối với nghệ sĩ, họ phải là con người nhạy cảm, tác phẩm của họ rất có thể giúp người đọc nhìn rõ hõn cái nguyên cớ khuất chìm của tình trạng suy đồi nhân thế. Với cái nhìn tỉnh táo, luôn khai thác những góc khuất trong đời sống, những trang viết của ông khai thác hai mảng đề tài: Đề tài miền núi và Đề tài về thành thị, lấy mốc là năm 1980. Trước những năm 80, những tác phẩm của Ma Văn Kháng với nguồn cảm hứng sử thi, thì nhìn chung nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, được soi chiếu ở góc nhìn chính trị - xã hội, cuộc đời, tình cảm của nhân vật gắn liền với sự kiện, biến cố vận mệnh dân tộc.
Với cuộc sống ngoài đời, Ma Văn kháng là con người lặng lẽ trầm tư, hơi khép kín với chung quanh, bởi vậy tác phẩm của ông chinh phục độc giả không bằng sự cầu kì, điệu đà của văn chương. Sáng tác của ông lớn bởi chính sự giản dị, đời thường như từng bước đi, hơi thở của sự sống, đối với ông“Vẻ đẹp nào cũng cần thử thách, nhân cách chỉ
tỏa sáng trong những cảnh huống tưởng như không thể chịu được, người phụ nữ càng đẹp càng sầu thương”.
Hòa chung với văn xuôi viết về đề tài miền núi, đề tài về thành thị về cuộc sống của con người sau năm 1975 là một trong những đề tài mà ông dồn nhiều tâm huyết. Với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng đời thường, ông trao cho nhân vật khả năng bình luận, nêu triết lí thông qua đó phát biểu tư tưởng triết lí của mình. Đỗ Hải Ninh đã nhận xét: “Tạo nên phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng, tạo nên cái đủng đỉnh trước những tư tưởng hay sự kiện của tác phẩm, nhìn trước nhìn sau, xuyên sâu vào từng ngõ ngách và lí giải, toàn bộ xã hội hôm nay được thu nhỏ và vẫn đầy đủ màu sắc và phong phú trước tác động của xã hội và phản ứng bản thân mỗi người”.
Với những truyện như Cô giáo chủ nhiệm, Heo may, Mất điện, hay Truyện ngắn
đăng đầu tiên trên tờ văn học năm 1959 là “Truyện phố cụt”, tiểu thuyết đầu tay là “Gió
rừng” in năm 1978, chừng ấy thôi cũng chứng tỏ những câu chuyện đời thường về con
người nhỏ bé vô danh tưởng chừng như vô nghĩa đã chiếm một khoảng rộng như thế nào trong sáng tác của nhà văn.
Nội dung xã hội trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng không giới hạn ở mức độ miêu tả đời sống thành thị hôm nay với những co xèo, phức tạp, xen lẫn yếu tố, tình cảm như một số nhận xét của nhà phê bình: “Đọc văn của Ma Văn Kháng, đọc sáng tác của Ma Văn kháng, xuyên thấu những trang văn là một triết luận đời sống hết sức nhất quán, triết luận ấy lấy tình người, tính người, sự hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người, cuộc đời, có thể nói những chuyện hay nhất của ông là những chuyên nói về dòng đời, mạch sống, đời có những dòng chìm, dòng nổi, chảy trôi theo mạch ngầm và mạch lộ thiên”.
Với quan niệm: “Viết văn là một công việc lớn, một công việc cực khó, văn chương phải làm được việc khơi nguồn những cảm xúc của người đọc về trạng thái nhân thế”. Ý
thức được điều đó, nhà văn đã sáng tạo ra hình tượng người kể chuyện toàn năng, biết hết, thấy tất, mang nhiều nét xác thực tâm lí, gần gũi với hình tượng tác giả, những gì mà nhân vật suy nghĩ, trăn trở cũng chính là những điều đang suy ngẫm trăn trở của nhà văn, trên cơ sở nhận thức được bản chất của xã hội và những vấn đề phức tạp của tâm tư con người, giá trị của những sự việc trong sáng tác của ông không dừng lại ở giá trị hình thức và chứa đựng ý nghĩa nghệ thuật tư tưởng.
Năm 1986, cùng với sự đổi mới văn xuôi đã diễn ra ở bề sâu, Nếu Lê Lựu qua “ Thời
xa vắng” đã đưa một mẫu người tha hóa, Nguyễn Khắc Trường vạch trần tâm địa độc ác
Văn Kháng khơi gợi ở “Côi cút giữ cảnh đời” như sự lên án bọn cường hào mới nhân
danh quyền uy xô đẩy, dồn ép, vùi dập con người vào hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khổ, sự đồng thanh ấy phản ánh cảm hứng sự thật, khát vọng dân chủ như một nhu cầu thiết yếu.
Văn học nghiên cứu đời sống tư tưởng, tính cách, tâm tư và toàn bộ thế giới sum quanh con người, nó bao hàm sự cần thiết phải phanh phui, những thói hư tật xấu, nhược điểm của con người để giúp con người nhận thức chính mình và đời sống sum quanh, hướng tới cái chân, thiện, mĩ. Cũng bởi lẽ đó năm 1989, cuốn tiểu thuyết “Đám cưới
không có giá thú” được mạnh dạn tung ra và gây cú xốc mạnh trong dư luận. Mang một
chiều sâu của một triết luận nhân bản về đời sống, nội dung truyện ngắn của ông luôn vượt xa đề tài và chất liệu, kể về sự eo xèo của cuộc sống thường nhật, nhà văn muốn làm nổi bật sự lạc điệu, trật khớp đang diễn ra trong ngóc ngách, mỗi “Góc sân nhỏ” nhằm gợi dậy cho chúng ta sự bất ổn trong quan hệ đời sống của con người hôm nay, có thể nói mảng đề tài về cuộc sống thành thị không phải là tiếng reo hân hoan trước sự thăng hoa của tình đời, tình người, đằng sau mỗi tác phẩm là tiếng ngậm ngùi, cảm khái chứa tình thương, nỗi buồn mênh mông trước nhân thế đang lạt nhân tình. Ma Văn Kháng buồn đời, thương đời mà không chán đời, nhà văn giận đời nhưng chưa bao giờ căm đời, bởi quan niệm nhân bản về con người trong tác phẩm của ông luôn thấm đẫm tinh thần lạc quan, vào ý thức, lí trí, tính năng động như bản chất sự sống con người khơi dậy ở người đọc niềm vui, nỗi buồn như chính cuộc đời đầy vui buồn, nó khiến ta yêu cuộc sống ngay cả những nơi lấm láp nhất, nhiều lụy tục nhất.
Bảy mươi sáu tuổi đời, sống chung với thuốc và những cơn đau tim, ông không còn khỏe về vật chất, song sức viết, sức nghỉ của ông thì có lẽ những người trẻ cũng phải chào thua,“Có thể nói trong số những cây bút cùng thời với anh, có người đã bỏ nghề, cũng có người viết thưa đi, thế nhưng Ma Văn Kháng vẫn cặm cụi tìm tòi, kiên trì và viết đều lên, cũng thật lạ, những tác phẩm của anh đều gây được sự chú ý“[24;16].
Với hơn 50 năm cầm bút, nhà văn đã trải qua những thăng trầm của cuộc đời và lịch sử dân tộc, ông đã vượt qua những ngã rẽ bất ngờ của cuộc sống cá nhân và để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ: Hơn 20 truyện ngắn, 15 tiểu thuyết và nhiều tiểu luận, bút kí, hồi kí có giá trị, dù cho gắn bó với miền núi hay thành thị thì chính ông cũng đang tự trải mình với từng nhân vật, từng câu chuyện, từng hoàn cảnh, làm giàu hơn kho tàng ngôn ngữ của mình và để cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.
Các giải thưởng mà ông đã gặt hái trên con đường văn học phải kể đến: Giải thưởng văn học ASEAN,Giải thưởng nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.
2.1.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
Nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới đến nay đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết, trong sự vận động của nền văn học, tiểu thuyết là một loại tự sự cỡ lớn đang nổ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại, của đời sống văn học và của đông đảo độc giả đương đại, không khí dân chủ của môi trường sáng tạo đã giúp nhà văn ý thức sâu sắc về tư cách nghệ sĩ, vượt lên trên quy định, khuôn khổ truyền thống đã thành áp lực với ngòi bút của người viết lâu nay, trong sự vận động chung của thể loại. Nhìn lại khoảng thời gian 1975 -1985, không thể không ghi nhận sự xuất hiện của tiểu thuyết gây tiếng vang một thời như những tín hiệu mở ra một thời kì mới trong sáng tạo và tiếp nhận văn chương hiện đại như Đất
trắng ( Nguyễn Trọng Oánh), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải,
và một tác phẩm không thể không nhắc tới trong quãng thời gian này là tiểu thuyết Mùa
lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng .
Mùa lá rụng trong vườn là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc của Ma Văn Kháng. Truyện
đã đạt giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm tiếp tục gây chú ý đến bạn đọc bởi khi cái mới chưa dễ dàng được chấp nhận vì những quan niệm cũ kĩ cả trong đánh giá lẫn tiếp nhận, nhưng rồi tác phẩm cũng vượt qua những thử thách ban đầu và được chuyển thể thành kịch bản phim, sự thành công của tác giả có thể ví như một cây ra hoa muộn và dù hơi muộn nhưng cây vẫn kịp kết quả trước mùa lá rụng.
Với sự đan xen lời kể, tả và có nhiều đoạn mang tính chất luận đề, triết lí, để từ đó tác phẩm bộc lộ quan niệm con người cá nhân lưỡng diện, đa chiều, luôn tồn tại cả mặt tốt lẫn xấu, con người không trùng khít với chính nó.
Mùa lá rụng trong vườn lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 1980, khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh với nhiều thay đổi.
Truyện kể về gia đình Ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu ở Hà Nội. Ông Bằng có năm người con trai, Anh cả Tường đã hi sinh ở ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài sau thời gian chịu tang anh, được phép của cha chồng, cô đi thêm bước nữa, nhưng vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình. Đông là con thứ hai, là trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống giản dị mà thậm chí là lười biếng, lấy Lí một người phụ nữ đảm đang,
nhanh nhẹn. Con trai thứ ba là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống, vợ anh là Phượng, một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Con trai thứ tư là Cừ, hư hỏng, sống cuộc sống buông thả. Cuối cùng là em út Cần, đang học ở Liên Xô sắp về nước. Ông Bằng cùng gia đình Anh Đông, Luận sống trong căn nhà đầu phố cách xa sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống thị thành, nhưng trong cái gia đình ấy tồn tại sự bất ổn: nhân vật Cừ, trốn sang Canada, anh nhận ra lỗi lầm của mình, viết thư và uống thuốc ngủ rồi chết. Ông bằng nhận được thư của Cừ vì vốn bị huyết áp cao nên ông cũng ngã bệnh rồi qua đời.
Vợ và hai con của Cừ bị sa thải khỏi nông trường phải ở nhờ nhà ông Bằng. Phượng, Luận, Hoài đã hết lòng cưu mang họ trong những ngày sóng gió. Chuyện của Cừ chưa nguôi ngoai, thì bi kịch khác lại đến, Lí cảm thấy chán, mệt mỏi với ông chồng không biết quan tâm vợ, đã ngoại tình với lão trưởng phòng vật tư, chị theo ông ta vào Sài Gòn, và sau đó nhận ra lỗi lầm của mình, câu chuyện kết thúc trong một đêm giáp tết, khi mọi người nhận được thư của Lí.
Với xã hội, gia đình là cái gốc của con người, là nơi con người sinh ra và bắt đầu cuộc sống, vì thế trong đời sống xã hội, đặc biệt là thời hiện đại, vấn đề gia đình được chú trọng hơn hết, sự biến động trong gia đình hiện đại và điều đáng lo ngại trong nhiều gia đình ngày nay đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh, thức tỉnh con người hãy biết bảo vệ