Kiểu con người truyền thống

Một phần của tài liệu Con người buổi giao thời trong tác phẩm mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 37)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Kiểu con người truyền thống

Cuộc sống hôm nay là những dằng co thầm lặng về giá trị, là những sự định hình trong thử thách những khuôn phép con người, những con người ấy luôn giữ mình, ít ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội xô bồ, họ là hình ảnh đẹp về truyền thống văn hóa, đời sống dân tộc. Ma Văn Kháng đã chọn không gian của một gia đình gia giáo để làm nổi bật

vấn đề con người xã hội. Nếu Nguyễn Khải có ý thức đi tìm vẻ đẹp của con người trong mỗi cuộc lựa chọn thì Ma Văn Kháng lại đi săn tìm vẻ đẹp truyền thống. Với giọng điệu trữ tình tha thiết, tiếp nhận hiện thực, và con người ở nhiều tầng, nhiều vỉa khác nhau, ngòi bút của Ma Văn Kháng không chỉ phê phán, những tiêu cực của đời sống, mà còn phát hiện những vẻ đẹp, của những giá trị đạo đức truyền thống, cội nguồn thiêng liêng của những giá trị, nền tảng của văn hóa, ông miêu tả cái đẹp trong cuộc sống bình dị, trong trẻo mà theo tác giả, “cái đẹp phải xuất phát từ trong niềm hạnh phúc được làm người với ý

nghĩa đích thực của nó, chứ không phải với cái gì khác ”.

Trong bề bộn của cuộc sống hôm nay, con người có nhiều thứ để mải mê, để chạy đuổi có khi đánh mất cả nhân cách thì việc hướng cái đẹp không chỉ như một niềm hoài vọng mà còn phải biến nó thành hiện thực cuộc sống, quả đó là một bản lĩnh sống đáng trân trọng, đáng khâm phục, nó biến con người có thể thăng hoa những nội lực sống tiềm ẩn cho cuộc sống thêm phong phú sắc màu.Trong ngôi nhà của ông Bằng có những cách sống khác nhau, những niềm tin và hi vọng khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật trên sự đa dạng tính cách con người, đó là hình ảnh một mẫu người truyền thống luôn định hình, giữ được bản lĩnh trước những va chạm với cuộc sống.

Ông Bằng một tri thức cũ sống hết lòng với đạo đức truyền thống dân tộc, luôn lấy tấm gương mình cho con cháu noi theo, ông ung dung, tự tại, một cách thâm trầm, lấy sự bình ổn, cân bằng làm căn bản, dùng thiện tâm để đối xử bằng sự giúp ích của đời để thể hiện. Ông sống theo phương châm coi trọng đạo lí, xa phù phiếm, kết hợp với đạo đức cuộc sống, tinh hoa của ông với cốt cách và ý chí ấy. Cả đời ông là một quá trình đấu tranh không ngừng, ông đã từng sống những năm tháng hào hùng cùng đất nước, đã từng đi chiến đấu ở rất nhiều vùng miền, đặc biệt là ở Yên Bái, Tuyên Quang. Có thể nói hành trình trên cõi đời của ông lắm chông gai nhưng cốt cách con người ông vẫn vẹn nguyên. Ở ông không phải là con người quá vĩ đại, hoàn hảo, nhưng ông chỉnh chu và chu đáo, được mọi người tin yêu.

Mỗi gia đình đều có một nếp sống riêng, gia đình ông Bằng cũng vậy, nếp sống gia giáo của ông, nó được thể hiện rõ trong cử chỉ của hai đứa con dâu. “Hai người phụ nữ

vẫn đứng với một vẻ rụt rè, kính trọng, cái phong thái ấy trong quan hệ bố chồng - nàng dâu xưa nay vẫn là cố hữu ở gia đình này” [ 12; 8]. Nếu người miền Trung chân chất, mộc

mạc trong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, thì người miền Bắc lại rất nghiêm chỉnh, không chỉ tới tác phẩm của Ma Văn Kháng mới đề cập, mà chính Nguyễn

Khải đã thổi hồn vào nhân vật bà Hiền - một hạt bụi vàng của đất kinh kì trong tác phẩm

Một người Hà Nội. Với bà Hiền, mọi thứ phải “chuẩn”, chuẩn trong cách sống, cách giao

tiếp, trong ăn uống, mọi thứ phải khuôn mẫu.

Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, bằng những nét vẽ đơn giản, Ông Bằng hiện lên là một người đỉnh đạc, khoan thai, mực thước, cẩn trọng đến khắc khe, ông sống cố định với những chuẩn mực đã xác định và luôn cố gắng tạo nên sự ổn định trong tâm tưởng bằng một bản lĩnh nghị lực, kiên trì, có ý thức, đó chính là vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam.

Khi nhắc đến vẻ đẹp truyền thống trong văn học người ta không thể không nhắc tới Kawabata - một lữ khách u buồn đi tìm cái đẹp, vẻ đẹp của truyền thống Nhật Bản hiện lên trên những trang viết của ông sống động, dễ dàng nhận thấy những tập tục truyền thống đặc biệt là nghệ thuật trà đạo trong tác phẩm như Xứ Tuyết, Cố Đô, Ngàn Cánh Hạc….. Nhưng tất cả những truyền thống rất độc đáo đó dường như đang mai một dần

theo năm tháng để rồi đọng lại trong tác phẩm là lời gọi hãy giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.

Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng cũng đã thành công khi xây

dựng một nét đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng mà không phải nhà văn nào cũng làm được. Trong văn hóa Việt Nam, Tết là dịp chúng ta đoàn tụ, là cơ hội gặp gỡ, vứt bỏ những buồn phiền, gánh nặng của công việc để trở về với những ngày sống ấm áp bên bữa cơm đoàn viên, điều đó cũng giải thích được lí do chị Hoài trở về gia đình ông trong cái buổi chiều ba mươi tết.

Trong cái không khí ấm cúng của sự đoàn tụ, Ông Bằng cũng không nén được cảm xúc của mình khi đứng trước bàn thờ tổ tiên “Thưa thầy mẹ, đã cách trở ngàn rừng mà

vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn nghe văng vẳng đâu đó lời giáo huấn của tổ tiên”[12; 37]. Dĩ nhiên đó là một nét đẹp có từ lâu đời và vẫn được người Việt thực hiện

để nhớ về tổ tiên, ông bà. Nhưng dường như lúc này đây, ông muốn quay về với quá khứ để có thêm sức mạnh, có thêm điểm tựa, có thêm niềm tin, rũ bỏ những bụi bặm của cuộc sống, thanh lọc tâm hồn, giúp ông trở nên đẹp hơn trong dòng đời nghiệt ngã.

Cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta cái thiên chức cao quí là được làm cha làm mẹ, bất cứ bậc sinh thành nào cũng sẵn sàng hi sinh mọi thứ cho con cái mình, chỉ khi ở tuổi xế chiều lúc họ cần nghỉ ngơi sau những vật lộn của cuộc sống thì cũng là lúc bản thân họ cô đơn nhất. Dường như nắm bắt được điều này, nhà văn đã ban tặng cho ông

Bằng một người bạn để chia sẻ, để tâm sự cho nhau những buồn vui trong cuộc sống. Thế nhưng, cứ ngỡ phần đời còn lại của ông được an ủi phần nào, thì cũng là lúc con người sống theo mô phạm nề nếp trong ông trỗi dậy, khiến ông không đủ sức vượt qua ranh giới của sự mặc cảm để tìm cho mình người bạn già. Cuộc sống vốn phong phú, nhiều khi con người, ta không thể có được điều mà ta muốn, cái cốt yếu trong sự lựa chọn của ông Bằng, sâu xa cũng chỉ giữ gìn sự cao đẹp trong truyền thống gia đình.

Trong cuộc đời, mỗi con người trong chúng ta ngoài hình ảnh người cha, người chú thì không thể thiếu hình ảnh những người phụ nữ, đó là những người bà, người mẹ chở che, những người chị đảm đang. Văn học Việt Nam cũng vậy, luôn tôn vinh những hình tượng người phụ nữ với tất cả những gì tốt đẹp nhất, người phụ nữ thời kì nào cũng đẹp, cái đẹp mỗi thời luôn khiến cho mỗi độc giả cảm thấy tự hào.

Ở tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng, nhân vật Phượng hiện lên với vẻ đẹp nết na, thùy mị của con người phụ nữ Việt Nam nhân hậu với khuôn mặt trái xoan, một người phụ nữ biết nhường nhịn trước sự quá quắt của chị dâu kiện cô gian dúi với anh Đông ở cơ quan, nhưng vượt lên sự tầm thường, nhỏ nhen ít kỉ của con người, bằng thái độ và cử chỉ của con người cao thượng, Phượng đã rộng lượng tha thứ cho Chị Lí và mong chị ấy quay về với tổ ấm của mình như Vích to Huy go đã từng nói:

“Tôi biết có một điều tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng: Ấy là khoan dung”. Cuộc sống cần

lắm lòng vị tha, không có vị tha, con người không có yêu thương, không biết quan tâm. Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống không có lòng vị tha, sự khoan dung thì sẽ như thế nào?.

Với nhân vật Phượng, dù tác giả miêu tả rất ít, thế nhưng vẻ đẹp của chị luôn được tỏa sáng, không chỉ là tấm lòng vị tha, yêu thương mọi người mà còn sáng chiếu ở sự nhẫn nhịn trước thái độ thất thường của bà trưởng phòng, khi cáu gắt “Cô làm ăn thế này là thế nào? Cô xóa ngay con số 100 đồng ấy cho tôi” [12; 105]. Vượt lên trên tất cả, chị

luôn sống với bản chất của một người phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường, dám là chính mình.

Như ai đó đã từng nói rằng: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, điều đó cũng có nghĩa là cuộc sống không đứng yên, mà luôn chuyển động, con người cũng sẽ phải tuân theo quy luật sinh tử, thế nhưng để cuộc sống chúng ta trôi đi một cách có ý nghĩa thì hãy cố gắng sẽ chia, và cố gắng trải tấm lòng mình để biết yêu thương, chở che cho những mảnh đời bất hạnh sum quanh mình. Như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không Để gió cuốn đi.

( Để gió cuốn đi – Trịnh Công Sơn)

Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn cũng vậy, nhà văn Ma Văn Kháng dường như dành mọi cái đẹp trong cuộc đời cho nhân vật Phượng, một khía cạnh khác của tâm hồn Phượng mà tác giả nhắc tới đó là đức hi sinh, sống trong bối cảnh đồng tiền hai vợ chồng tằn tiện mãi mới trang trải cho con cùng mẹ già ở dưới quê. Trong hoàn cảnh này, tình người là một thứ xa xỉ, khi miếng cơm không đủ no, người ta phải đè lên nhau mà giành giật miếng ăn, thế nhưng vượt trên èo sèo về vật chất, chị vẫn đèo cả vợ con Cừ qua cơn khốn khó của cuộc đời.

Sự hi sinh đó thật đáng quý, dù cho sự mệt mỏi, khổ sở đã hằn sâu trên khuôn mặt, khiến người phụ nữ ấy “tiều tụy, xanh xao quá, tất cả khó nhọc đã phản ánh trên mặt Phượng gầy guộc và ở bộ quần áo vá, hai gấu quần rách xơ” [12;108], nhưng chị không

hề than thở mà luôn im lặng. Người phụ nữ - người giữ chìa khóa vàng của gia đình ấy, dù cho chuyện gì xảy ra chị vẫn luôn giữ thái độj ôn tồn, bình tĩnh, điềm đạm đến bất ngờ điều này khiến nhân vật Đông phải thốt rằng “người phụ nữ ấy không đơn giản,

hiền lành, yếu đuối nhưng kì thực rất mạnh mẽ”[12;24]. Ngày nay, với cơ chế thị trường

khiến cho những giá trị tưởng như bền vững có thể bị lung lay, cái thời mà mọi chân lí vĩnh cữu như không còn nữa “tiêu chuẩn bây giờ là tiền, nó là bản vị của mọi giá trị” (

Nguyễn Khải). Thấp thoáng trong những trang viết của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật

ông Bổng trong Tướng về hưu là một điển hình. Ông ta nhìn quan tài cho người chết, lạnh tanh nói: “Ván mấy phân, bốn phân, mất mẹ bộ xa lông, ai lại đống quan tài bằng

gỗ dỗi bao giờ, bao giờ bóc mộ cho chú bộ ván”[23;15]. Mọi lễ nghi, tín điều có trong

truyền thống chỉ là hình thức, trang trí giả tạo, đến những đứa bé trong truyện cũng phải phát ngôn theo cái lí sinh tồn nằm ngoài mọi điều thiêng liêng, cái Mi hỏi: “ Sao người

chết qua đò cũng trả tiền? sao lại cho tiền vào miệng bà, đấy có phải là ngậm miệng ăn tiền không bố?”[23;29].

Với xã hội như vậy, tình nghĩa là một điều rất khó, quả đúng ai đó từng nói vậy “Nơi

lạnh lẽo nhất không phải là nơi Bắc cực mà là nơi thiếu tình người”.Vậy nên những

người như cô Phượng hay như chị Hoài đã thổi vào ngọn gió ấm cho cõi đời còn thiếu thốn tình người.

Cuộc sống là sự đan xen giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, sáng và tối tạo nên màu sắc đa dạng và đòi hỏi con người phải khám phá lẫn nhau, và chính cuộc sống đó ta mới biết cảm nhận và quý trọng những người tốt thực sự.

Dù những nhân vật như ông Bằng, như Chị Hoài, hay Phượng là những nhân vật tư tưởng nhưng bằng cái nhìn tinh tế của mình, nhân vật Phượng, Ông Bằng, Luận, Chị Hoài, là những nhân vật có nhân cách đáng để chúng ta trân trọng, họ không bị tiền bạc, danh lợi cám dỗ, không bị cuốn vào xu thế thực dụng của số phận, luôn luôn đấu tranh vươn lên hoàn cảnh để bảo toàn nhân phẩm. Họ không bị tha hóa, không bị nhuộm đen, họ đã sáng ngời vẻ đẹp của sự vươn lên trên cái tầm thường, họ như những “Hạt bụi

vàng lấp lánh ở đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội. Hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” ( Một người Hà Nội – Nguyễn Khải ).

Cuộc sống rất phức tạp, đầy rẫy sự lừa lộc, dối trá nhưng trên đời này còn lắm những tấm lòng yêu thương mà không những thế lực nào dập tắt được, dù xã hội như thế nào thì trong lòng chúng ta vẫn tồn tại một phần tốt đẹp, Ma Văn Kháng khắc họa hình tượng những nhân vật này bằng tất cả tình cảm yêu thương sâu lắng với cuộc đời nên tự thân nhân vật đã có sâu sắc, để lại những tình cảm tốt đẹp, nâng đỡ tâm hồn cũng như nhân cách con người, hướng con người đến cái thiện, cái đức độ, và giá trị truyền thống, niềm tin yêu cuộc sống, khẳng định sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện.

Một phần của tài liệu Con người buổi giao thời trong tác phẩm mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)