7. Cấu trúc của khóa luận
2.1.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
Nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới đến nay đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết, trong sự vận động của nền văn học, tiểu thuyết là một loại tự sự cỡ lớn đang nổ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại, của đời sống văn học và của đông đảo độc giả đương đại, không khí dân chủ của môi trường sáng tạo đã giúp nhà văn ý thức sâu sắc về tư cách nghệ sĩ, vượt lên trên quy định, khuôn khổ truyền thống đã thành áp lực với ngòi bút của người viết lâu nay, trong sự vận động chung của thể loại. Nhìn lại khoảng thời gian 1975 -1985, không thể không ghi nhận sự xuất hiện của tiểu thuyết gây tiếng vang một thời như những tín hiệu mở ra một thời kì mới trong sáng tạo và tiếp nhận văn chương hiện đại như Đất
trắng ( Nguyễn Trọng Oánh), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải,
và một tác phẩm không thể không nhắc tới trong quãng thời gian này là tiểu thuyết Mùa
lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng .
Mùa lá rụng trong vườn là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc của Ma Văn Kháng. Truyện
đã đạt giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm tiếp tục gây chú ý đến bạn đọc bởi khi cái mới chưa dễ dàng được chấp nhận vì những quan niệm cũ kĩ cả trong đánh giá lẫn tiếp nhận, nhưng rồi tác phẩm cũng vượt qua những thử thách ban đầu và được chuyển thể thành kịch bản phim, sự thành công của tác giả có thể ví như một cây ra hoa muộn và dù hơi muộn nhưng cây vẫn kịp kết quả trước mùa lá rụng.
Với sự đan xen lời kể, tả và có nhiều đoạn mang tính chất luận đề, triết lí, để từ đó tác phẩm bộc lộ quan niệm con người cá nhân lưỡng diện, đa chiều, luôn tồn tại cả mặt tốt lẫn xấu, con người không trùng khít với chính nó.
Mùa lá rụng trong vườn lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 1980, khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh với nhiều thay đổi.
Truyện kể về gia đình Ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu ở Hà Nội. Ông Bằng có năm người con trai, Anh cả Tường đã hi sinh ở ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài sau thời gian chịu tang anh, được phép của cha chồng, cô đi thêm bước nữa, nhưng vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình. Đông là con thứ hai, là trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống giản dị mà thậm chí là lười biếng, lấy Lí một người phụ nữ đảm đang,
nhanh nhẹn. Con trai thứ ba là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống, vợ anh là Phượng, một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Con trai thứ tư là Cừ, hư hỏng, sống cuộc sống buông thả. Cuối cùng là em út Cần, đang học ở Liên Xô sắp về nước. Ông Bằng cùng gia đình Anh Đông, Luận sống trong căn nhà đầu phố cách xa sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống thị thành, nhưng trong cái gia đình ấy tồn tại sự bất ổn: nhân vật Cừ, trốn sang Canada, anh nhận ra lỗi lầm của mình, viết thư và uống thuốc ngủ rồi chết. Ông bằng nhận được thư của Cừ vì vốn bị huyết áp cao nên ông cũng ngã bệnh rồi qua đời.
Vợ và hai con của Cừ bị sa thải khỏi nông trường phải ở nhờ nhà ông Bằng. Phượng, Luận, Hoài đã hết lòng cưu mang họ trong những ngày sóng gió. Chuyện của Cừ chưa nguôi ngoai, thì bi kịch khác lại đến, Lí cảm thấy chán, mệt mỏi với ông chồng không biết quan tâm vợ, đã ngoại tình với lão trưởng phòng vật tư, chị theo ông ta vào Sài Gòn, và sau đó nhận ra lỗi lầm của mình, câu chuyện kết thúc trong một đêm giáp tết, khi mọi người nhận được thư của Lí.
Với xã hội, gia đình là cái gốc của con người, là nơi con người sinh ra và bắt đầu cuộc sống, vì thế trong đời sống xã hội, đặc biệt là thời hiện đại, vấn đề gia đình được chú trọng hơn hết, sự biến động trong gia đình hiện đại và điều đáng lo ngại trong nhiều gia đình ngày nay đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh, thức tỉnh con người hãy biết bảo vệ và chăm sóc gia đình.
Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn đã khơi mạch viết về chủ đề gia đình vốn bị ngưng đọng gần nửa thế kỉ ở văn học Việt Nam, lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 1980, khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh với nhiều thay đổi. Để từ đó, tác phẩm đặt ra một vấn đề về mối quan hệ gia đình, mỗi con người phải tự nhìn lại mình, nhìn lại gia đình mình, nhìn ra xã hội với ý thức trách nhiệm và sự lo lắng nghiêm túc.