8. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương hướng
Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần tiến bộ, lành mạnh đáp ứng đầy đủ tiêu chí văn hoá trong hệ thống các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tạo nên động lực trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày 16 tháng 04 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí quốc về xây dựng nông thôn mới. Trong đó có hai tiêu chí về văn hóa là số 6 và số 16. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tiến bộ, lành mạnh đáp ứng đầy đủ tiêu chí văn hóa trong hệ thống các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là một trong những biện pháp có hiệu quả để góp phần xây dựng thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cũng là để gìn giữ, bảo tồn, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa cho thế hệ hôm nay và mai sau, cũng là góp phần gìn giữ nền văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp bảo đảm bản sắc văn hóa của dân tộc, của vùng, miền, của mỗi làng và các gia đình, cá nhân tồn tại trong làng không bị phai nhạt. Việc Đảng và Nhà nước ta tạo ra cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc cụ thể hóa công cuộc đó thông qua hành động, việc làm cụ thể mà điển hình ở đây là xây dựng mô hình làng văn hóa.
Nội dung xây dựng đảm bảo tính toàn diện, đồng thời tích cực phát huy bản sắc của từng địa phương, sát với đặc thù của mỗi địa phương.
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới với những nội dung cụ thể như: kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đồng thời tạo lập những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc và thời đại; xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ cho hoạt động văn hóa; hình thành các mối quan hệ văn hóa tốt đẹp; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh với lối sống văn minh; xây dựng các hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng tiến bộ; sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh phù hợp với pháp luật và hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ
ngày một có hiệu quả. Các nội dung xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cần phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm, nguồn lực, khả năng của từng địa phương để công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện.
Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, đó là những bất cập trong việc triển khai xây dựng đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí trong mô hình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hoá. Tiếp đến là tính đặc thù văn hóa theo các vùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi phải nghiên cứu phân vùng. Bởi vì nhìn từ góc độ cấu trúc xã hội nông thôn tỉnh Thanh Hóa, những đặc trưng về cảnh quan sinh thái, lịch sử dân cư và văn hóa của xứ Thanh đã tạo thành những vùng sinh thái, kinh tế - xã hội khác nhau. Vì thế, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong mô hình nông thôn mới hướng tới phát triển bền vững còn phải phù hợp với từng vùng ở Thanh Hóa trên cơ sở khung của bộ tiêu chí quốc gia và của Bộ VHTT&DL.
Hiện tại, để hướng dẫn thực hiện các tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Sở VHTT&DL Thanh Hóa đã ban hành văn bản Hướng dẫn số 1745/SVHTTDL-XDNSVHGĐ, ngày 31/10/2010; Trong nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí sô 6 và số 16 có phân chia Thanh Hóa thành hai vùng: Các huyện đồng bằng, ven biển và các huyện miền núi. Tiếp theo, để có cơ sở đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới đối với từng xã, Sở VHTT&DL đã ban hành Công văn số 382/SVHTTDL-CV ngày 20/3/2012 về việc hướng dẫn cụ thể các chỉ tiêu để xây dựng xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Việc đánh giá công nhận các xã đạt tiêu chí nông thôn mới trong Công văn này được áp dụng trong phạm vi đối với tiêu chí số 6 và số 16 trên cơ sở mức độ đạt cụ thể của từng tiêu chí được phân thành ba vùng: Vùng đồng bằng và ven biển; Vùng miền núi thấp;Vùng miền núi cao.
Kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong xây dựng đời sống văn hoá tinh thần.
Quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng những giá trị văn hóa mới tốt đẹp phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc nhưng đồng thời cũng phải phù hơp với xu thế của thời đại, tiên tiến, khoa học với việc chống lại những biểu hiện tiêu cực, lối sống thực dụng chay theo đồng tiền, những giá trị văn hóa đi ngược với truyền thống không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị. Nếu áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng nông thôn sẽ làm mất những giá trị tự có và không giữ vững, phát triển được bản sắc riêng của nông thôn. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người quen được xây dựng trên cơ sở những phong tục tập quán đã hình thành từ lâu đời. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất, giúp bà con nông dân khắc phục được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông, chống chọi với thiên tai, địch họa. Cũng chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giản dị, tiết kiệm, thật thà, yêu quý quê hương. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù.
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới không được phá vỡ các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử, làm ảnh hưởng đến sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn vì điều này không những hạn chế tác dụng của nông thôn mà còn có tác động tiêu cực
đến việc giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống.
Xây dựng hệ thống các giá trị văn hóa mới, các quan hệ, ứng xử văn hoá tốt đẹp, môi trường văn hoá trong lành, các thiết chế văn hoá và các hoạt động văn hoá tiến bộ đồng thời chống lại những biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân ở nông thôn.
Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần trong xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở địa phương và của mỗi làng, xã, mỗi gia đình, mỗi người dân.
Trong thực tế xây dựng nông thôn mới, người nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn. Đó không phải là do Nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của Nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân. Người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, cho đến góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…, đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới. Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của nông dân.
Để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ở xã phải lấy Đảng ủy xã làm nòng cốt, Đảng ủy xã phải phân công cho mỗi đoàn thể chính trị phụ trách một nội dung trong đề án nông thôn mới của xã, vận động, hướng dẫn từng thành viên, hội
viên, hộ gia đình thực hiện các nội dung nông thôn mới ở tại gia đình mình và tham gia đóng góp các hoạt động cộng đồng. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông dân: để nông thôn có đủ nguồn lực và liên tục phát triển, các cấp chính quyền cần phải tìm cách để hỗ trợ cho nông dân. Chính phủ cam kết đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp. Phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong mỗi gia đình, dòng họ, làng, xã, mỗi cơ quan để phong trào ở thành một cuộc vận động lớn.