8. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và nguyên nhân
nhân của hạn chế
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác xây dựng đời sống văn hoá tinh thần trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hoá vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế cấn phải được khác phục.
Xây dựng các thiết chế văn hóa chưa hoàn thiện và sử dụng chưa hiệu quả
Cơ sở vật chất văn hóa là một trong những tiêu chí quan trọng trong phong trào vận động xây dựng làng văn hóa. Trong quá trình khảo sát thực trạng xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ở các làng văn hóa cấp tỉnh tại Thanh
Hóa, có thể nhận thấy rằng đây là tiêu chí khó đạt được nhất. Sau đây là kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ở những làng văn hóa của những xã thí điểm trên toàn tình Thanh Hóa. Số liệu này có được từ khảo sát thực tế và sự cung cấp của các cấp các ngành ở địa phương.
Tỷ lệ nhà văn hóa ở các làng, thôn, bản mới chỉ đạt 75/120 = 62.5%, trong đó: Tỷ lệ Nhà văn hóa đạt chuẩn mới chỉ có: 37/120 = 30.8%.
Khu thể thao có 24/120 = 20 %,
Tỷ lệ làng được công nhận Làng văn hóa các cấp đạt 74/120 = 61.7%. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, cơ sở văn hóa mà cụ thể là các thiết chế của Nhà văn hóa làng hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Đơn cử như làng Ban (Cao Ngọc) chỉ là một ngôi nhà lợp ngói với vách nứa, không có cửa đóng. Xóm Trung (Quảng Nham, Quảng Xương), có diện tích đất tương đối rộng nhưng nhà văn hóa chỉ là một căn nhà cấp 4 tồi tàn, chừng 20 m2, không đủ chỗ cho 50 người ngồi. Nhà văn hóa làng Quang Thái Bình (làng Lú Khoen, Quang Trung, Ngọc Lặc) là một ngôi nhà sàn cũ, diện tích chỉ đủ cho khoảng 50 chỗ ngồi. Có nhiều nơi, Nhà văn hóa được xây mới nhưng lại nằm giữa cánh đồng, đồng không mông quạnh, không có một ngôi nhà dân nào ở xung quanh,… Có thể nói rằng, những số liệu thống kê trên đây cho thấy thực trạng xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống văn hóa ở các địa phương chưa đạt yêu cầu.
Hiện nay phong trào luyện tập thể dục thể thao đang phát triển rất mạnh mẽ, nhu cầu luyện tập của nhân dân ngày một tăng cao, nhưng diện tích dành cho khu vui chơi, luyện tập thể thao của các làng đều thiếu.
Đối với một xã vùng cao như Cao Ngọc (Ngọc Lặc) những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lại có những đặc thù riêng. Đối với hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa còn
rất hạn chế, thiếu thốn như: Chưa có nhà văn hóa (các làng chủ yếu tận dụng nhà dân để làm nơi sinh hoạt, cả xã mới chỉ có 3/16 làng có nhà văn hóa); hệ thống sân thể thao bị thu hẹp nhiều, nhiều làng diện tích xây dựng sân bóng chuyền cũng không có; các loại ấn phẩm, báo chí, loa truyền thanh còn thiếu, chất lượng kém.
Một số nét văn hóa truyền thống của dân tộc có nguy cơ mai một và mất dần như: trò diễn Pôôn Pôông, các làn điệu Xường, Đang, Hát ru cổ, Mo Mường, Phường chúc; các trò chơi dân gian như đánh đu, bắn nỏ, chơi quay, đánh cù, ném còn,… Và đặc biệt là hệ thống các loại nhạc cụ như Cồng, Chiêng, Trống, Đàn nhị,… đã thất thoát rất nhiều khiến công tác bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống trong xây dựng Làng văn hóa gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với xã Sơn Thủy (Quan Sơn), việc tiến hành xây dựng đời sống văn hóa tinh thâng cho người dân còn gặp rất nhiều khó khăn do địa phương là một xã đặc biệt khó khăn, thuộc vùng sâu, vùng xa nên điều kiện xuống thôn bản để chỉ đạo của các cán bộ trong Ban chỉ đạo rất khó khăn, không thường xuyên.
Do các bản chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đời sống nhân dân rất khó khăn nên việc đóng góp kinh phí cho hoạt động khai trương và xây dựng làng văn hóa rất khó thực hiện. Điều này dẫn đến tình trạng các làng bản chưa có nhà văn hóa, chưa có các thiết chế khác như các nhạc cụ, dụng cụ, thậm chí còn chưa có tăng âm, loa đài.
Còn đối với công tác xây dựng gia đình văn hóa trong những năm qua cũng đạt được những kết quả đáng biểu dương, nhưng đồng thời vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Gia đình là hạt nhân của xã hội. Chính vì thế, việc xây dựng gia đình văn hóa sẽ đảm bảo cho việc thành công của việc xây dựng làng xã văn hóa. Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa trong
thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất cao, đạt trên 90% số hộ. Nhưng thực chất, vẫn chưa phải là kết quả mong muốn theo tiêu chí chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau đây là kết quả khảo sát ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo cáo, xã Quang Trung (Ngọc Lặc), hàng năm có trên 60% số hộ được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, có trên 60% khu dân cư tiên tiến; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt, thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình. 100% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh, có công trình vệ sinh. 100% số làng văn hóa xây dựng được Hương ước.
Từ mục đích, ý nghĩa và chức năng, nhiệm vụ của thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở, nhất là ở cấp thôn, xóm được quy định trong Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Thanh Hóa đã gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí này, bởi đây là tỉnh có nhiều loại địa hình khác nhau, sự phân bố dân cư không đồng đều, việc quy định mỗi thôn, xóm phải có Nhà văn hóa - Khu thể thao đạt chuẩn như: diện tích đất qui hoạch Nhà văn hóa tối thiểu 500m2, diện tích khu thể thao từ 2.000m2
là rất khó thực hiện. Vì đa số các thôn, xóm, không có nguồn kinh phí để xây dựng Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, xóm với qui mô đảm bảo phải có 100 chỗ ngồi và sân tập thể thao đơn giản 250m2 . Việc vận động xã hội hóa trên lĩnh vực này cũng khó thực hiện, bởi đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể thao ở những nơi nầy rất khó thu lợi. Và tại nhiều xã của Thanh Hóa cũng có nhiều thôn xóm quy mô dân cư không đông (dưới 100 hộ dân, dân số chỉ khoảng 300 - 400 người), trong đó có thể nói lực lượng thanh niên đến tuổi trưởng thành đa số đều tham gia học tập tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, số còn lại rời địa phương tìm việc làm nơi khác, nên lực lượng còn lại khả năng tham gia các hoạt động tại Nhà văn hóa - Khu thể thao là rất ít.
Ngoài những bất cập, khó khăn vừa nêu, Thanh Hóa cũng có nhiều xã có các thôn, xóm không có quỹ đất công để xây dựng Nhà văn hóa - Khu thể thao, hoặc địa hình miền núi sâu khó khăn để xây dựng. Mặt khác, khi đã xây dựng Nhà văn hóa - Khu thể thao, thì yêu cầu phải có bộ máy tổ chức (cán bộ chuyên môn quản lý, tổ chức các hoạt động, chi phí cho các hoạt động...), nguồn kinh phí này địa phương không tự cân đối được để chi trả.... Vì thế, nếu xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao ở thôn, xóm mà chỉ để dành cho các tổ chức đoàn thể hội họp..., không phát triển được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thì không đúng mục đích yêu cầu.
Sinh hoạt lễ hội dân gian có nơi thiếu lành mạnh, thái quá, nhiều tiêu cực
Những năm gần đây, do đời sống được nâng cao nên nhiều vùng nông thôn ở Thanh Hóa đã rất chú trọng đến việc tổ chức các lễ hội dân gian. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế cần được khắc phục để các lễ hội giữ nguyên được giá trị truyền thống của nó. Nếu như trước đây, các lễ hội hầu như chỉ diễn ra trong phạm vi một làng hay một xã thì nay, phạm vi của nó đã được mở rộng. Các cấp chính quyền khi tổ chức lễ hội quan tâm nhiều hơn đến quy mô và cách tổ chức làm mất đi những nét văn hóa truyền thống của các lễ hội, nhiều khi làm biến tướng hoàn toàn bản chất của các lễ hội. Các hiện tượng mê tín di đoan, buôn thần bán thánh, thương mại hóa các lễ hội có xu hướng tăng lên. Nhiều lễ hội tổ chức một cách lãng phí, phô trương...đòi hỏi cần phải được khắc phục nhanh chóng.
Các ban tổ chức và quản lý các lễ hội ở tỉnh Thanh Hoá đã tích cực ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; chống mọi biểu hiện thương mại hóa lễ hội bằng việc đặt hòm công đức tùy tiện, các khoản thu phí không hợp lý, trái với quy định; xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, phòng
cháy chữa cháy, chống ùn tắc giao thông cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội…
Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng còn bị lợi dụng, diễn biến phức tạp
Thực tế, là một tỉnh có diện tích rất lớn, Thanh Hóa có đủ các vùng: Đồng bằng, miền núi và miền biển, địa hình phức tạp, giao thông chưa thuận tiện, trình độ dân trí không đồng đều. Điều khó khăn lớn nhất Thanh Hóa gặp phải trong quá trình vận động, tuyên truyền cho tín đồ theo đạo là khi tổ chức một lớp tuyên truyền tại địa phương nào trong tỉnh, phải làm sao để chức sắc, chức việc tôn giáo hiểu được mục đích của việc tổ chức, tạo sự đồng thuận, từ đó chức sắc, chức việc tôn giáo ủng hộ việc tổ chức lớp học, động viên quần chúng tín đồ tham gia đông đủ, học tập trung, đạt hiệu quả. Số cán bộ làm công tác tôn giáo ở huyện, xã chủ yếu là kiêm nhiệm, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu so với nhiệm vụ được giao.
Đã có một thời gian, tệ mê tín dị đoan lắng hẳn xuống và co hẹp lại do phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá mới được đẩy mạnh. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của ngời dân được nâng cao thì những hiện tượng mê tín dị đoan có chiều hướng phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Nó đã lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân dân, không chỉ ở những người lớn tuổi lạc hậu và kém văn hoá mà trong cả một bộ phận cán bộ đảng viên kém nhận thức và thiếu gương mẫu. Hiện tượng không lành mạnh này đã và đang gây nhiều ảnh hưởng xấu trong xã hội, gây tác hại cho nhiều gia đình, cá nhân, làm lãng phí thời gian, tiền của, tâm sức. Thậm chí còn xuyên tạc chính sách của Đảng và nhà nước ta về tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan. Qua khảo sát thực tế cho thấy, hiện tượng lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động trái pháp luật, mê tín dị đoan đang diễn ra gây tâm lý lo ngại cho nhân dân. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phức tạp, có sự hỗn dung, đan xen, pha trộn
giữa các tín ngưỡng và tôn giáo. Bên cạnh đó, việc phát sinh những biến tướng mới của mê tín dị đoan, nhất là lợi dụng tín ngưỡng vì mục đích lợi nhuận có thủ đoạn tinh vi, phức tạp với sự tham gia của đông người gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến đời sống bình thường của nhân dân tại địa phương. Có thể dẫn ra một ví dụ điển hình như ở khu du lịch Sầm Sơn, với các danh thắng đã được công nhận như đền Độc Cước, chùa Cô Tiên, hòn Trống Mái... Nhiều người dân ở đây không còn lạ gì cảnh khi các du khách vừa đặt chân đến đây thì bị rất nhiều các “thầy” bói, “thầy” tướng số bám theo chào mời, kéo xem bói. Tập chung chủ yếu ở hai địa điểm là hòn Trống Mái và chùa Cô Tiên. Một số người dân làm nghề kinh doanh dịch vụ ở đây cho biết, mặc dù lực lượng bảo vệ có, nhưng do mỏng chỉ 2 người nên rất khó để kiểm soát.
Do đó, để tránh thụ động, lúng túng trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo thì việc bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho đội ngũ làm công tác tôn giáo, nhất là cán bộ cấp cơ sở là hết sức cần thiết.
Việc kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo lập những giá trị văn hóa mới còn hạn chế
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhưng bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Những tác động tiêu cực này cũng đã một phần làm thay đổi những giá trị truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ giữa con người, các chuẩn mực đạo đức, lối sống nông thôn.
Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền làm cho con người coi giá trị thị trường là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo các giá trị khác. Điều này làm cho các quan hệ tình cảm cao đẹp, ấm áp tình người băng hoại trong sự
tính toán vị kỷ, bất chấp công lý, những hủ tục mê tín có cơ hội bùng phát trở lại làm mất đi giá trị đích thực của văn hóa. Những quan niệm và hành vi đạo đức truyền thống như tinh thần giúp đỡ nhau, kính già, yêu trẻ, tôn sự trọng đạo… đang bị biến động và suy giảm.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là internet cũng làm thay đổi tư duy, lối sống, cách hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân. Trong lịch sử dân tộc, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tiếp thu những giá trị từ nhiều nền văn hóa như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ chứa đựng nhiều nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay. Các sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội có những dấu hiệu biến dạng, thương mai hóa, chạy theo hình thức quy mô mà quên mất ý nghĩa lịch sử, nhân văn của nó.
Nông thôn miền núi còn giữ nhiều hủ tục lạc hậu như hủ tục về ma chay, cưới hỏi, nạn tảo hôn, sinh nhiều con, chữa bệnh bằng cúng bái,… đòi hỏi các cấp chính quyền phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để khắc phục. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới đã hình thành được những giá trị mới phù hợp với thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa nhưng chưa thật sự bền vững.
Hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập
Hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn cón có những bất cập. Do điều kiện tự nhiên có nhiều địa hình khác nhau, nên việc xây dựng mạng lưới giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn nhất là đối với khu vực miền núi cao. Ở những vùng sâu, vùng xa như huyên Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa…vẫn còn tình trạng trường tạm, nhiều điểm trường, học ghép,..tình trạng học ba ca vẫn còn diễn ra. Chất lượng đào
tạo không đồng đều, có sự phân hóa rõ rệt giữa miềm núi và miền xuôi. Sự ra tăng các tệ nạn xã hội trong trường học diễn biến phức tạp, đặc biệt là tệ nạn ma túy, vấn đề quan hệ tình dục,…