8. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Thành tựu xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông
dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa hiện nay và nguyên nhân của thành tựu
2.1.2.1. Thành tựu
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quyết định ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp và Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 2005- QĐ/UBND phê duyệt Đề án nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2020, định hướng đến năm 2030.
Quá trình triển khai thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp và Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa luôn đặt ra yêu cầu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của mô hình nông thôn mới, đánh giá thực trạng, kết quả xây dựng nông thôn mới qua việc thực hiện tại các xã điểm và dự báo những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững. Trong đó xây dựng đời sống văn hóa tinh thần là một vấn đề rất được quan tâm. Qua khảo sát các xã thí điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải được nhìn nhận một cách khách quan để đảm bảo tính khoa học trong việc đánh giá đúng những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Về những thành tựu có thể khái quát theo những nội dung cơ bản sau:
Một là, phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa của tỉnh Thanh Hoá đã thực sự trở thành một cuộc vận động văn hóa rộng lớn, có sức thu hút toàn xã hội
Bộ tiêu chí nông thôn mới của Chính phủ quy định gồm 19 tiêu chí. Qua khảo sát bước đầu trong thực tiễn triển khai thực hiện ở địa bàn cấp xã, có 12 tiêu chí với những nội dung chủ yếu diễn ra trong làng, bản. Như vậy, cộng đồng làng, bản giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn là gắn liền với xây dựng làng, bản văn hóa.
Ở Việt Nam, làng đã được hình thành từ thời đại đồ đá mới thuộc nền văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn cách ngày nay khoảng 10.000 năm. Làng có những sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện trong các lễ hội, các trò chơi dân gian. Làng có văn hóa xóm làng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Có nhiều loại hình làng: Làng thuần nông, làng thủ công, làng buôn, làng chài...
Các dân tộc thiểu số thường định cư thành bản, mường. Đơn vị cư trú nhỏ nhất gọi là bản. Ở Thanh Hóa, bản là của các dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ Mú còn các dân tộc Kinh, Mường, Thổ gọi đơn vị cư trú là làng. Thực tế hiện nay, để thực hiện quản lí hành chính nhà nước nên các nơi từ miền ngược đến miền xuôi đều quen gọi cộng đồng dân cư dưới cấp xã là làng, bản, thôn, xóm và trong đời sống của người dân, họ luôn nhớ tên gọi từ xa xưa của làng, bản mình.
Như vậy, việc chọn đơn vị làng, bản làm cơ sở xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN, chính là chúng ta đã trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc trong ý nghĩa chân chính của nó. Chúng ta không chỉ tôn trọng những di sản văn hóa của quá khứ mà còn biết phát huy những giá trị truyền thống của cha ông phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Theo cách hiểu của nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Anh Nhân “văn hóa làng được hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc của làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang tính chất truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử những phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng cho đến mọi tâm lí của thành viên trong làng, với những đặc trưng riêng của nó”. [25, tr.45]
Văn hóa làng là “nói đến lĩnh vực tinh thần, là một trong hai yếu tố cấu thành chỉnh thể của làng (yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần) hay nói cách khác là đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Văn hóa làng có thể khái quát là những giá trị văn hóa được cộng đồng người trong làng sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ về mặt vật chất và tinh thần trong đời sống của họ.Văn hóa làng là những giá trị truyền thống tốt đẹp, những luật tục, những quy chế đã được cộng đồng dân cư bàn bạc quy định hành vi hoạt động của con người, những quy định ấy mang đậm bản sắc văn hóa lành mạnh theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Làng văn hóa là những chuẩn mực về kinh tế xã hội do Bộ Văn hóa Thông tin qui định mà cộng đồng dân cư đã nỗ lực phấn đấu đạt được với sự công nhận của các cấp có thẩm quyền. Làng văn hóa là mốc son đánh dấu sự phát triển toàn diện về mọi mặt của cộng đồng dân cư. Trong đó, sự hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, của mỗi thành viên trong cộng đồng, sự phấn đấu nỗ lực của mỗi gia đình văn hóa là thành tố tạo nên làng văn hóa. Làng văn hóa là cụm dân cư mà trong đó các thành viên sống và làm việc theo hướng văn minh và tiến bộ”. Làng văn hóa là mục tiêu của thời hiện tại, là cái đích mà chúng ta muốn hướng tới trong quá trình đổi mới hiện nay.
Làng trong xây dựng nông thôn mới khác với làng truyền thống. Theo TS. Phạm Ngọc Trung: Làng văn hóa phải là làng quê có sức sống mới, có sự phát triển vượt bậc về các mặt tổ chức sản xuất, an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, tâm linh, tín ngưỡng đáp ứng thỏa mãn những nguyện vọng cơ bản của người dân nhưng vẫn không được tách rời những giá trị tinh hoa truyền thống dân tộc. Đó cũng chính là mục tiêu hướng đến của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống văn hóa khi xây dựng bộ tiêu chí về Nông thôn mới. Quan niệm đó được thể hiện trong công thức sau: làng văn hóa = làng truyền thống + khoa học công nghệ hiện đại. Có nghĩa là, trong làng văn hóa, đời sống vật chất của chúng ta được tăng lên gấp nhiều lần nhưng không gian văn hóa truyền thống và cái hồn quê vẫn không bị mất đi.
Phong trào xây dựng làng văn hóa của tỉnh Thanh Hoá đã thực sự trở thành một cuộc vận động văn hóa rộng lớn, có sức thu hút toàn xã hội, với sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh, góp phần làm lành mạnh môi trường sống ở các khu dân cư, các cơ quan, trường học; hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa được củng cố và tăng cường; quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy;
khả năng sáng tạo, quyền dân chủ của nhân dân được tôn trọng, nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Phong trào xây dựng làng văn hóa đã đóng góp một phần quan trọng hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, nâng cao mức sống của nhân dân hướng tới thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh trên quê hương ThanhHóa.
Hai là, quan tâm hoàn thiện các thiết chế văn hóa, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng nông thôn mới.
Các làng, bản đều có Hương ước, Quy ước tạo được mối đoàn kết trong nhân dân. Đây được xem là cơ sở pháp lý nền tảng để mọi người trong làng cùng tham gia vào công cuộc xây dựng Làng văn hóa. Nội dung của các bản Hương ước đều dựa trên tinh thần của luật pháp Việt Nam, trên tinh thần vì sự nghiệp chung của Đảng và Nhà nước. Các làng, bản vẫn giữ được những sinh hoạt văn hóa có giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từng bước khôi phục, chú trọng bảo lưu để truyền lại cho thế hệ mai sau. Hưởng ứng cuộc vận động, các làng đã nhận được sự đóng góp mạnh mẽ về tinh thần, công sức lao động và tài chính của toàn thể nhân dân. Vì nhân dân thấy được lợi ích của công cuộc xây dựng nông thôn mới và nay là làng xã văn hóa chính là phục vụ đời sống tinh thần, nâng cao dân trí, thúc đẩy kinh tế xã hội cho người dân. Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa và Làng văn hóa được triển khai rộng khắp. Xây dựng Gia đình văn hóa ở cơ sở chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm tăng cường đời sống tinh thần của người dân. Mỗi làng, bản có một số kinh nghiệm khác nhau trong việc xây dựng Gia đình văn hóa, nhưng nhìn chung đều dựa trên tinh thần của cuộc vận động đã được Đảng và Nhà nước triển khai từ nhiều năm nay. Xuất phát từ nhận thức gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội cũng vì thế mà tốt
theo. Nhiều xã trong tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng phong trào xây dựng Làng văn hóa với nhiều giải pháp như: tập trung chỉ đạo để xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu trong làng, xã đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao để nhân rộng mô hình. Thông qua việc xây dựng và công nhận làng văn hóa tiêu biểu, nhằm tôn vinh những điển hình xuất sắc, những điểm sáng về xây dựng làng văn hóa để các đơn vị khác học tập, noi theo, góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động đối với phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn toàn xã.
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa - thể thao (tiêu chí số 6), cụ thể là thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở. Như vậy, mỗi xã xây dựng nông thôn mới đều phải có thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở cấp xã, thôn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Có thể nói, thiết chế văn hóa là những công trình thuộc kết cấu hạ tầng xã hội được sử dụng cho các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - thể thao, nhằm phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đảm bảo các tiêu chuẩn như: cơ sở vật chất kỹ thuật; có tổ chức bộ máy; có hoạt động theo chức năng; có sự tham gia sinh hoạt của quần chúng nhân dân.
Với mục đích, ý nghĩa như thế, việc xây dựng cơ sở vật chất văn hóa - thể thao cơ sở trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn mới là thật sự cần thiết. Trước hết cần khẳng định việc hình thành thiết chế Nhà văn hóa cấp xã, là nơi để đáp ứng việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các câu lạc bộ, để nhân dân ở địa phương vừa sáng tạo ra các giá trị văn hóa, vừa hưởng thụ những sản phẩm văn hóa do mình sáng tạo ra, rồi lại tiếp tục sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Bên cạnh đó, Nhà văn hóa xã còn được xem là sân chơi lành mạnh, là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục cho mọi
người thông qua hình thức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, để góp phần hạn chế những tệ nạn xã hội và ảnh hưởng từ các sản phẩm văn hóa không lành mạnh, phản cảm, ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nhằm góp phần tuyên truyền vừa bảo tồn, vừa phát triển di sản văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.... Có thể nói, thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, để tìm kiếm những hạt nhân, tài năng, để đào tạo, bồi dưỡng làm nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của tỉnh nhà.
Đối với thiết chế thể thao, là cơ sở vật chất cần thiết để quần chúng nhân dân tham gia luyện tập, rèn luyện sức khỏe; để tổ chức các giải thi đấu thể thao quần chúng, giao lưu các môn thể thao. Và thông qua hoạt động thể thao cũng để phát hiện tài năng, bồi dưỡng và cung cấp vận động viên nòng cốt cho các giải thi đấu thể thao các cấp cũng như ngăn ngừa, hạn chế tệ nạn xã hội tại địa phương, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Về thiết chế Nhà văn hóa - Khu thể thao thuộc hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở của cả nước và là cơ sở tổ chức các hoạt động nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận người dân. Nhà văn hóa - Khu thể thao là cơ sở vật chất để tập hợp nhân dân phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật; là nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn trong thôn xóm; là nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác trong thôn xóm; là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân; cũng là nơi tổ chức giao lưu các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các thôn trong xã hoặc ngoài
xã..., nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ngày càng phong phú.
Ngày 22/6/2010, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3140/UBND-NN chọn 11 xã làm điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, gồm các xã: Thiệu Trung (huyện Thiệu Hoá), xã Xuân Du (huyện Như Thanh), xã Trường Sơn (huyện Nông Cống); xã Hoằng Thắng (huyện Hoằng Hoá), xã Nga An (huyện Nga Sơn), xã Thành Long (huyện Thạch Thành), xã Minh Dân (huyện Triệu Sơn), xã Xuân Giang (huyện Thọ Xuân), xã Quảng Hợp (huyện Quảng Xương,) xã Xuân Phú (huyện Quan Hoá), xã Quý Lộc (huyện Yên Định).
Thống kê các tiêu chí đã đạt được ở 11 xã điểm của tỉnh, nếu chỉ tính riêng tiêu chí về văn hóa, có 11/11 xã đạt tiêu chí số 16 (về làng văn hóa) và 04/11 xã đạt tiêu chí số 6 (về cơ sở vật chất văn hóa).
Sau khi khai trương xây dựng làng văn hóa các địa phương đã quan tâm việc xây dựng nhà văn hóa làng, các khu trung tâm văn hóa được cải tạo, nâng cấp, hoặc xây mới như: sân chơi, bãi tập, sân khấu, phòng đọc báo làng, tường rào, khuôn viên, cổng làng…Tất cả đều huy động vào sức dân, được nhân dân bàn bạc thống nhất tự nguyện đóng góp ngày công và quyên góp tiền của để xây dựng. Một số nhà văn hóa làng được xây dựng khang trang (nhà văn hóa làng Ngư, làng Ốc xã Thăng Long, huyện Nông Cống; nhà văn hóa bản Ngàm (xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn); nhà văn hóa của các làng thuộc xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, nhà văn hóa của các làng thuộc xã Nga An, huyện Nga Sơn,….
Năm 2010, toàn tỉnh hiện có 4.320 nhà văn hóa làng, 2.510 phòng đọc sách báo làng, 4.500 đội văn nghệ quần chúng, 2.400 câu lạc bộ các loại, 1.153 sân bóng đá, 2.929 sân bóng chuyền, 1.950 sân cầu lông, 1.800 bàn bóng bàn… Năm 2012, toàn tỉnh khai trương xây dựng 230 làng, bản, cơ
quan văn hoá, đạt 115% kế hoạch năm và tăng 1% so với cùng kỳ, nâng tổng số làng, bản, cơ quan văn hoá toàn tỉnh lên 6.566 đơn vị; khai trương xây dựng 20 xã văn hoá, đạt 100% kế hoạch năm, nâng tổng số xã, phường, thị trấn khai trương xây dựng đơn vị văn hoá lên 193 đơn vị.
Ba là, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đi đôi với tạo lập những giá trị văn hóa mới phù hợp với giai đoạn mới.
Khôi phục, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn khu dân cư, bao gồm vật thể và phi vật thể nhằm khích lệ tinh thần yêu