Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng phân hủy lông gia cầm của vi khuẩn bacillus cereus k13 (Trang 27)

Các số liệu thí nghiệm được phân tích thống kê bằng phần mềm Statgraphics Plus 3.1 và vẽ đồ thị bằng MS Excel 2007.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sự phát triển của vi khuẩn theo thời gian

Đường sinh trưởng của vi khuẩn thể hiện các giai đoạn phát triển của vi khuẩn trong quá trình nuôi cấy. Nhờ vào đường sinh trưởng người làm nghiên cứu có thể xác định được thời điểm thích hợp để tiến hành thực hiện các thí nghiệm.

Thí nghiệm này nhằm khảo sát sự phát triển của vi khuẩn Bacillus cereus K13 trong thời gian 7 ngày, từ đó xác định thời gian tối ưu cho quá trình nuôi cấy. Giống vi khuẩn Bacillus cereus K13 được chủng vào ba bình tam giác chứa 50ml môi trường bột lông vũ với pH 7 và ủ lắc 120 rpm ở nhiệt độ 37°C. Mỗi ngày tiến hành lấy 1ml dịch trong mỗi bình ra khảo sát sự thay đổi của mật số vi khuẩn. Thực hiện liên tục đến ngày thứ 7.

Hình 3. Biểu đồ sự thay đổi mật số vi khuẩn theo thời gian

Ghi chú: các giá trị thể hiện trên hình là trung bình của ba lần lặp lại, các giá trị có chữ khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Từ hình 3 cho thấy đường sinh trưởng và mật số của vi khuẩn B. cereus K13 trong khoảng thời gian từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7. Vi khuẩn phát triển chậm trong khoảng thời gian từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 2, mật số vi khuẩn tăng từ 3,16×107 CFU/ml lên 6,16×107 CFU/ml. Tuy nhiên kết quả phân tích thống kê cho thấy, sự khác nhau về mật số vi khuẩn ở ngày thứ 1 và thứ 2 là khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5%. Nguyên nhân có thể là do đây là khoảng thời gian đầu vi khuẩn được đưa vào môi trường mới, cần có thời gian thích nghi và tổng hợp nên hệ enzyme cần thiết để có thể phân giải nguồn dinh dưỡng của môi trường nên sự phát triển của vi khuẩn ở giai đoạn

0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 M ật s vi k hu ẩn ( × 10 7CFU /m l)

Thời gian (Ngày)

3,16 a

6,16a

22,06b 20,46 b

này không cao. Thời gian thích nghi của vi khuẩn trong điều kiện môi trường này thường dài hơn so với trong những loại môi trường khác, lý do phù hợp để giải thích cho hiện tượng này là vì cơ chất keratin là nguồn dinh dưỡng duy nhất trong môi trường và khó bị phân hủy nên cần thời gian lâu hơn. Sau khi đã thích nghi tốt với môi trường, vi khuẩn bắt đầu tăng trường rất nhanh từ ngày thứ 2 theo hàm số mũ và đạt mật số cao nhất tại ngày thứ 3 (22,06×107 CFU/ml) gấp hơn 3,5 lần so với ngày trước. Sau đó mật số vi khuẩn bắt đầu giảm nhẹ theo từng ngày và thấp nhất ở ngày thứ bảy (18,96×107 CFU/ml). Nguyên nhân có lẽ thời gian này là giai đoạn mật số vi khuẩn đạt giá trị cân bằng, số tế bào sinh ra gần bằng với số tế bào chết đi, hàm lượng dinh dưỡng bắt đầu ít dần không đủ cung cấp cho tất cả các tế bào và các chất độc sinh ra từ quá trình chuyển hóa dinh dưỡng của vi khuẩn cũng dần tích tụ nhiều hơn trong môi trường. Khi phân tích thống kê số liệu, sự khác biệt về mật số vi khuẩn trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 là không có ý nghĩa ở mức 5%, do đó để tiết kiệm thời gian thì mốc thời gian được chọn là 3 ngày. Như vậy, từ kết quả thí nghiệm, có thể kết luận thời gian nuôi cấy tối ưu cho dòng vi khuẩn Bacillus cereus K13 là 3 ngày.

Một phần của tài liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng phân hủy lông gia cầm của vi khuẩn bacillus cereus k13 (Trang 27)