Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành – đồng tháp (Trang 38)

2013

4.3.1. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế

4.3.1.1. Doanh số cho vay(DSCV)

Trong những năm qua DSCV theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành có những thay đổi đáng kể. Năm 2011 tăng 111.535 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ 18,08%. Sang năm 2012 tỷ lệ này vẫn được duy trì ở mức cao, cụ thể đã tăng 25,37% so với năm 2011 tương đương 184.754 triệu đồng. Tình hình được mô tả cụ thể ở bảng 4.5, bảng 4.6:

- Về ngành nông nghiệp

Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng đối với ngành nông nghiệp đó là trồng trọt (lúa, khoai, đậu nành,…), chăn nuôi (heo, bò), thuỷ sản. Qua bảng 4.5 và bảng 4.6 ta thấy doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp có sự tăng giảm không ổn định nhưng nếu xét về tỷ trọng thì ngành nông nghiệp có tỷ trọng đang giảm dần, năm 2010 là 376.507 triệu đồng chiếm 61,05% đến năm 2011 có tăng về số tuyệt đối thành 441.301 triệu đồng nhưng tỷ trọng đã giảm còn 60,60% trong tổng DSCV. Nguyên nhân do trong năm đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp và thương nghiệp… nhưng không đáng kể. Nổi bậc là năm 2012 thì tỷ trọng đã giảm còn 58,87% mặc dù số tuyệt đối đã tăng lên 537.455 triệu đồng tương đương đã tăng 96.154 triệu đồng so với năm 2011.

28

Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 2011/2010 2012/2011

% Số tiền % Nông nghiệp 376.507 61,05 441.301 60,60 537.455 58,87 64.794 17,21 96.154 21,79 Công nghiệp 118.180 19,16 126.155 17,32 200.551 21,97 7.975 6,75 74.396 58,97 Thương nghiệp 114.503 18,57 146.425 20,11 157.278 17,23 31.922 27,88 10.853 7,41 Ngành khác 7.540 1,22 14.384 1,98 17.735 1,94 6.844 90,77 3.351 23,30 Tổng 616.730 100 728.265 100 913.019 100 111.535 18,08 184.754 25,37

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch % Nông nghiệp 287.480 63,33 254.082 54,63 (33.398) (11,62) Công nghiệp 71.897 15,84 104.298 22,42 32.401 45,07 Thương nghiệp 82.905 18,26 97.405 20,94 14.500 17,49 Ngành khác 11.623 2,56 9.339 2,01 (2.284) (19,65) Tổng 453.905 100 465.124 100 11.219 2,47

29

Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, các hộ nuôi cá tra bắt đầu dè chừng trong việc đầu tư ao nuôi, diện tích nuôi trồng giảm mạnh mặc dù giá cá ổn định nhưng chi phí nuôi tăng lên làm lợi nhuận thu từ cá giảm mạnh. Mặc khác, ngành này cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn cho người nuôi do công tác quy hoạch vùng nuôi và liên kết giữa người nuôi và nhà chế biến chưa chặt chẽ. Điều này là rất khó khăn khi giá cá tăng nhưng nguồn cung thì khan hiếm buộc nhà chế biến phải giảm sản lượng sản xuất trong các chu kỳ tiếp theo, kéo theo ảnh hưởng không nhỏ đến người nuôi và kinh tế trong huyện. Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 cũng không thay đổi nhiều khi DSCV của ngành đã giảm 33.398 triệu đồng so với cùng kỳ, tương đương tỷ lệ 11,625. Tỷ trọng của ngành cũng đã giảm còn 54,63% so với 63,33% ở cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy chuyển dịch kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong huyện. Ngược lại với việc giảm tỷ trọng hàng năm thì DSCV vẫn tăng đều đặn nếu xét về giá trị. Điều này là do nông dân bắt đầu áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất từ khâu làm đất cho tới khâu thu hoạch, vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị như máy xới ngồi, máy cày, máy gặt xếp dãy, máy gặt đập, máy bơm nước, máy xịt thuốc,… bên cạnh đó việc xuất hiện bệnh chổi rồng trên vườn nhãn đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thu hoạch của nông dân, có vườn không cho thu hoạch được tốn kém nhiều chi phí tu bổ lại vườn cũng như chuyển đổi cây trồng. Vì thế nông dân đã tìm đến ngân hàng để có thể vay vốn tiếp tục sản xuất.

- Ngành công nghiệp

Qua bảng số liệu ta thấy DSCV của ngành công nghiệp đã tăng qua 3 năm, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì có những tăng giảm nhất định. Năm 2011 tăng 7.975 triệu đồng tương đương 6,75% so với năm 2010 tuy nhiên tỷ trong của ngành này đã giảm còn 17,32% so với 19,16% trong năm 2010. Đến năm 2012 thì số tuyệt đối cũng như tỷ trọng đã tỷ lệ thuận với nhau, cụ thể DSCV năm 2012 là 200.551 triệu đồng tăng 74.396 triệu đồng so với năm trước còn tỷ trọng của ngành trong năm cũng tăng lên thành 21,97%. Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 cũng cho thấy sự tăng mạnh của DSCV ngành công nghiệp, cụ thể đã tăng 32.401 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế huyện chuyển dần theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp theo yêu cầu của tỉnh. Ngoài ra các cơ sở ngày càng mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân cộng thêm đó là việc quy hoạch và mở rộng đầu tư đúng mức cho hệ thống chợ nông thôn từng bước vực dậy tiềm năm các ngành công nghiệp trong đó chủ yếu là chế biến thuỷ sản, lương thực thực phẩm, gốm sứ, … điển hình là việc hình thành và phát triển của cụm công nghiệp thị trấn Cái Tàu Hạ

30

- An Nhơn phần nào đã tác động không nhỏ đến tình hình công nghiệp của huyện. Vì vậy, ngân hàng đã cung cấp vốn cho những phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả khả thi điều này sẽ làm cho DSCV ngắn hạn của ngân hàng tăng qua các năm.

- Ngành thương nghiệp

Thương nghiệp là ngành đang phát triển ổn định trong những năm gần đây, điều này được thể hiện qua việc DSCV liên tục tăng trong ba năm qua. Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các cơ sở sản xuất gốm sứ, các tiểu thương (kinh doanh vải, quần áo, thuốc tây,…). Nhu cầu vay vốn của các đối tượng này ngày càng tăng. Do vị trí đặt tại 2 trung tâm của huyện cũng như tiếp giáp 2 vùng kinh tế lớn lân cận là thành phố Sa Đéc và thành phố Vĩnh Long. Vì thế sẽ có một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh (bán buôn, bán lẻ). DSCV của ngành năm 2011 là 146.425 triệu đồng tăng 31.922 triệu đồng so với năm 2010 tương đương 27,88%, sang năm 2012 con số này đã tăng thành 157.278 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,23%. DSCV qua 6 tháng đầu năm 2013 cũng tiếp tục duy trì mạch tăng của thời gian qua, cụ thể đã đạt 97.405 triệu đồng tăng 14.500 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đạt được điều này là do đây là ngành mang lại khá nhiều lợi nhuận và gặp ít rủi ro hơn so với các ngành khác, mặc khác với tình hình của huyện hiện nay khi có khá nhiều khu chợ lớn nhỏ đã tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu hàng hoá góp phần phát triển kinh tế ngành thương nghiệp. Nhìn chung DSCV của ngành thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV là do huyện vẫn là một huyện nông nghiệp khi người dân vẫn còn dựa vào nghề nông. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để phát triển tín dụng ở thị trường tiềm năng này.

- Ngành khác

DSCV có những biến động khác nhau qua các năm, chủ yếu là cầm cố và cho vay thấu chi dành cho cán bộ công nhân viên. DSCV năm 2011 đạt 14.384 triệu đồng tăng 6.844 triệu đồng so với năm 2010 tương đương tỷ lệ 90,77%, sang năm 2012 tiếp tục tăng thêm 3.351 triệu đồng tương đương 23,30% so với năm trước. Nguyên nhân biến động trên là do nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao kéo theo giá cả hàng hoá đắt đỏ, trong khi thu nhập của người dân thấp do ảnh hưởng của vụ mùa cũng như lương bổng nhưng nhu cầu đi lại, sản xuất thì không thể dừng lại nên người dân sẽ tìm đến vay ngân hàng chính điều này đã làm DSCV ngành này tăng. Tuy nhiên đến đầu năm 2013 thì đã có giảm so với cùng kỳ, cụ thể DSCV 6 tháng đầu năm

31

2013 chỉ đạt 9.339 triệu đồng so với cùng kỳ, đã giảm 2.284 triệu đồng tương đương tỷ lệ 19,65%. Điều này cho thấy nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại, đời sống người dân đang dần được cải thiện.

Qua phân tích trên ta thấy DSCV của ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV ngắn hạn. Điều này cho thấy hướng đi đúng đắn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành bởi huyện vẫn tập trung phát triển nông nghiệp. Công tác cho vay của ngân hàng rất phù hợp với phát triển kinh tế vùng nông thôn, vùng chuyên canh cây ăn trái, chăn nuôi, thuỷ sản,… Bên cạnh đó, DSCV ngành công nghiệp và thương nghiệp cũng có xu hướng tăng. Đây là những ngành có tiềm năng lớn để ngân hàng có thể chú trọng khai thác trong những năm tới.

4.3.1.2. Doanh số thu nợ (DSTN)

Bên cạnh DSCV thì DSTN cũng là một chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng. DSTN theo ngành kinh tế tăng liên tục qua ba năm cho thấy hiệu quả thu nợ của các cán bộ tín dụng. Năm 2011 DSTN là 693.051 triệu đồng tăng 115.804 triệu đồng so với năm trước tương đương tỷ lệ 20,06%. Sang năm 2012 con số này tăng lên thành 854.399 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 23,28% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 DSTN đã tăng hơn cùng kỳ 35.709 triệu đồng đạt 454.607 triệu đồng tương đương tỷ lệ 8,52%. DSTN tăng góp phần làm giảm nợ xấu của chi nhánh. Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta xem xét qua bảng 4.7 và bảng 4.8.

- Ngành nông nghiệp

DSTN ngành nông nghiệp đã tăng qua các năm. Năm 2011 khi công tác thu nợ được đẩy mạnh cùng với việc trúng mùa được giá của nông sản cụ thể là chanh, giá lúa tuy sụt giảm nhưng sau đó tăng trở lại nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước nên hầu như không ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân dẫn đến doanh số thu nợ tăng 93.742 triệu đồng tương đương 27,35% so với năm trước đạt 436.477 triệu đồng. DSTN tiếp tục tăng ở năm 2012, cụ thể ở mức 491.848 triệu đồng đã tăng 55.371 triệu đồng tương đương tỷ lệ 12,69% so với năm 2011. Nguyên nhân là do huyện đã từng bước đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào trong sản xuất, góp phần giảm giá thành, tăng thu nhập cho nông dân.

32

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 2011/2010 2012/2011

% Số tiền % Nông nghiệp 342.735 59,37 436.477 62,98 491.848 57,57 93.742 27,35 55.371 12,69 Công nghiệp 113.043 19,58 115.559 16,67 186.172 21,79 2.516 2,23 70.613 61,11 Thương nghiệp 114.547 19,84 128.118 18,49 157.828 18,47 13.571 11,85 29.710 23,19 Ngành khác 6.922 1,20 12.897 1,86 18.551 2,17 5.975 86,32 5.654 43,84 Tổng 577.247 100 693.051 100 854.399 100 115.804 20,06 161.348 23,28

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch % Nông nghiệp 278.423 66,47 248.850 54,74 (29.573) (10,62) Công nghiệp 62.138 14,83 100.377 22,08 38.239 61,54 Thương nghiệp 68.127 16,26 98.013 21,56 29.886 43,87 Ngành khác 10.210 2,44 7.367 1,62 (2.843) (27,85) Tổng 418.898 100 454.607 100 35.709 8,52

33

Bên cạnh đó chăn nuôi phát triển ổn định, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng được quan tâm triển khai thực hiện, dịch bệnh không xảy ra giúp tăng năng suất cũng như thu nhập cho người dân, tạo điều kiện để tất toán nợ vay. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN đã giảm so với cùng kỳ, cụ thể chỉ đạt 248.850 triệu đồng giảm 29.573 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương đương tỷ lệ giảm 10,62%. Lý giải điều này là do sản xuất nông nghiệp những tháng đầu năm đã gặp không ít khó khăn do lũ nhỏ trong năm 2012 nên một số lớn diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, vào thời điểm lúa vụ Đông Xuân trỗ do gặp thời tiết lạnh nên đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; bên cạnh mất mùa thì việc rớt giá nông sản (lúa) trong những tháng đầu năm và tiếp tục giảm khi vào mùa thu hoạch lúa Đông Xuân, mặc dù sau đó Chính phủ đã có chính sách thu mua lúa gạo tạm trữ và duy trì cho đến nay nhưng mức tăng này không nhiều nên làm thu nhập người dân giảm theo làm ảnh hưởng rất lớn đến việc trả nợ vay cho ngân hàng.

- Ngành công nghiệp

Nhìn chung DSTN của ngành này tăng qua từng năm, đặc biệt trong năm 2012 DSTN là 186.172 triệu đồng tăng 70.613 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tỷ lệ 61,11%. Nguyên nhân DSTN tăng là do một sô ngành công nghiệp đang dần ổn định và có chiều hướng tăng tích cực, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2012 của toàn tỉnh tăng 7,81% so với năm 2011 đặc biệt các sản phẩm chủ yếu như thuỷ sản đông lạnh, xay xát, lau bóng gạo,… đều tăng thấp.

Tình hình công nghiệp chung cả nước đều chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, huyện Châu Thành cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó tuy nhiên UBND huyện đã kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giúp giá trị sản xuất công nghiệp tăng 2,5% so với cùng kỳ tính đến ngày 20/11/2012.

Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN vẫn duy trì đà tăng so với năm trước, DSTN kỳ này ở mức 100.377 triệu đồng tăng 38.239 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đạt được điều này là do UBND huyện đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách Nhà nước. Chính điều này đã hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn yên

34

tâm tiếp tục ổn định sản xuất và duy trì nhịp độ tăng trưởng từ đó giúp việc thu nợ của ngân hàng được dễ dàng hơn.

- Ngành thương nghiệp

DSTN về ngành thương ngiệp của ngân hàng tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2011 đạt mức 128.118 triệu đồng đã tăng 13.571 triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2012 con số này tăng lên thành 157.828 triệu đồng tương đương tăng 23,19% so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường để tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN đạt 98.013 triệu đồng tăng 29.886 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước tương đương tăng 43,87%. Điều này cho thấy ngân hàng đã có hướng đầu tư tương đối hiệu quả vào ngành này.

- Ngành khác

Qua ba năm thì DSTN của ngành này cũng biến động tăng dần qua từng năm điều này cho thấy khách hàng của ngành này ít rủi ro hơn bởi ngành này ngân hàng chủ yếu cho vay cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm) và vay thấu chi dành cho cán bộ viên chức có bảng lương cụ thể. Điều này giúp cho việc thu nợ dễ dàng hơn giúp DSTN của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành – đồng tháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)