2013
4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung. Nó không những giúp cho ngân hàng tổ chức hoạt động mà còn đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế và góp phần kinh tế xã hội đất nước. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển. Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng chiếm trên 80%, là nguồn vốn bảo đảm hoạt động cho vay của ngân hàng và chi phí huy động thấp hơn so với việc huy động khác.
Qua bảng 4.1 và 4.2 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng đều tăng qua từng năm, đáng chú ý là năm 2011 đã tăng thêm 36.970 triệu đồng tương đương tăng 11,39% so với năm 2010 mặc dù vốn HĐ trung và dài hạn và vốn điều chuyển đã giảm (vốn HĐ trung và dài hạn đã giảm 4.803 triệu đồng với tỷ lệ giảm 21,72%, vốn điều chuyển giảm 78,82 triệu đồng tương đương giảm 78,82%) bởi vì sự tăng mạnh của vốn HĐ ngắn hạn là 74.349 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 32,44%. Mức tăng này đã được nâng cao ở năm 2012 khi các chỉ tiêu đều tăng mạnh, đạt 467.229 triệu đồng tăng 105.684 triệu đồng tương đương tỷ lệ 29,23%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì nguồn vốn của ngân hàng tăng thêm 181.644 triệu đồng tương đương tỷ lệ 81,69% so với cùng kỳ. Vốn HĐ ngắn hạn đã tăng mạnh qua ba năm, năm 2010 là 229.171 triệu đồng sang năm 2011 tăng lên thành 303.520 triệu đồng và đạt mốc 350.347 triệu đồng ở năm 2012.
21
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoại 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng 2010 2011 2012 Chênh lệch
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền 2011/2010 % Số tiền 2012/2011 %
1. Vốn huy động 280.046 86,28 352.113 97,39 449.624 96,23 72.067 25,73 97.511 27,69 - Không kỳ hạn 29.219 9,00 31.640 8,75 70.243 15,03 2.421 8,29 38.603 122,01 - Ngắn hạn 229.171 70,61 303.520 83,95 350.347 74,98 74.349 32,44 46.827 15,43 - Trung và dài hạn 21.656 6,67 16.953 4,69 29.034 6,21 (4.703) (21,72) 12.081 71,26 2. Vốn điều chuyển 44.529 13,72 9.432 2,61 17.605 3,77 (35.097) (78,82) 8.173 86,65 Tổng nguồn vốn 324.575 100 361.545 100 467.229 100 36.970 11,39 105.684 29,23
Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 6T/2012 6T/2013 Số tiền Chênh lệch
% 1. Vốn huy động 217.423 97,78 400.152 99,05 182.729 84,04 - Không kỳ hạn 18.920 8,51 42.198 10,45 23.278 123,03 - Ngắn hạn 189.305 85,14 278.526 68,94 89.221 47,13 - Trung và dài hạn 9.198 4,14 79.428 19,66 70.230 763,54 2. Vốn điều chuyển 4.927 2,22 3.842 0,95 (1.085) (22,02) Tổng nguồn vốn 222.350 100 403.994 100 181.644 81,69
22
Ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng vốn HĐ ngắn hạn chiếm 68,94% trong tổng nguồn vốn đã thấp hơn so với cùng kỳ (tỷ trọng vốn HĐ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 là 85,14%. Điều này cho thấy do người dân đã yên tâm hơn khi gửi tiền có kỳ hạn dài hơn để thu được lãi nhiều hơn do sự ổn định của lãi suất.
- Vốn huy động
Khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại không tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Như vậy, hoạt động huy động vốn không chỉ quan trọng đối với chính ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Vốn huy động có vai trò chủ đạo mang tính chất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn dồi dào mới đảm bảo được nhu cầu vốn của khách hàng, nếu không ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng. Do đó, ngân hàng cần phải tạo cho nguồn vốn luôn ổn định, phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng. Để đảm bảo vốn trong cho vay, trong những năm gần đây NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành không ngừng mở rộng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng.
+ Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh huy động được trong năm 2010 là 29.219 triệu đồng chiếm 9,00% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 con số này đã tăng lên 31.640 triệu đồng tăng thêm 8,29% so với năm 2010 chiếm 8,75% trong tổng nguồn vốn năm 2011. Đến năm 2012 thì tiền gửi không kỳ hạn đã tăng mạnh lên thành 70.243 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 122,01% so với năm 2011 và chiếm 15,03% trong tổng nguồn vốn năm 2012. Nhìn chung tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng, không có nhiều sự thay đổi qua các năm.
+ Tiền gửi ngắn hạn
Nhìn chung tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng đều tăng qua ba năm, luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 là 229.171 triệu đồng chiếm 70,61% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2011 con số này tăng lên thành 303.520 triệu đồng, tăng 32,44% so với năm 2010 và chiếm 83,95% trong tổng nguồn vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn ở mức 189.305 triệu đồng, chiếm 85,14% trong tổng nguồn vốn, con số này được tăng lên thành 278.526 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 và chiếm 68,94% trong cơ cấu. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhưng có xu
23
hướng giảm bởi khách hàng đã dần chuyển sang gửi tiền có kỳ hạn dài hơn khi lãi suất của tiền gửi ngắn hạn giảm được áp trần lãi suất huy động còn lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng do ngân hàng tự quyết định.
+ Tiền gửi trung và dài hạn
Loại tiền gửi này có những thay đổi liên tục qua từng năm, cụ thể năm 2011 là 16.953 triệu đồng đã giảm 4.703 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do lãi suất tăng và có nhiều biến động, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên người dân đã chuyển sang gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hơn để kịp thời điều chỉnh khi lãi suất thay đổi. Đến năm 2012 thì tình trạng này đã thay đổi tích cực, tiền gửi trung và dài hạn đạt 29.034 triệu đồng chiếm 6,21% trong tổng nguồn vốn, tăng 12.081 triệu đồng so với năm trước. Đà tăng này tiếp tục được duy trì ở 6 tháng đầu năm 2013, đạt 79.428 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,66%, tăng 70.230 triệu đồng tương đương tăng 763,54%. Sở dĩ khoản tiền gửi trung và dài hạn tăng về số tuyệt đối và tỷ trọng là do lãi suất huy động giảm, lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng do ngân hàng tự quyết định nên tiền gửi được chuyển sang kỳ hạn dài hơn. Khi lãi suất giảm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhất thời của khách hàng, chẳng hạn rút tiền gửi ra hay chưa mạnh dạn gửi thêm… nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì người gửi tiền sẽ thích ứng và chấp nhận lãi suất mới nên sẽ gửi tiền trở lại. Bên cạnh đó các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng thì đang bấp bênh hoặc khó sinh lời như trước và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chọn gửi tiền cho ngân hàng là kênh đầu tư mang lại thu nhập ổn định.
- Vốn điều chuyển
Từ bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển đã giảm đáng kể qua từng năm, vốn điều chuyển năm 2010 là 44.529 triệu đồng đã giảm 35.097 triệu đồng ở năm 2011 tương đương giảm 78,82%, đến năm 2012 thì đã tăng 8.173 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng thêm 86,665% nhưng nhìn chung vẫn giảm so với năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm thêm 1.085 triệu đồng so với cùng kỳ, tương đương tỷ lệ 22,02%. Đây là sự thay đổi tích tực của ngân hàng, do ngân hàng đã tăng cường công tác huy động vốn đồng thời kinh tế cả nước cũng đang ổn định, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách để kiềm chế lạm pháp, hỗ trợ vay vốn cho người dân đầu tư sản xuất làm cho đời sống người dân dần được cải thiện nên có nhiều tiền nhàn rỗi để gửi vào ngân hàng do đó vốn huy động của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân làm cho lượng vốn điều chuyển giảm xuống.
24