2013
4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM
Ngân hàng nói chung nếu muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi ngân hàng huy động được vốn, để có thể tạo ra lợi nhuận, hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp cho hoạt động kinh doanh, thì ngân hàng thương mại kinh doanh với hình thức sử dụng vốn huy động được để cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng đem lại khoảng 80% tổng thu cho ngân hàng. Hoạt động này gặp khá nhiều rủi ro nhưng ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình cho hoạt động này vì nó là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành là một ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu đang hoạt động trên địa bàn huyện. Từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động như điều kiện thời tiết, đi lại, dịch bệnh, giá cả, lạm phát,.. nhưng các cán bộ ngân hàng đã cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ mà ngân hàng Tỉnh giao và góp phần tạo sự phát triển ổn định nền kinh tế huyện nhà.
- Doanh số cho vay
Qua bảng 4.3 ta thấy DSCV của ngân hàng liên tục tăng qua mỗi năm, dao động khoảng 20% mỗi năm. Cụ thể năm 2011 DSCV đạt 756.876 triệu đồng, tăng 19,07% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì DSCV đạt 930.150 triệu đồng tăng 173.274 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tỷ lệ 22,89%. Theo số liệu đầu năm 2013, DSCV 6 tháng đầu năm 2013 tăng 9.835 triệu đồng so với cùng kỳ, đạt mức 480.247 triệu đồng. Nguyên nhân do ngày 10/03/2011 UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành quyết định 202/QĐ-UBND- HC với chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân bằng hình thức đầu tư tín dụng, cho vay hỗ trợ lãi suất, bên cạnh đó ngân hàng còn cho nông dân vay vốn mở rộng các mô hình sản xuất, đưa cơ giới hoá vào nông nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời mạnh dạn cho vay với những khách hàng mới, tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng quy mô sản xuất để có thể đạt hiệu quả tốt hơn. Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, luôn trên 95%. Điều này cũng dễ thấy bởi khách hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thường mang tính thời vụ ngắn hạn, thu hồi vốn ngắn nên cho vay ngắn hạn sẽ bổ sung kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất. Nguồn vốn này sẽ giúp khách hàng tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính trong thời buổi kinh tế khá khó khăn như hiện nay.
25
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 635.636 100 756.876 100 930.150 100 121.240 19,07 173.274 22,89
a) Ngắn hạn 616.730 97,03 728.265 96,22 913.019 98,16 111.535 18,08 184.754 25,37 b) Trung hạn 18.906 2,97 28.611 3,78 17.131 1,84 9.705 51,33 (11.480) (40,12) 2. Doanh số thu nợ 593.960 100 719.203 100 871.074 100 125.243 21,09 151.871 21,12 a) Ngắn hạn 577.247 97,19 693.051 96,36 854.399 98,09 115.804 20,06 161.348 23,28 b) Trung hạn 16.713 2,81 26.152 3,64 16.675 1,91 9.439 56,48 (9.477) (36,24) 3. Tổng dư nợ 311.286 100 348.959 100 408.035 100 37.673 12,10 59.076 16,93 a) Ngắn hạn 286.073 91,90 321.287 92,07 379.907 93,11 35.214 12,31 58.620 18,25 b) Trung hạn 25.213 8,10 27.672 7,93 28.128 6,89 2.459 9,75 456 1,65 4. Nợ xấu 5.177 100 5.746 100 4.968 100 569 10,99 (778) (13,54) a) Ngắn hạn 3.862 74,60 4.791 83,38 4.517 90,92 929 24,05 (274) (5,72) b) Trung hạn 1.315 25,40 955 16,62 451 9,08 (360) (27,38) (504) (52,77)
26
Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền %
1. Doanh số cho vay 470.412 100 480.247 100 9.835 2,09
a) Ngắn hạn 453.905 96,49 465.124 96,85 11.219 2,47 b) Trung hạn 16.507 3,51 15.123 3,15 1.384) (8,38) 2. Doanh số thu nợ 434.761 100 466.023 100 31.262 7,19 a) Ngắn hạn 418.898 96,35 454.607 97,55 35.709 8,52 b) Trung hạn 15.863 3,65 11.416 2,45 (4.447) (28,03) 3. Tổng dư nợ 384.610 100 422.259 100 37.649 9,79 a) Ngắn hạn 356.294 92,64 390.424 92,46 34.130 9,58 b) Trung hạn 28.316 7,36 31.835 7,54 3.519 12,43 4. Nợ xấu 2.699 100 4.906 100 2.207 81,77 a) Ngắn hạn 2.387 88,44 4.500 91,72 2.113 88,52 b) Trung hạn 312 11,56 406 8,28 94 30,13
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
- Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng qua ba năm, tỷ lệ tăng khoảng 21%. Năm 2010 là 593.960 triệu đồng tăng thêm 125.243 triệu đồng ở năm 2011 tương đương tỷ lệ 21,09%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ tăng có giảm, chỉ tăng 7,19% so với cùng kỳ năm 2012 đạt mức 466.023 triệu đồng. Sở dĩ DSTN của ngân hàng tăng là do cán bộ tín dụng đã tăng cường hoạt động thu nợ đối với các khoản vay được gia hạn, các khoản vay trung hạn cụ thể năm 2011 DSTN trung hạn tăng 9.439 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó cũng do khách hàng tích cực tìm cách trả nợ vay để lấy uy tín đối với ngân hàng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các lần vay sau này.
- Dư nợ
Nhìn chung qua ba năm thì dư nợ của ngân hàng đều tăng trên 10%, năm 2011 là 348.959 triệu đồng tăng 37.673 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ 21,10%. Tỷ lệ này được tăng mạnh hơn ở năm 2012 đạt mức 408.035 triệu đồng, tăng thêm 59.076 triệu đồng so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng 37.649 triệu đồng tương đương 9,79% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có thể thấy dư nợ ngắn hạn và trung hạn đều tăng qua từng năm và tỷ trọng vẫn không biến đổi nhiều khi dư nợ ngắn hạn vẫn trên 90% đặc biệt
27
năm 2012 lên tới 93,11%. Nguyên nhân do khác hàng cũ của ngân hàng vẫn luôn tin tưởng và tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu về vốn đề bù đắp những thiếu hụt tạm thời. Bên cạnh những khách hàng thường xuyên thì ngân hàng cũng thu hút được không ít khách hàng mới để tăng DSCV qua các năm.
- Nợ xấu
Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua ba năm đã có những sự biến động không ổn định, từ năm 2010 đến năm 2011 mức nợ xấu đã tăng 569 triệu đồng lên thành 5.746 triệu đồng tương đương tỷ lệ 10,99%. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì mức nợ xấu đã giảm xuống còn 4.968 triệu đồng với tỷ lệ giảm 13,54% so với năm 2011. Có được điều này là do trong năm 2012 thì các hộ sản xuất nông nghiệp đã có một mùa vụ tương đối được mùa nên phần nào đã trả bớt được nợ vay trong khi đó các ao nuôi cá tra thì chủ ao lại đắn đo khi giá cá trả giảm, điều này ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu của ngân hàng, tuy có phần giảm nhưng không đáng kể.