Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty co.opmart cần thơ (Trang 66)

TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI 5.1. MỘT SỐ MẶT TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

Khả năng thanh toán của doanh nhiệp tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp: Trong giai đoạn năm 2010 – 2012 khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã có phần cải thiện trong t ng kỳ nhưng sự cải thiện này chưa đáng kể. Các khoản phải thu tuy có tăng nhưng tăng với lượng rất ít và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong phần tài sản, ngược lại thì khoản phải trả tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn rất thấp. Ngoài ra, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp giảm rất mạnh là ảnh hưởng rất lớn khả năng thanh toán tạm thời của doanh nghiệp. Những điểm này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt: Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao nguyên nhân do giá cả đầu vào của nhà cung cấp tăng cao hơn so với các kỳ trước. Ngoài ra, các chỉ số hoạt động chưa tương ứng, phải thu khách hàng tăng dần chứng tỏ công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Suất sinh lời của tài sản cố định và t nguồn vốn chủ sở hữu với tốc độ còn chậm. T trên chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp không hiệu quả.

Hàng tồn kho cao: Qua kết quả phân tích tình hình tài chính thấy rằng trong 3 năm t năm 2010 đến năm 2012 hàng tồn kho của công ty xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn của công ty. Nguồn vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho, không tạo được doanh thu trong thời gian dài. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp để cho hàng tồn kho luôn giữ mức ổn định nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHÍNH CỦA CÔNG TY

Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của công ty Co.opMart Cần Thơ cho ta thấy rằng doanh thu của công ty tăng liên tục kéo theo đó lợi nhuận cũng tăng theo. Tuy nhiên, tình hình tài chính của doanh nghiệp còn rất nhiều tồn tại đã được nêu ra ở phần trên, những tồn tại đó đã ảnh hưởng rất nhiều về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

 Nâng cao khả năng thanh toán của công ty

- Tỷ số thanh toán tức thời của công ty rất thấp, để nâng cao khả năng thanh toán trong ngắn hạn công ty nên phân tích công nợ và khả năng thanh toán. Đồng thời, công ty phải có kế hoạch dự trữ tiền mặt hợp lý tạo nên tính thanh khoản nhanh cho công ty bằng cách rút tiền t ngân hàng về nhập quỹ

tiền mặt hoặc nâng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tài sản ngắn hạn để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng khi cần thiết.

- Tăng thu nhập bằng tiền t các hoạt động khác như thanh lý các tài sản đã hao mòn, không được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc không tạo ra lợi nhuận cho công ty.

- Công ty cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với công ty lâu hơn.

- Ngoài ra, thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc thu hồi tiền, đưa ra các chương trình ưu đãi để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm, đều đặn, để lượng tiền đó được sớm vào tái sử dụng và đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho công ty.

 Quản lý hiệu quả sử dụng vốn

- Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền: đảm bảo chi tiêu tiền mặt ở mức độ không quá cao để công ty có lượng tiền nhàn rỗi đủ lớn, tuy nhiên cũng không quá thấp để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.

- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu: Công ty phải thường xuyên phân tích các khoản nợ quan trọng của khách hàng theo thời gian thanh toán, xác định các khoản nợ quá hạn, thúc đẩy việc thu hồi các khoản nợ này. Đồng thời thông báo công nợ và thời hạn thanh toán đến khách hàng một cách thường xuyên và liên tục.

- Công ty cần có những chính sách ưu đãi cho khách hàng như chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại… cho khách hàng trả tiền hàng sớm, trả đúng hạn. Ngoài ra, công ty cần có những chính sách thưởng đãi ngộ cho những nhân viên thu hồi được nợ để giảm tổn thất cho doanh nghiệp khi bị chiếm dụng vốn quá lâu.

- Các khoản phải trả: Công ty cần phải theo dõi thường xuyên các khoản nợ với t ng chủ nợ, kiểm tra xem khoản nào có thể chiếm dụng được khoản nào không thể chiếm dụng, khoản nào cần thanh toán trước để tăng sự tin cậy của công ty với các đối tác. Đặc biệt, công ty cần thanh toán các khoản nợ công nợ với ngân sách đúng hạn nhằm thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đối với Nhà Nước.

- Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời phân cấp quản lý tài sản cho các bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản.

 Tăng cườngquản lý hàng tồn kho

Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty trong những năm qua. Vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ hơn.

- Công ty cần nắm bắt nhu cầu: tập hợp các số liệu về lượng hàng bán ra trong thực tế, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết… Đồng thời, quan sát sự biến động của thị trường, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi mà doanh nghiệp có điều chỉnh và dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai.

- Ngoài việc phân tích và dự đoán nhu cầu tiêu thụ, công ty cần đánh giá công suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa (đầu vào) t các đối tác. Nếu các yếu tố trên đều theo hướng thuận lợi và doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường không biến động nhiều thì công ty chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu giá cả đầu vào thay đổi hay thị trường có sự biến động thì việc tồn kho phải được tính toán kỹ.

- Công ty cần nắm rõ kế hoạch mua hàng trong t ng giai đoạn nhằm có kế hoạch dự trữ kinh doanh hợp lý. Tăng cường nhân viên tiếp thị nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm ra những nguồn nguyên liệu mới với giá cả hợp lý, chất lượng tốt để ký hợp đồng với nhà cung cấp nhằm ổn định giá cả đầu vào và giảm giá thành sản phẩm.

- Xác định thời điểm đặt hàng để công ty luôn chủ động được nguồn hàng. Dự trữ lượng hàng sẽ bán được trong thời gian chờ đợi và cả hàng cần dự phòng trong trường hợp rủi ro. Ưu tiên dự trữ những mặt hàng bán chạy.

- Ngoài ra thì doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ hơn nữa quy trình xuất nhập kho, để đảm bảo chất lượng của các hàng tồn, những hàng hóa không còn đảm bảo chất lượng thì nhanh chóng thanh lý hoặc bán gấp để giảm bớt chi phí lưu kho nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện nhiều hơn nữa các chương trình khuyến mãi ưu đãi khách hàng, chiết khấu cho khách hàng mua nhiều với lượng tiền lớn, các chương trình mua hàng tặng kèm quà để bán các hàng hóa nhanh hơn để giảm bớt phần chi phí lưu hàng trong kho.

 Ngoài việc đưa ra các giải pháp khắc phục với những tồn tại trên thì công ty cần phải có những biện pháp giữ vững nhịp độ tăng của chỉ tiêu lợi nhuận.

- Đối với khách hàng truyền thống thì công ty phải thường xuyên giữ vững uy tín bằng việc bán hàng và giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần.

- Quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề. Nhân viên bán hàng nhiệt tình năng động, có đủ sức khỏe, biết cách ứng xử và giải quyết các thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, cần phải có những chính sách khen thưởng đối với nhân viên làm việc tốt và có tính sáng tạo trong công việc, để đưa đưa ra các giải pháp giúp công ty phát triển đi lên.

- Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bán hàng lưu động nhằm quảng bá thương hiệu đến vùng sâu vùng xa nhằm tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Mở thêm các cửa hàng với quy mô v a và nhỏ đến các huyện, các trung tâm đông dân cư để đáp ứng nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng.

- Xây dựng chiến lược giá cả linh hoạt hướng vào chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời cũng hướng vào thị trường nhằm ổn định và thâm nhập mở rộng thị trường. Đa dạng các sản phẩm tặng kèm như áo mưa, đồ chơi trẻ em, các vật dụng nhà bếp, tổ chức các chương trình với giải thưởng lớn, tham gia xổ số hàng tháng hàng quý…

Tóm lại, với những biện pháp được nêu trên tôi mong rằng sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý và kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và ổn định hơn nữa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Vai trò phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp, là công việc nên và thường xuyên thực hiện nếu doanh nghiệp muốn biết nguyên nhân của sự tăng trưởng hay suy giảm một chỉ tiêu nào đó trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của Công ty Co.opMart Cần Thơ đã rút ra những nhận định sau:

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp nhìn chung khả quan, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong các kỳ liên tiếp, lợi nhuân tăng theo t ng năm và doanh thu luôn đạt ở mức cao. Tuy nhiên bên cạnh đó thì tình hình tài chính của doanh nghiệp cần cải thiện một số chỉ tiêu quan trọng để cho doanh nghiệp luôn ở mức ổn định và hoạt động có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

- Doanh nghiệp có thể thực hiện những biện pháp đã nêu ở trên để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn lành mạnh, luôn đủ sức để chóng chọi những sự cố bất ngờ xảy ra. Tuy vậy doanh nghiệp đã đạt được những thàng tích tốt trong việc kinh doanh chứng tỏ việc đưa ra những chiến lược kinh doanh của cán bộ quản lý là hợp lý.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Saigon-co.op

- Luôn phải có kế hoạch tài chính để ứng phó kịp thời trong tất cả các tình huống xảy ra, tăng cường theo dõi thị trường, năng cao năng lực cạnh tranh.

- Phải bám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhất là khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bán hàng và quảnh bá thương hiệu của doanh nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, phát triển nâng cao đội ngũ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp để có các giải pháp quản lý tốt hơn.

6.1.3. Đối với chính quyền địa phương

- Đơn giản hóa các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính hợp pháp, giúp công ty rút ngắn thời gian, hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình.

- Có biện pháp hỗ trợ công ty trong việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho công tác bán hàng lưu động, mở rộng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu chi

tiêu của người dân và hỗ trợ định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

2. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Tái bản lần thứ năm. Tp.HCM: Nhà xuất bản thống kê.

3. Nguyễn Văn Công, 2010. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn Trung Tính, 2010. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long. Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Tái bản lần thứ ba. Tp.HCM: Nhà xuất bản lao động-xã hội.

6. Thạch Thị Sa Thanh, 2012. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần chế biến thủy sản Hiệp Thanh Thốt Nốt, Cần Thơ. Đại học Cần Thơ. X

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty co.opmart cần thơ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)