4.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Tài sản là vốn kinh doanh cơ bản không thể thiếu dùng để hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp cũng như trong một công ty bất kỳ. Tài sản còn phản ánh quy mô hoạt động của công ty, và một phần phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty. Và qua các năm tình hình hoạt động của công ty thay đổi thì tình hình tài sản của một công ty cũng biến động theo.
Để biết được chính xác hiệu quả hoạt động của một công ty qua một thời kỳ sản xuất kinh doanh thì ta phải tiến hành phân tích. Phân tích biến động các khoản mục tài sản cung cấp cho nhà quản trị nhìn về quá khứ sự biến động tài sản của công ty nhằm tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tình hình tài sản thường tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều dọc và chiều ngang.
a. Phân tích biến động theo chiều dọc (thời gian)
Nhìn vào bảng số liệu thể hiện tình hình tài sản bên dưới, ta dễ dàng thấy được tình hình tài sản của công ty biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Và tài sản dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao hơn tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty.
- Năm 2010, công ty đã bắt đầu sản xuất và kinh doanh thêm sản phẩm bánh mì nên đã mua sắm thêm một số máy móc thiết bị bảo quản dự trữ phục vụ cho quầy bánh mì như: kho trữ mát, thiết bị sản xuất bánh mì, dây chuyền sản xuất bánh mì, tủ đông Sanyo 06 cửa, hệ thống máy rửa chén Winterhalter- GS 501… Ngoài ra, còn mua sắm thêm một số thiết bị dụng cụ quản lý như: hệ thống chống đột nhập, hệ thống quản lý bãi xe điện tử, hệ thống hút khói mùi… nhằm phục vụ cho công tác kinh doanh và quản lý của công ty.
- So với năm 2010, tổng tài sản trong năm 2011 đã tăng lên 319 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 1,1%. Trong năm này công ty đã mua sắm một số tài sản dài hạn như: xe tải Mitsubishi 1,6 tấn và một số quầy kệ trưng bày nhằm phục vụ cho công tác bán hàng lưu động đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó còn có hệ thống cấp gas tập trung cho quầy thực phẩm nấu chín, tủ trưng bày mát Arneg cho quầy tươi sống, hệ thống quản lý bãi giữ xe… nên làm cho lượng tài sản trong năm tăng lên.
- Sang năm 2012 tổng tài sản tiếp tục tăng lên với tỷ lệ 5,3%, tức tăng 1.599 triệu đồng so với năm 2011. Trong năm này công ty tích cực mua sắm thêm một số tài sản như: hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống xử lý nước thải, máy chủ Sever, kệ kho khung thép… Một số công cụ
dụng cụ như: hệ thống CPU máy tính, máy scan mã vạch cầm tay, quầy kệ cho quầy may mặc, máy in màu cho bộ phận quảng cáo khuyến mãi, máy lạnh cho phòng sơ chế, ụ trưng bày khuyến mãi cho quầy may mặc, máy ghi âm cho tổ chăm sóc khách hàng… để bắt nhịp kịp thời cùng với xu hướng thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới của Saigon-co.op. T đó đã làm cho tổng tài sản của công ty tăng nhanh hơn năm trước đó.
Điều này cho thấy quy mô vốn của công ty ngày càng tăng lên, khả năng quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong thời gian sắp tới.
Tổng tài sản của công ty có sự khác nhau là do sự thay đổi nhiều khoản mục ta xem xét bảng 4.1 trang 23 để thấy rõ hơn về vấn đề này:
Tài sản ngắn hạn: là tài sản trong quá trình sản xuất và lưu thông, chúng không ng ng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đây là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính đơn vị.
Trong năm 2010 tài sản ngắn hạn của công ty đạt 12.809 triệu đồng, sang năm 2011 thì tài sản ngắn hạn tăng lên 1.129 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 8,8%. Nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn tăng là do các khoản mục hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, tài sản dài hạn khác tăng lên.
Sang năm 2012 tài sản ngắn hạn giảm xuống với số tiền 380 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ giảm là 2,7%. Khoản mục này giảm so với năm 2011 là do sự thay đổi của các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm xuống tương ứng.
Cụ thể như sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Có xu hướng giảm dần trong giai đoạn t năm 2010 đến năm 2012, giảm nhiều nhất là trong năm 2012 với số tiền là 592 triệu đồng. Sở dĩ trong năm 2012 khoản mục trên giảm nhiều như vậy (giảm 20,5%) là do công ty đã đưa lượng tiền vào quá trình hoạt động kinh doanh nhằm khẳng định bộ nhận diện thương hiệu mới như một số trang thiết bị như máy scan mã vạch, sào inox… Thay đổi bao bì mẫu mã hàng hóa, cải tiến sản phẩm, cũng như thay đổi và trang trí lại không gian mua sắm mới như quảng cáo khuyến mãi, thay đổi logo, với khẩu hiệu mới “Gắn kết và sẻ chia với lòng tận tâm phục vụ”… T đó làm cho lượng tiền tại quỹ của công ty giảm trong thời gian gần đây.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản mục quan trọng đáp ứng nhu cầu thanh toán sau vốn bằng tiền. Khoản mục này nhiều hay ít thì tùy vào tình hình kinh doanh của đơn vị. Nếu tăng sản lượng cung cấp hàng hóa dịch vụ thì tăng khoản phải thu là điều tất nhiên nhưng phải ở mức chấp nhận được. T bảng trên ta thấy khoản mục này biến đổi tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) A. TSNH 12.809 13.938 13.558 1.129 8,8 (380) (2,7) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.209 2.892 2.300 (317) (9,9) (592) (20,5) 1. Tiền 3.209 2.892 2.300 (317) (9,9) (592) (20,5) 2. Các khoản tương đương tiền - - - - II. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.502 1.454 2.114 (1.048) (41,9) 660 45,4 1. Phải thu KH 977 721 1.081 (256) (26,2) 360 49,9 2. Trả trước cho người bán 3 16 285 13 433,3 269 1.681,3 3. Phải thu khác 1.521 715 770 (806) (53) 55 7,7 III. HTK 6.986 8.523 8.509 1.537 22 (14) (0,2) IV. TSNH khác 111 1.086 633 975 878,4 (453) (41,7) 1. Thuế GTGT được khấu tr - 497 82 - - (415) (83,5) 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 111 433 271 322 290,1 (162) (37,4) 3. Tài sản ngắn hạn khác - 137 279 - - 142 103,6 B. TSDH 17.153 16.342 18.321 (811) (4,7) 1.979 12,1 I. TSCĐ 16.425 14.697 16.438 (1.728) (10,5) 1.741 11,8 1. Nguyên giá 19.754 20.400 22.405 646 3,3 2.005 9,8 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 4.769 6.251 7.909 1.481 31,1 1.659 26,5 II. TSDH khác 727 1.645 1.882 918 126,3 237 14,4 TỔNG TÀI SẢN 29.962 30.281 31.880 319 1,1 1.599 5,3
+ Năm 2011 khoản mục này đã giảm 1.048 triệu đồng ứng với tỷ lệ là 41,9% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 chỉ tiêu “phải thu khách hàng” giảm 256 triệu đồng và khoản mục “phải thu khác” giảm 806 triệu đồng so với năm 2010, do trong thời gian này công ty giảm cách thức bán hàng theo phương thức trả chậm, khách hàng thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt nên làm giảm đi các khoản phải thu.
+ Đến năm 2012 thì khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 660 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ là 45,4% so với năm 2011. T sau thay đổi thương hiệu mới lượng khách hàng đến với công ty ngày một tăng lên, để kích thích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn ngoài việc đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá và nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng thiết thực. Công ty còn thay đổi chính sách bán hàng như chấp nhận thanh toán bằng chuyển khoản, cho phép khách hàng thanh toán chậm, thanh toán bằng phiếu mua hàng… nên đã làm cho khoản mục “khoản phải thu khách hàng” tăng lên 49,9% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó khách hàng hạn chế cho công ty chiếm dụng vốn của mình, đồng thời hoạt động kinh doanh của công ty khả quan hơn nên đã thanh toán các khoản nợ cho người bán khi mua hàng vì vậy khiến cho khoản mục “phải trả người bán” tăng 1.681,3%. Và khoản mục “phải thu khác” tăng 7,7% cao so với năm 2011.
Mặc dù các khoản phải thu có tăng giảm khác nhau nhưng cũng phản ánh được khả năng thu hồi công nợ của công ty cũng không quá khó khăn so với các kỳ với nhau. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét kỹ khách hàng để có thể áp dụng chính sách tín dụng phù hợp tránh bị chiếm dụng nguồn vốn quá mức.
- Hàng tồn kho: Là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được liên tục và có thể giải quyết nhu cầu thanh toán của đơn vị khi cần thiết. Để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng công ty cần phải dự trữ hàng hóa, công cụ dụng cụ… nhằm đảm bảo cung cấp và phục vụ khách hàng kịp thời vào những giờ cao điểm. Vì thế, hàng tồn kho có sự biến động không ổn định qua các năm.
+ Do sức mua của người tiêu dùng đã tăng lên sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, thêm vào đó nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú nên công ty cần dự trữ nguồn hàng hợp lý để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ bất cứ lúc nào, vì thế trong năm 2011 hàng tồn kho của công ty đã tăng 1.537 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 22% so với năm 2010.
+ Đến năm 2012 hàng tồn kho giảm nhẹ 14 triệu đồng tương đương giảm với tỷ lệ là 0,2% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu khiến hàng tồn kho giảm là do chính sách kiểm soát hàng tồn kho của công ty trong thời gian này đã mang lại hiệu quả. Ngoài ra, với những ưu đãi và tổ chức nhiều chương trình giảm giá, chính sách tín dụng như đã phân tích ở những phần trên đã thu hút lượng lớn khách hàng đến với công ty nên hàng hóa tiêu thụ ngày một nhiều. Vì thế hàng tồn kho đã giảm trong những năm qua.
Nhìn chung, hàng tồn kho trong thời gian qua có xu hướng giảm nhẹ nhưng dự trữ nguồn hàng vẫn còn nhiều và trong thời gian dài dễ cung cấp hàng hóa cho khách hàng bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó cũng sẽ làm tăng chi phí bảo quản, lưu trữ, làm tăng tổng chi phí, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy cần có các biện pháp kiểm soát khoản mục này tốt hơn có thể.
- Tài sản ngắn hạn khác: biến động tăng giảm không đồng đều trong 3 năm 2010-2012, cao nhất vào năm 2011 và thấp nhất trong năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của khoản mục “thuế GTGT được khấu tr ”. Trong năm 2011 số thuế GTGT đầu vào cao hơn thuế GTGT đầu ra nên thuế giá trị gia tăng được khấu tr của công ty tăng cao trong kỳ này (trong khi năm 2010 không có khoản mục này). Sang năm 2012 khoản mục này giảm xuống chỉ còn 82 triệu đồng.
Tài sản dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Nhìn chung khoản mục này của công ty tăng giảm không đồng đều trong 3 năm 2010-2012. Sự thay đổi này là do sự thay đổi của một số khoản mục sau:
- Tài sản cố định phản ánh tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định đã và đang đầu tư hiện có của doanh nghiệp. Thông thường tài sản cố định bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tài sản cố định của công ty tăng giảm không đều qua các năm.
+ Năm 2011 do công ty tiến hành thanh lý một số tài sản đã hao mòn, hư hỏng như: máy phát điện, thang máy tải hàng, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống trưng bày hàng lạnh Oscartielle… T đó làm cho tài sản cố định giảm 1.728 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 10,5% so với năm 2010.
+ Tuy nhiên, đến năm 2012 tài sản này tăng 1.741 triệu đồng tương đương là 11,8% so với năm 2011. Chủ yếu là do sau khi thanh lý một số tài sản hao mòn thì công ty đã mua sắm một số tài sản mới để thay thế nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công ty còn trang bị thêm tài sản khác như: quầy trữ lạnh Arneg, hệ thống chống đột nhập, hệ thống xử lý nước thải, xe tải chở hàng Mitsubishi 1,6 tấn và hệ thống quầy kệ trưng bày… phục vụ cho việc kinh doanh và hỗ trợ cho chương trình bán hàng lưu động để đưa sản phẩm đến vùng sâu vùng xa, khu chế xuất, khu công nghiệp…
- Tài sản dài hạn khác có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong năm 2011 tài sản dài hạn của công ty tăng 918 triệu đồng, tương đương tỷ lệ là 126,3% so với năm 2010. Tài sản dài hạn khác tiếp tục tăng trong năm 2012 với tỷ lệ 14,4% so với 2011. Do công ty tiếp tục lắp đặt thêm một số thiết bị: máy chủ Server, hệ thống camera, hệ thống bơm PCCC, quầy trưng bày bánh mì… để phục vụ cho việc quảng cáo và quản lý khu vực mua sắm. Ngoài ra công ty còn lắp đặt hệ thống hút khói mùi, hệ thống cấp gas tập trung, hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời, bồn rửa…và một số thiết bị khác
phục vụ cho quầy bánh mì và quầy thực phẩm nấu chín. T đó làm cho tài sản dài hạn khác của công ty tăng trong thời gian gần đây.
Tóm lại, tài sản của công ty tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2010 - 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không đáng kể so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu trong tổng tài sản. Trong đó, hàng tồn kho tuy có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao vì vậy công ty cần phải chú trọng hơn khoản mục này.
b. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu
Kết cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của t ng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Căn cứ vào tỷ trọng của t ng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản, các nhà phân tích sẽ đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như xu hướng biến động của cơ cấu tài sản. So sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, đồng thời xem xét xu hướng biến động về tỷ trọng của t ng bộ phận tài sản theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. T đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản (Nguyễn Văn Công, 2010, trang 119).
Bảng 4.2: Kết cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010 2011 2012
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
Tài sản ngắn hạn 12.809 42,8 13.938 46,0 13.558 42,5 Tài sản dài hạn 17.153 57,2 16.342 54,0 18.321 57,5
TỔNG TÀI SẢN 29.962 100,0 30.281 100,0 31.880 100,0
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Co.opMart Cần Thơ
Nhìn vào bảng số liệu 4.2 ta thấy tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao