Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty co.opmart cần thơ (Trang 52)

Phân tích các tỷ số là sử dụng các tỷ số tài chính gồm các tỷ số về khả năng thanh toán, các tỷ số nợ, các tỷ số hiệu quả hoạt động và các tỷ số khả năng sinh lời để phân tích. Khi so sánh các tỷ số tài chính, doanh nghiệp biết được xu hướng biến động của các tỷ số tài chính và kết hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính doanh nghiệp tích cực hay tiêu cực, để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

4.1.3.1 Nhóm tỷ số thanh toán

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Bao gồm tỷ số thanh thoán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời. Ta cùng xem xét bảng 4.13 trang 42 sau:

a. Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng hệ số thanh toán hiện thời của công ty t năm 2010 đến năm 2012 liên tục tăng và luôn ở mức cao. Năm 2010 tỷ số này là 0,87 lần sau đó tăng lên 1,14 lần vào năm 2012. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hai khoản mục “tài sản lưu động” và “nợ ngắn hạn, trong thời gian qua tài sản lưu động có xu hướng tăng lên trong khi đó nợ ngắn hạn thì có xu hướng giảm dần, nên hệ số thanh toán hiện thời tăng mạnh trong thời gian gần đây. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty ngày càng khả quan hơn.

Bảng 4.13: Các tỷ số thanh toán của công ty giai đoạn 2010 - 2012

CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2010 2011 2012

1. Tài sản lưu động Trđ 12.809 13.938 13.558

2. Nợ ngắn hạn Trđ 14.716 13.421 11.900

3. Hàng tồn kho Trđ 6.986 8.523 8.509

4. Tiền và các khoản tương đương tiền Trđ 3.209 2.892 2.300

Hệ số thanh toán hiện thời (1)/(2) Lần 0,87 1,04 1,14 Hệ số thanh toán nhanh (1)-(3)/(2) Lần 0,39 0,40 0,42 Hệ số thanh toán tức thời (4)/(2) Lần 0,22 0,22 0,19

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Co.opMart Cần Thơ

Với những kết quả trên, ta thấy hệ số thanh toán hiện thời của công ty có xu hướng tăng qua các năm và luôn lớn hơn 1 (chỉ có năm 2010 là nhỏ hơn 1) điều này cho thấy tài sản lưu động của công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp và chưa đảm bảo an toàn vì trong cơ cấu tài sản lưu động còn có hàng tồn kho và các khoản phải thu, điều này không tốt vì nếu đến hạn thanh toán mà công ty không giải phóng được hàng hóa hay chưa thu hồi được các khoản phải thu thì sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì vậy để tăng khả năng thanh toán hiện thời công ty cần tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ ngắn hạn và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả hơn.

Để có thể đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn này đến hạn trả, ta xét thêm hệ số thanh toán nhanh.

b. Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu khắt khe hơn về khả năng chi trả các khoản vay ngắn hạn khi đến hạn trả so với hệ số thanh toán hiện thời. Hệ số này của công ty tăng dần t 0,39 lần (năm 2010) tăng lên đến 0,42 lần trong năm 2012.

Nhìn chung, công ty có khả năng thanh toán nhanh các những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Trong những năm qua hệ số này có tăng nhưng hệ số thanh toán nhanh của công ty như vậy là rất thấp (nhỏ hơn 0,5), điều này cũng có nghĩa là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của công ty không đủ đảm

bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu như các chủ nợ đòi cùng một lúc.

Ngoài ra, ta thấy hệ số thanh khoản hiện thời của công ty ở mức không thấp lắm nhưng hệ số thanh toán nhanh lại quá thấp. Điều này là do giá trị hàng tồn kho và tài sản lưu động kém thanh khoản khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản lưu động. Trong khi tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn không đánh kể, nên tử số giảm mạnh, cộng với sự giảm đi không đáng kể của nợ ngắn hạn đã làm hệ số này của công ty tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Vì vậy, công ty cần có chính sách kịp thời nhằm giảm bớt lượng hàng tồn kho và tăng việc thu hồi các khoản phải thu để nâng cao khả năng thanh toán nhanh của mình nhằm tránh tình trạng mất khả năng thanh toán nếu có biến động bất ngờ.

c. Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời là cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay không. Hệ số này cho biết, với lượng tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn không.

Hệ số thanh toán tức thời của công ty có xu hướng giảm dần t năm 2010 đến năm 2012 và luôn nhỏ hơn 0,5. Nguyên nhân hệ số này giảm là do lượng tiền mặt của công ty giảm dần trong những năm gần đây, một phần do công ty trả lương cho nhân viên và thu tiền khách hàng bằng chuyển khoản. Ngoài ra, công ty đã đưa lượng tiền này vào mua sắm một số trang thiết bị… phục vụ cho việc định vị thương hiệu nên lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại công ty giảm dần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của công ty là rất thấp, nếu có khoản nợ nào cần thanh toán bằng tiền gấp thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy công ty nên đầu tư vốn bằng tiền nhiều hơn và hạn chế các khoản nợ ngắn hạn không cần thiết. Đồng thời điều này cũng chứng tỏ công ty chưa có sẵn lượng tiền mặt để có thể thanh toán khi mua các mặt hàng có giá trị lớn.

4.1.3.2 Nhóm tỷ số hoạt động

Các tỷ số về hoạt động bao gồm các tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. Ta cùng xem xét bảng số liệu 4.14 trang 44.

a. Vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với khối lượng hàng hóa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ. Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy.

Nhìn vào bảng 4.14 trang 44 ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng liên tục trong 3 năm 2010 – 2012. Điều này cho thấy công ty quản lý hàng tồn kho ngày càng hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho.

Sở dĩ giá vốn hàng bán tăng nhanh là do trong những năm qua doanh số bán hàng của công ty liên tục tăng lên, sản phẩm bán ra ngày càng nhiều. Mặt khác giá cả đầu vào của nhà cung ứng biến động không ổn định t đó làm cho giá vốn hàng bán tăng cao hơn những năm trước đó.

Bảng 4.14: Các tỷ số hoạt động của công ty giai đoạn 2010 - 2012

CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2010 2011 2012

1. Doanh thu thuần Trđ 97.245 132.382 162.209

2. BQ tổng tài sản Trđ 30.082 30.121 31.080

3. Giá vốn hàng bán Trđ 82.999 110.307 135.359

4. Hàng tồn kho BQ Trđ 6.191 7.754 8.516

5. BQ khoản phải thu Trđ 2.419 1.978 1.784

6. BQ tài sản cố định ròng Trđ 16.464 15.561 15.568

7. Vòng quay HTK (3)/(4) Vòng 13,41 14,23 15,89 8. Số ngày tồn kho 360/(7) Ngày 26,85 25,31 22,65 9. Vòng quay khoản phải thu (1)/(5) Vòng 40,20 66,93 90,92 10. Kỳ thu tiền bình quân (360/(9)) Ngày 8,96 5,38 3,96 11. Vòng quay tài sản cố định (1)/(6) Vòng 5,91 8,51 10,42 12. Vòng quay tổng tài sản (1)/(2) Vòng 3,23 4,40 5,22

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Co.opMart Cần Thơ

Vòng quay hàng tồn kho tăng dần dẫn đến số ngày hàng tồn trong kho giảm tương ứng. Điều này là do trong năm công ty đã tập trung đẩy mạnh vào công tác bán hàng nhằm giải phóng hàng tồn trong kho. Hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn đã giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Như vậy, trong những năm qua với số vòng quay hàng tồn kho ngày càng tăng và số ngày của một vòng quay càng giảm, điều này thể hiện tình hình tài chính của công ty khả quan hơn, hàng hóa mua vào bán ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tốc độ tăng của vòng quay hàng tồn kho và sự giảm số ngày tồn kho vẫn còn khá chậm. Vì thế công ty cần có những giải pháp quản lý hàng tồn kho và nâng cao số vòng quay này cao hơn nữa để tiết giảm chi phí. Nhưng hệ số này cao quá cũng không tốt vì lượng hàng trong kho sẽ không nhiều, khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có thể công ty sẽ thiếu hàng, t đó công ty sẽ bị mất khách hàng và các đối thủ cạnh tranh chiếm thị phần.

b. Kỳ thu tiền bình quân

Đo lường hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp thông qua tỷ số giữa các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày.

 Vòng quay khoản phải thu

Phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Trong giai đoạn 2010 – 2012, vòng quay khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng liên tục. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách thu hồi các khoản

nợ khá hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian qua công ty thay đổi chính sách tín dụng thu trực tiếp bằng tiền mặt và giảm số ngày thu tiền nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, hàng tồn kho của công ty cao nên công ty không thể bán chịu hàng hóa nhiều và dài hạn vì có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty. Vì thế bình quân khoản phải thu giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng cũ và hấp dẫn khách hàng tiềm năng mới thì công ty cần phải xem xét một cách cẩn thận chính sách tín dụng của mình để góp phần tăng doanh thu và tránh không để bị chiếm dụng vốn.

Qua 3 năm vòng quay khoản phải thu của công ty tăng dần cho thấy công ty đã có chính sách quản lý các khoản nợ khá chặt chẽ, kiểm soát được số vốn đơn vị bị chiếm dụng. Tuy nhiên, phải thu bình quân tuy có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ điều này cũng cho thấy công ty đang bị chiếm dụng tiền hàng khá lớn, đòi hỏi công ty cần có những giải pháp cụ thể để tăng khả năng thu hồi các khoản phải thu trong thời gian hợp lý, tránh tình trạng phải thu bình quân tiếp tục tăng quá cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty.

 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu tức là để thu được một khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.

Dựa vào bảng số liệu trên ta dễ dàng nhìn thấy được kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm liên tục qua các năm. Nếu như trong năm 2010 một khoản phải thu phải mất đến khoảng 8,96 ngày, thì đến năm 2012 một khoản phải thu chỉ mất khoảng 3,96 ngày. Nguyên nhân là do sự thay đổi chính sách bán hàng của công ty khiến doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân có sự biến động, làm cho vòng quay khoản phải thu tăng giảm không đều, t đó kỳ thu tiền bình quân biến động theo. Điều này chứng tỏ sự nổ lực không ng ng của công ty trong việc quản lý và kiểm soát các khoản phải thu.

c. Vòng quay tài sản cố định

Phản ánh một đồng tài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy vòng quay tài sản cố định của công ty trong 3 năm 2010 - 2012 tăng liên tục với tốc độ khác nhau. Năm 2010 đạt 5,91 vòng, tăng liên tục và đạt 10,42 vòng trong năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã đưa tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của tài sản cố định nên hệ số này tăng liên tục. Điều này chứng tỏ tài sản cố định của công ty đã được sử dụng hiệu quả để tạo ra doanh thu cho công ty.

Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ này, nhằm đưa hiệu quả sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn. Qua đó, ta thấy sự biến động của vòng quay tài sản cố định cũng gần giống như vòng quay hàng tồn kho. Đây là dấu hiệu đáng m ng chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.

d. Vòng quay tổng tài sản

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định.

Ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn t năm 2010 đến năm 2012. Tăng nhanh trong năm 2011 và chậm lại trong năm 2012. Là do doanh thu của công tăng trưởng liên tục trong khi đó tổng tài sản của công ty thì biến động tăng giảm không đều.

Qua phân tích ta thấy doanh thu thuần tạo ra t tài sản của công ty trong thời gian qua khá hiệu quả. Việc huy động thêm vốn để sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả cho công ty. Tuy nhiên, công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư vào tài sản vào hoạt động kinh doanh, nhằm gia tăng số vòng quay tổng tài sản, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả hơn.

4.1.3.3 Nhóm tỷ số quản trị nợ

Các chỉ tiêu quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của công ty. Việc phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là rất cần thiết đối với một công ty, nhằm biết được khả năng chi trả các khoản vay của công ty như thế nào để có chiến lược thích hợp tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán cho công ty.

Bảng 4.15: Các tỷ số quản trị nợ của công ty giai đoạn 2010 – 2012

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 2011 2012 1. Tổng Nợ Trđ 19.998 16.719 12.208 2. Tổng TS Trđ 29.962 30.281 31.880 3. Vốn CSH Trđ 9.897 13.552 19.629 Hệ số nợ trên tổng TS (1)/(2) lần 0,67 0,55 0,38 Hệ số nợ trên VCSH (1)/(3) lần 2,02 1,23 0,62

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Co.opMart Cần Thơ

a. Hệ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số này cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp hay nói cách khác là nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (vì tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn).

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy rằng hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ các tài sản hiện hữu đang

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty co.opmart cần thơ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)