2. Phân tích kết quả điều tra
2.4. Phân tích tác động của các thành phần của quá trình thamgia hoạt động
động ngoại khóa đến thực trạng với công việc
Theo lý thuyết, các thành phần của thang đo quá trình tham gia hoạt đông ngoại khóa của sinh viên gồm có 5 thành phần:
Bảng 3.4: Các thành phần của tham gia hoạt động ngoại khóa
Thành phần Tên biến
Loại hình tham gia
Các hoạt động xã hội, tình nguyện, từ thiện Các hoạt động thể thao, thi đấu
Các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn tại các sự kiện, dạ hội
Các hoạt động định hướng, tập huấn (Orientation Week, Boot Camp, Career Orientation Week…) Các hoạt động Câu lac bộ sở thích (Safari, Movie Worm, Dance Club…)
Các hoạt động do Viện/Khoa tuyển dụng (tư vấn tuyển sinh, peer tutor…)
Tần suất tham gia các hoạt động Dưới 10% tổng số các hoạt động 10-20% tổng số các hoạt động 20-50% tổng số các hoạt động 50-70% tổng số các hoạt động Trên 70% tổng số các hoạt động Tấn suất tham gia
so với thời gian học
Tương đương thời gian học tập trở lên Từ 50% thời gian học tập trở lên Từ 20-50% thời gian học tập Từ 10-20% thời gian học tập Dưới 10% thời gian học tập Mục đích tham
gia
Mục đích tham gia của tôi là theo sở thích cá nhân Mục đích tham gia của tôi là để tăng cường kĩ năng mềm
Mục đích tham gia của tôi là để giải trí
Mục đích tham gia của tôi là để có được CV đẹp Mục đích tham gia của tôi là để học hỏi
Mục đích tham gia của tôi là do yếu tố khác Vai trò tham gia Tôi tham gia với vai trò là vị trí lãnh đạo
Tôi tham gia với vai trò là cộng tác viên Tôi tham gia với vai trò là người đến xem Lợi ích từ việc
tham gia
Tăng tính kỉ luật cao Kết quả học tập tốt hơn Thái độ tích cực hơn
Tăng cường các kĩ năng mềm Thúc đẩy các mối quan hệ xã hội
Để xem xét tác động của các thành phần đo việc tham gia hoạt động ngoại khóa đến 3 thành phần đo thực trạng việc làm, nghiên cứu sử dụng mô hình xét sự tương quan lần lượt giữa các biến thuộc các thành phần đo việc tham gia hoạt động ngoại khóa đến 3 thành phần thực trạng việc làm. Mô hình cho kết quả là bảng kết quả tương quan như ở phần phụ lục số 5. Do số lượng quan sát của mẫu chưa nhiều nên tác động của các yếu tố tham gia hoạt động ngoại khóa đến thực trạng việc làm phần lớn chưa thể hiện được sự tương quan rõ rệt. Các biến quan sát được tiếp tục sử dụng để xây dựng hàm hồi quy tuyến tính.
Sau khi chạy lần lượt các mô hình hồi quy tuyển tính, nghiên cứu tổng kết được 3 mô hình có độ thích hợp phù hợp (xấp xỉ hoặc lớn hơn 50%) và chứa tất cả các biến có ý nghĩa thống kê chọn lọc được.
2.4.1 Tác động đến thành phần “Uy tín và cơ hội đào tạo, thăng tiến tại tổ chức” (TPHL1) Mô hình 1: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .661a .437 .405 .8863
Với biến phụ thuộc TPHL1 là thành phần Uy tín và cơ hội đào tạo, thăng tiến tại tổ chức được đo bằng giá trị trung bình của 5 nhân tố như đã hiệu chỉnh ở phần trên. Mô hình có hệ số R2 = 43.7% và R2 được điều chỉnh = 40.5%. Hệ số R2 = 43.7% cho biết độ thích hợp của mô hình là 43.7% hay gần dưới xấp xỉ 50% là giá trị có thể chấp nhận được với nghiên cứu sử dụng thang đo likert.
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 4.232 .577 7.336 .000
Tan suat tham gia theo
hoat dong .436 .130 .356 3.366 .001
Tan suat tham gia theo
thoi gian -.400 .130 -.326 -3.089 .003
Loai hinh dinh huong,
tap huan .311 .109 .306 2.845 .006
a. Dependent Variable: Uy tin, co hoi thang tien
Từ kết quả phân tích, có thể thấy các yếu tố tần suất tham gia các hoạt động, tần suất tham gia theo thời gian học và loại hình hoạt động định hướng tập huấn có quan hệ tuyến có ý nghĩa thống kê nhất (Sig.<5%), tác động đến thành phần thực trạng công việcuy tín và cơ hội đào tạo, thăng tiến tại tổ chức. Như vậy, mô hình sự phụ thuộc của thực trạng công việc về uy tín và cơ hội đào tạo, thăng tiến tại tổ chức và 3 biến độc lập được khái quát như sau:
Mô hình cho thấy, thành phần uy tín và cơ hội đào tạo, thăng tiến có mối quan hệ thuận chiều với tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa, khi tần suất tham gia số hoạt động của viện tăng 1 mức đo, uy tin và cơ hội đào tạo, thăng tiến tại tổ chức tăng 0.436 điểm; quan hệ ngược chiều với tần suất tham gia hoạt động theo thời gian học, khi tần suất so với thời gian học tăng 1 mức đo, uy tín và cơ hội đào tạo, thăng tiến của tố chức giảm 0.4 điểm; quan hệ thuận chiều với hoạt động định hướng, tập huấn, khi độ ưu tiên tham gia các hoạt động định hướng và tập huấn tăng 1 điểm thì uy tín và cơ hội đào tạo, thăng tiến tăng 0.311 điểm.
Mô hình 2: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .837a .701 .684 .5677
Với biến phụ thuộc TPHL2 là thành phần Mức trả công và phụ cấp
được đo bằng giá trị trung bình của 3 nhân tố như đã hiệu chỉnh ở phần trên. Mô hình có hệ số R2 = 70.1% và R2 được điều chỉnh = 68.4% cho biết độ thích hợp của mô hình là 70.1% lớn hơn độ thích hợp cần thiết (50%), vì vậy, mô hình có độ thích hợp tốt. 70.1% độ biến thiên của mức trả công và phụ cấp được giải thích bởi tần suất tham gia các hoạt động, tần suất tham gia theo thời gian học và vai trò thành viên ban tố chức.
Bảng 3.6: Các hệ số của phương trình hồi quy 2
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 2.681 .501 5.355 .000
Tan suat tham gia theo
hoat dong .611 .105 .572 5.810 .000
Tan suat tham gia theo
thoi gian -.276 .086 -.256 -3.223 .002
Vai tro to chuc .225 .093 .248 2.435 .018 a.Dependent Variable: Muc tra cong, phu cap
Dựa vào bảng kết quả hệ số và ý nghĩa thống kê, mô hình đo sự phụ thuộc của mức trả công và phụ cấp vào các biến độc lập tần suất tham gia các hoạt động, tần suất tham gia theothời gian học và vai trò thành viên ban tố chức được khái quát như sau:
Mô hình hồi quy tuyến tính chỉ ra mối quan hệ thuận chiều của thành phần mức trả công với nhân tố tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa
và vai trò thành viên ban tổ chức; quan hệ ngược chiều với nhân tố tần suất tham gia so với thời gian học. Thay đổi của thành phần mức trả công với các nhân tố tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa và tần suất tham gia so với thời gian học tương tự như ở mô hình 1 với các hệ số lần lượt là 0.611 và 0.276. Khi khi độ ưu tiên tham gia các hoạt động với vai trò thành viên ban tổ chức tăng 1 điểm thì mức trả công tăng 0.225 điểm.
2.4.3. Tác động đến thành phần “Hình thức trả công” (TPHL3) Mô hình 3: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .775a .601 .578 .7525
Với biến phụ thuộc TPHL3 là thành phần Hình thức trả công được đo bằng giá trị trung bình của 3 nhân tố như đã hiệu chỉnh ở phần trên. Mô hình có hệ số R2 = 60.1% và R2 được điều chỉnh = 57.8% cho biết độ thích hợp của mô hình là 60.1% lớn hơn độ thích hợp cần thiết (50%), vì vậy, mô hình có độ thích hợp phù hợp. 60.1% độ biến thiên của hình thức trả công được giải thích bởi các biến độc lập tần suất tham gia các hoạt động, loại hình hoạt động định hướng tập huấn và loại hình hoạt động câu lạc bộ sở thích.
Bảng 3.7: Các hệ số của phương trình hồi quy 3 Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 3.210 .472 6.808 .000
Tan suat tham gia theo
hoat dong .355 .110 .287 3.230 .002
Loai hinh dinh huong,
tap huan .680 .093 .663 7.321 .000
Loai hinh clb so thich .247 .080 .272 3.072 .003 a. Dependent Variable: Hinh thuc tra cong
Bảng kết quả phân tích cho thấy, tất cả các yếu tố đều có ý nghĩa thống kê Sig.<5%. Từ đó, có thể kết luận rằng các yếu tố tần suất tham gia các hoạt động, loại hình hoạt động định hướng tập huấn và loại hình hoạt động câu lạc bộ sở thích đều có quan hệ tuyến tính tác động đến hình thức trả công theo mô hình tổng quát như sau:
Theo mô hình tổng quát, thành phần hình thức trả công có quan hệ cũng có quan hệ cùng chiều với nhân tố tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa
giống như 2 thành phần ở mô hình 1 và 2 nhưng với hệ số bằng 0.355. Hình thức trả công có quan hệ thuận chiều với 2 nhân tố chỉ loại hình hoạt động ngoại khóa là hoạt động định hướng, tập huấn và hoạt động câu lạc bộ, sở thích. Khi điểm ưu tiên tăng 1 điểm thành phần hình thức trả lương tăng 0.680 điểm đối với hoạt đông định hướng, tập huẩn và tăng 0.247 điểm với hoạt động câu lạc bộ, sở thích