Trên cơ sở tổng hợp của mô hình của Duyen & Thi (2009) và mô hình của Aguilar & Vlosky (2009) và các nghiên cứu trước đây đã được phân tích ở Chương 1, dựa trên đặc điểm của mô hình thiết kế các hoạt động ngoại khóa của Chương trình IBD cũng như sự giới hạn nhất định về mặt thời gian và nhân lực, nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá về quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa thông qua sáu nhân tố chính - ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng việc làm của sinh viên thông qua năm nhân tố chính như mô hình dưới đây.
1
Việc tham gia các hoạt động ngoại khoá của
sinh viên IBD
Tình trạng việc làm Tần suất Loại hình hoạt động Sở thích Vị trí tham gia Mục đích Chính sách và môi trường tổ chức Mức trả công và hình thức trả công Sự thách thức / thay
đổi trong công việc Cơ hội đào tạo và cơ
hội thăng tiến Uy tín và thương hiệu của
tổ chức
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa và tình trạng việc làm
tham gia hoạt động ngoại khóa
Sở thích Sự thách thức/thay đổi trong
công việc
cơ hội đào tạo và thăng tiến
Mức trả công và hình thức trả công
Thương hiệu và uy tín tổ chức
Loại hình Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Thương hiệu và uy tín tổ chức Chính sách và môi trường tổ chức Vai trò Mức trả công và hình thức trả công
cơ hội đào tạo và thăng tiến
Thương hiệu và uy tín tổ chức Mục đích Thương hiệu và uy tín tổ chức Chính sách và môi trường tổ chức Mức trả công và hình thức trả công
Tần suất Thương hiệu và uy tín tổ
chức
cơ hội đào tạo và thăng tiến Sự thách thức/thay đổi trong công việc
Mức trả công và hình thức trả công
Việc tham gia các loại hình hoạt động ngoại khóa với vai trò khác nhau có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn nghề nghiệp theo thương hiệu và uy tín của tố chức, chính sách và môi trường tổ chức, mức trả công và hình thức trả công, cơ hội đào tạo và thăng tiến, sự thách thức/thay đổi
trong công việc. Năm nhân tố chính của quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa có từng tác động tích cực và tiêu cực đến năm nhân tố chính của tình trạng việc làm. Việc đo lường những thành phần ảnh hưởng của quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa đến từng thành phần của tình trạng việc làm của sinh viên là điều cần thiết. Việc hiểu biết về sự ảnh hưởng đó giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn đối tượng phục vụ của mình. Ngoài ra, mức độ chất lượng của cấc hoạt động ngoại khóa và mức độ ảnh hưởng của nó đến tình trạng việc làm của sinh viên giúp cho nhà trường có cơ hội nhìn lại chính mình từ góc độ một nhà cung cấp dịch vụ. Đây là cơ hội để nhà quản trị nhận ra các điểm mạnh, yếu và các chức năng cần tập trung trong việc thiết kế các hoạt động ngoại khóa, từ đó đưa ra các chính sách quản lý, biện pháp điều hành thích hợp để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đầu ra của chương trình một cách hợp lý.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu
1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
• Dữ liệu sơ cấp
Trong trường hợp này, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu đề tài “Sự ảnh hưởng của việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Chương
trình Cử nhân Quốc tế IBD đến tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp”. Với mong muốn thu thập những kết quả chân thực và hữu ích, chúng tôi quyết định thực hiện dựa trên bảng hỏi và tiến hành điều tra trực tiếp thông qua điện thoại. Với phương pháp điều tra này, các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn có mục đích toàn bộ 160 sinh viên đã tốt nghiệp từ khoá 4 và 5 của Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD (Chi tiết về phương pháp thiết kế bảng hỏi và chọn mẫu được nêu ở những phần dưới đây). Qua đó, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra một số yếu tố đo lường về thực trạng của sự tham gia các hoạt động ngoại khóa và tình trạng việc làm của sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn tìm ra mối tương quan giữa sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tình trạng việc làm của những sinh viên này. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra một số nhận xét tổng quan về chất lượng của các hoạt động ngoại khóa và đề xuất cải tiến cho Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD.
• Dữ liệu thứ cấp
Ba nguồn chính của dữ liệu thứ cấp bao gồm các nghiên cứu trên Internet, các dữ liệu của Chính phủ, các ấn phẩm chính thức, và các dữ liệu nội bộ. Trong trường hợp này, nhóm nghiên cứu của chúng tôi kiểm tra dữ liệu thứ cấp dựa trên ba nguồn.
Trước tiên, các dữ liệu của Chính phủ và các ấn phẩm chính thức được coi là rất quan trọng đối với đề tài nghiên cứu. Bằng cách truy cập Tổng cục Thống kê (GSO) của Việt Nam, các nhà nghiên cứu sẽ hoàn toàn cập nhật dữ liệu chẳng hạn như tình trạng việc làm về cơ cấu, độ tuổi, giới tính, thu nhập, và khu vực.
Một điều cần xem xét là rất nhiều nghiên cứu có sẵn với mục đích tương tự trên Internet liên quan đến đề tài nghiên cứu này. Trong thực tế, có thể có sự lặp lại các thông tin từ các bản sao của các tờ báo trực tuyến. Ngoài
ra, thông tin thu thập từ các mạng xã hội và các diễn đàn không thực sự khách quan.
Cuối cùng, trang web chính thức và các báo cáo thường niên của Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD chắc chắn cần thiết và hữu ích cho đề tài nghiên cứu. Đó cũng có thể được xem là may mắn cho nhóm nghiên cứu khi được Chương trình giúp đỡ nhiệt tình và cung cấp thông tin đầy đủ chẳng hạn như số liệu thống kê của sinh viên tốt nghiệp, các loại bằng cấp, chuyên ngành và thông tin liên lạc cá nhân
1.2. Phương pháp chọn mẫu
Nhóm nghiên cứu lựa chọn sinh viên IBD đã tốt nghiệp khoá 4 và 5 trong 2 năm trở lại đây. Theo đó, chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp lấy toàn bộ 160 sinh viên đã tốt nghiệp từ khoá 4 và 5 để tiến hành khảo sát. Cụ thể, nhóm nghiên cứu hoàn thành khảo sát bằng cách liên lạc trực tiếp với 160 sinh viên IBD tốt nghiệp khoá 4 và 5 thông qua điên thoại. Số lượng 160 sinh viên có thể được xem là mẫu quy mô nhỏ và mang những đặc tính riêng. Do đó, phương pháp chọn toàn bộ mẫu là phù hợp và khả thi trong trường hợp này. Bên cạnh đó, căn cứ vào danh sách các sinh viên tốt nghiệp, chúng tôi cố gắng để cung cấp bảng câu hỏi nhiều nhất có thể bởi một số hạn chế như thời gian, thay đổi số điện thoại liên lạc, không nhấc máy …
Kích thước mẫu dự tính là 100. Do vậy, để đạt được n = 100, 160 bảng điều tra đã được phát ra. Thực tế, số bảng hỏi thu thập lại được là 93. Sau khi thu nhập và tiến hành kiểm tra từng bảng, 11 bảng hỏi bị loại do không đạt tiêu chuẩn. Cuối cùng 82 bảng hỏi hoàn tất được sử dụng. Dữ liệu được nhập và xử lí thông qua phần mềm SPSS 20.
1.3. Phương pháp thiết kế bảng hỏi
Theo kế hoạch thu thập dữ liệu sơ cấp như đã đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung vào chỉ một phương pháp sau đây: Bảng hỏi. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra dựa trên bảng hỏi trực tiếp trên điện thoại với 160 sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD đã tốt nghiệp của khoá 4 và 5. Đặc biệt, danh sách các sinh viên tốt nghiệp được cung cấp đầy đủ với các thông tin cụ thể như tên, giới tính và số điện thoại liên lạc.
Với mục đích xác định các yếu tố đo lường các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD và tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp, nhóm nghiên cứu đưa ra đánh giá về thực trạng của việc tham gia và chất lượng của các hoạt động ngoại khóa; và mối liên quan giữa việc tham gia các hoạt động và tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nếu việc tham gia các hoạt động ngoại khóa có những ảnh hưởng đáng kể về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường, chương trình Cử nhân Quốc tế nên xem xét chất lượng của các hoạt động ngoại khoá này. Và ngược lại, chương trình có thể bỏ qua những hoạt động này.
Các phiếu hỏi sẽ được chia thành ba phần: giới thiệu, câu hỏi và cảm ơn. Các câu hỏi nên tập trung vào hai phần: thông tin và nội dung câu hỏi chung. Phần đầu tiên sẽ được thiết kế để thông tin cá nhân liên quan đến khách hàng, bao gồm: tên, giới tính, khoá, xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp hiện tại. Sau đó, phần thứ hai sẽ bao gồm tất cả các câu hỏi liên quan đặc biệt đến sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tình trạng việc làm của sinh viên IBD đã tốt nghiệp. Ví dụ, câu hỏi yêu cầu học sinh về tần suất, thái độ, vai trò và mục đích của việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, các yếu tố bao gồm tiền lương, chức vụ, kỳ
vọng và sự hài lòng có thể đo lường tình trạng việc làm. Chú ý, hướng dẫn trả lời câu hỏi sẽ được trình bày rõ rang để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Tất cả các trang của bảng câu hỏi được sắp xếp để tiến hành nghiên cứu ngay sau khi danh sách các IBD sinh viên tốt nghiệp được cung cấp bởi ISME với các thông tin cụ thể như tên, giới tính và số điện thoại. Ngoài ra, các câu hỏi đã được dự kiến sẽ thu thập một cách thích hợp trong 20 phút.
* Chi tiết các câu hỏi được đưa ra trong phụ lục.
1.4 Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Cụ thể, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích độ tin cậy của dữ liệu với hai công cụ là phân tích số hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích Nhân tố khám phá (EFA). Cụ thể, nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích chỉ số tin cậy Cronbach Alpha để loại những biến có độ tin cậy thấp. Những biến có độ tin cậy phù hợp sẽ tiếp tục được phân tích bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA để hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu, sắp xếp lại các biến thành các thành phần mới. Với các thành phần mới, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích Hồi quy tuyến tính để đánh giá tác động của từng yếu tố trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa đến các thành phần mới đo độ hài lòng về công việc. Sau khi chọn lọc thông qua hệ số thích hợp của mô hình (R2) và đánh giá ý nghĩa thống kê (Significant level), mô hình phù hợp nhất sẽ được sử dụng để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố chính của hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa thống kê đến các thành phần đo độ hài lòng với công việc.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các hoạt động động ngoại khoá của Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD: IBD:
(Nguồn: Ts. Phan Thuỷ Chi (2012), Hoàn thiện qui trình đào tạo theo chuẩn quốc tế của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học trong các trường đại học khối kinh tế, Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
Đối với công tác đào tạo tại các Chương trình liên kết đào tạo quốc tế, hoạt động ngoại khóa càng trở thành một nội dung quan trọng của công tác đào tạo bởi chính tính chất đặc thù của các Chương trình này. Để đạt được mục tiêu phát triển cá nhân một cách toàn diện, các hoạt động ngoại khóa phải được thiết kế và thực hiện để cân bằng giữa hai nhóm “tiềm năng” và “kỹ năng”, giúp cho mỗi sinh viên đều có được điều kiện “cần” và “đủ” để có thể thành công trong tương lai.
Tùy theo mục tiêu đề ra cũng như điều kiện triển khai thực tế, mỗi chương trình liên kết đào tạo quốc tế sẽ có những hoạt động/nhóm hoạt động ngoại khóa phù hợp của mình.
Các nhóm hoạt động ngoại khóa của Chương trình Cử nhân Quốc tế, trường ĐH KTQD được chia thành năm nhóm chính:
• Hoạt động CLB năng khiếu (CLB Lãnh đạo, Movie, Bản tin Safari, Âm nhạc - Nghệ thuật, Khiêu vũ thể thao…) và Open Stage (Diễn đàn mở - một dạng sinh hoạt định kỳ với chủ đề tự do)
Đây là nhóm hoạt động đa dạng nhằm thu hút sinh viên hoạt động theo năng khiếu và sở thích của mình, qua đó phát triển các tiềm năng của các em một cách phù hợp.
Hình thức hoạt động câu lạc bộ là hình thức chủ yếu do sinh viên tự khởi xướng và đề xuất thành lập, tự mình điều hành và tổ chức các hoạt động sinh hoạt định kỳ - hoặc có thể có sự hỗ trợ nhất định từ phía Chương
trình. Việc tham gia vào các câu lạc bộ cũng hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Với ý nghĩa đó, hình thức câu lạc bộ phản ánh một cách chính xác và trung thực mong muốn của sinh viên về hình thức và cách thức tổ chức sinh hoạt ngoại khóa.
Hiện nay, trong Chương trình Cử nhân Quốc tế tại ĐH KTQD, có các câu lạc bộ với các nội dung sinh hoạt phong phú, từ việc tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện khả năng lãnh đạo (CLB Lãnh đạo) đến các hình thức CLB năng khiếu và sở thích (như CLB phim – Movieworm, Bản tin Safari, CLB Âm nhạc – nghệ thuật, CLB Khiêu vũ thể thao...). Bên cạnh đó, Chương trình cũng duy trì một hình thức sinh hoạt định kỳ với nội dung mở (Open Stage – Diễn đàn mở) cho phép trao đổi các chủ đề tự do, từ chia sẻ kinh nghiệm (Học tiếng Anh, Kinh nghiệm đi du học), cung cấp các công cụ hữu ích (Bản đồ tư duy – Mind map), đến việc truyền bá các thông tin cần thiết cho tuổi trẻ (Phòng chống HIV/AIDS) và chia sẻ các sở thích cá nhân (Văn thơ, Nhiếp ảnh).
Các nội dung này cho phép sinh viên phát huy được các nhóm thông minh tiềm năng của mình một cách liên tục, đa dạng và phù hợp. Bên cạnh đó, khi sinh viên tự mình tổ chức và duy trì các hoạt động định kỳ của câu lạc bộ, các em cũng có cơ hội hoàn thiện các phẩm chất như tính kỷ luật, trách nhiệm, chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm cần thiết, như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục người khác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức và theo dõi việc tổ chức hoạt động...
• Hoạt động sự kiện (tổ chức, tham gia):
Bên cạnh các hoạt động định kỳ dạng câu lạc bộ, các hoạt động sự kiện bao giờ cũng là các hoạt động có quy mô lớn, huy động một lực lượng lớn tham gia và có tầm ảnh hưởng rộng. Các hoạt động này diễn ra vào các thời điểm khác nhau và theo các chủ đề khác nhau, nhằm tạo ra một môi trường hoạt động năng động, cho phép sinh viên tìm thấy cơ hội đóng góp hoặc tham gia phù hợp với bản thân.
Một số hoạt động của Chương trình Cử nhân Quốc tế có thể kể đến như sau:
- My Smart Choice, diễn ra vào đầu tháng 10, dành cho sinh viên mới nhập học.
- Safari Masquerade / IBD Got Talent, diễn ra vào đầu tháng 3, vừa để chào mừng khóa sinh viên mới tốt nghiệp, vừa là cơ hội để sinh viên thể hiện các tài năng độc đáo của mình.
- Cool summer, diễn ra vào cuối tháng 4, là dịp để sinh viên trải nghiệm kỹ năng sống trong những điều kiện khó khăn.
- We Are Students, diễn ra vào cuối tháng 6, là dạ hội kết thúc năm học.
- Chiến dịch thanh niên tình nguyện, diễn ra vào cuối tháng 7, là dịp sinh viên tham gia đóng góp trong hoạt động tình nguyện, về các địa phương có điều kiện khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ học tiếng Anh và kỹ năng mềm.
- Bên cạnh đó, sinh viên cũng có cơ hội tham gia các hoạt động đoàn thể của Trường ĐH KTQD, như:
- Hội diễn Văn nghệ, diễn ra vào tháng 10, là hội diễn văn nghệ dành cho khóa mới nhập học.
- Các kỳ thi Olympic Toán học, Tiếng Anh… định kỳ trong năm, là